• Tỷ lệ nợ quá hạn:
Đây là tỷ lệ giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng trong việc cấp tín dụng đối với doanh nghiệp XNK tại một thời điểm nhất định thường là cuối tháng, cuối quý hay cuối năm. Nợ quá hạn của ngân hàng phát sinh khi khách hàng không hoàn trả khoản vay đúng hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu định lượng cơ bản và quan trọng nhất để xem xét đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp XNK của ngân hàng. Chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với chất lượng hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp XNK của ngân hàng. Tỷ lệ này thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp XNK của ngân hàng có độ an toàn cao. Nếu tỷ lệ này cao cho thấy sự an toàn của các khoản vay không được bảo đảm, rủi ro là lớn làm đình trệ quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng đối với các doanh nghiệp khác, thậm chí ảnh hưởng an toàn trong hoạt động của ngân hàng.
chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp XNK của ngân hàng. Bởi lẽ, chỉ tiêu này không xét đến các khoản nợ có nguy cơ quá hạn và nó cũng có thể biến dạng thông qua việc giãn nợ, đảo nợ hay do định kỳ hạn nợ không đúng. Chính vì vậy, trên thực tế các ngân hàng thường chia tỷ lệ nợ quá hạn làm hai loại:
-Tỷ lệ nợ xấu (Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi)
- Tỷ lệ mất vốn(Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi) • Tỷ lệ nợ xấu
Theo Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 22/04/2005, dư nợ của một ngân hàng được phân thành các nhóm sau:
- Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
- Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.
- Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90- 180 ngày, các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181-360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại, các khoản nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý.
Theo quyết định này nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn còn nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5.
Tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp XNK trên tổng dư nợ XNK là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp XNK của ngân hàng và được tính theo công thức:
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cho doanh nghiệp XNK phụ thuộc vào hai yếu tố đó là đó là nợ xấu và tổng dư nợ. Nếu tổng dư nợ tăng lên trong khi nợ xấu không thay đổi,điều này chứng tỏ hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK có chất lượng tốt. Tuy nhiên, nếu tổng dư nợ tăng lên nhưng tốc độ tăng của nợ xấu tăng cao hơn tốc độ tăng của dư nợ thì hiệu quả tín dụng đang xấu đi.
• Tỷ lệ mất vốn
Tỷ lệ mất vốn là tỷ số giữa số vốn bị mất do xóa nợ cho kỳ báo cáo trên tổng dư nợ bình quân của kỳ báo cáo. Các khoản nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)sau khi được xóa nợ đưa ra khỏi bảng Cân đối kế toán để tiếp tục theo dõi thì được xem như là nợ không có khả năng thu hồi. Tỷ lệ mất vốn cao chứng tỏ hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK đang bị đe dọa cả về mức độ an toàn và khả năng sinh lời. Do vậy, chỉ tiêu này được dùng để phân tích cùng với các chỉ tiêu nợ quá hạn để phản ánh mức độ an toàn nói riêng và hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK nói chung của các ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, rủi ro trong hoạt động tín dụng là khó tránh khỏi. Do đó, các ngân hàng thường xuyên phải tiến hành phân loại nợ, để kiểm soát các khoản nợ dưới chuẩn, nợ ghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần quan tâm đến các khoản nợ đặc biệt lưu ý vì khi có biến động bất lợi xảy ra đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, các khoản nợ này dễ bị chuyển thành nợ xấu. Trên cơ sở phân loại nợ và phân tích nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết đối với các khoản nợ xấu, ngân hàng đưa ra các biện pháp quản lý các khoản nợ trên để đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng.