Các hình thức tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ yếu tạ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương (Trang 56)

BIDV Hải Dương

Tín dụng xuất khẩu:

Cho vay vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu

kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích, ngân hàng thường tài trợ như sau:

- BIDV yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu phải sử dụng vốn tự có cùng với vốn vay ngân hàng để thu mua hàng hóa, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu. Hàng hóa được sản xuất ra hoặc được thu mua sẽ được nhập tại kho mà BIDV có thể giám sát được, đảm bảo việc xuất hàng ra khỏi kho phải có sự đồng ý của Ngân hàng. Thông thường BIDV cho vay tối đa 70% giá trị lô hàng xuất khẩu.

Sau khi giao hàng xong, doanh nghiệp lập bộ chứng từ gửi đòi tiền nhà nhập khẩu với chỉ dẫn thanh chuyển tiền vào tài khoản của nhà xuất khẩu mở tại BIDV Hải Dương như qui định trong hợp đồng. Khi nhận được báo có từ ngân hàng nước ngoài, Chi nhánh sẽ thực hiện thu nợ số tiền đã tài trợ.

Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu

Từ khi giao hàng cho đến khi nhà xuất khẩu nhận được tiền phải mất một khoảng thời gian để gửi chứng từ và các ngân hàng xử lý chứng từ. Thậm chí nhiều trường hợp hàng hóa giao đến các nước ở xa phải mất từ 1 đến 2 tháng nhà nhập khẩu mới nhận được hàng, với điều khoản thanh toán theo phương thức chuyển tiền sau và nhờ thu thì nhà nhập khẩu phải nhận được hàng mới thanh toán. Như vậy, mất một khoảng thời gian khá lâu thì nhà nhập khẩu mới nhận được tiền. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, khách hàng có thể đến ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ. Hiện nay, Chi nhánh đã có hình thức chiết khấu theo cả 3 phương thức thanh toán: thư tín dụng chứng từ (L/C), nhờ thu và chuyển tiền điện (TTR). Có 2 hình thức chiết khấu:

Chiết khấu có truy đòi: Là hình thức cấp tín dụng của BIDV cho người thụ hưởng (theo hạn mức hoặc theo món), bằng việc mua lại Hối phiếu đòi nợ trước khi đến hạn thanh toán. Trường hợp ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán thì người thụ hưởng có trách nhiệm hoàn trả cho BIDV số tiền đã ứng trước cộng thêm lãi và phí phát sinh trong thời gian chiết khấu.

Đối với chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức TTR, BIDV chiết khấu số tiền tối đa bằng 90% trị giá đòi tiền của bộ chứng từ, theo phương thức nhờ thu là

95%, theo phương thức L/C là 98%.

Chiết khấu miễn truy đòi: Chi nhánh chỉ thực hiện chiết khấu miễn truy đòi hối phiếu đòi nợ theo hình thức L/C. Đây là hình thức mua lại hối phiếu đòi nợ theo hình thức L/C trước khi đến hạn thanh toán, theo đó BIDV trả cho người thụ hưởng một khoản tiền để nhận được quyền đòi tiền từ hối phiếu, trường hợp ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán thì rủi ro đó thuộc về BIDV.

Điều kiện về bộ chứng từ xuất trình: Một bộ đầy đủ 3/3 chứng từ vận đơn đường biển hoặc được lập theo lệnh của ngân hàng đại lý, bộ chứng từ xuất trình đầy đủ và hoàn toàn phù hợp với điều khoản, điều kiện của L/C và các sửa đổi, hoặc bộ chứng từ có bất đồng được chấp nhận thanh toán của ngân hàng đại lý.

BIDV sẽ chiết khấu 100% giá trị hối phiếu đòi nợ trừ đi các khoản khấu trừ được xác định như phí sửa đổi L/C, phí xử lý bộ chứng từ của ngân hàng đại lý…

Tín dụng nhập khẩu:

Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu: Cán bộ tín dụng xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo….để cho vay đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của khách hàng đúng theo qui định của pháp luật.

Tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập:

Tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập: Là việc BIDV thực hiện nghiệp vụ mở L/C, cho vay thanh toán chi phí nhập khẩu đối với lô hàng nhập thanh toán qua BIDV theo các phương thức L/C trả ngay, D/P, T/T trả sau và đảm bảo bằng việc thế chấp chính lô hàng nhập khẩu.

Điều kiện về hàng hoá tài trợ: Hàng hóa đã có thị trường tiêu thụ hoặc có thể bán được dễ dàng trên thị trường. Hàng hoá dễ kiểm đếm, xác định số lượng và dễ bảo quản. Hàng hóa phải được mua bảo hiểm mọi rủi ro (điều khoản bảo hiểm “All Risks”) trong quá trình vận chuyển về Việt Nam với mức tối thiểu bằng 110% trị giá lô hàng tính theo giá CIF, người thụ hưởng bảo hiểm là BIDV hoặc bảo hiểm phải được ký hậu để trống và trọn bộ gốc chứng từ bảo hiểm gửi về BIDV.

xếp hạng của khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Số tiền BIDV xem xét cho vay đối với từng hạng khách hàng cụ thể như sau:

Đối với khách hàng hạng AAA và AA: Số tiền cho vay tối đa là 90% trị giá lô hàng nhập khẩu. Khách hàng xếp hạng A: Số tiền cho vay tối đa là 80% . Khách hàng xếp hạng BBB: Số tiền cho vay tối đa là 70% . Khách hàng xếp hạng BB: Số tiền cho vay tối đa là 60%.

Gửi và quản lý lô hàng nhập khẩu:

Việc gửi và quản lý lô hàng nhập khẩu thế chấp được thực hiện bằng một trong các cách sau:

- Gửi tại kho bãi của bên thứ ba và do bên thứ ba quản lý:

- Gửi tại kho bãi của khách hàng (hoặc kho bãi khách hàng thuê) do công ty bảo vệ được BIDV chấp thuận thực hiện trông giữ và quản lý

- Gửi tại kho bãi của khách hàng hoặc kho bãi khách hàng thuê và do khách hàng tự quản lý: Chỉ áp dụng đối với mặt hàng xe máy, xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc. BIDV giữ toàn bộ giấy tờ nhập khẩu xe, kiểm tra lô hàng tối thiểu định kỳ hàng tháng và đột xuất.

Thời điểm giải ngân tương ứng với từng phương thức thanh toán, cụ thể như sau:

Thanh toán theo L/C: Giải ngân thanh toán L/C đúng thời gian quy định tại L/C.

Thanh toán theo TTR trả sau: giải ngân sau khi lô hàng nhập khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan, vận chuyển về kho, BIDV đã kiểm tra lô hàng nhập khẩu tại kho, được bàn giao toàn bộ bộ chứng từ liên quan đến lô hàng nhập khẩu.

Thanh toán theo D/P: Giải ngân sau khi lô hàng đã về đến cảng tại Việt Nam, BIDV đã kiểm tra đảm bảo bộ chứng từ phù hợp với hợp đồng ngoại thương, chỉ dẫn nhờthu.

BIDV cho vay bắt buộc đối với khách hàng trong các trường hợp sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách hàng không nộp đủ số tiền chênh lệch giữa trị giá L/C trừ (-) số tiền ký quỹ trừ (-) số tiền BIDV cam kết cho vay. Trong 20 ngày làm việc kể từ ngày

phát vay bắt buộc nếu khách hàng không trả được hết nợ (gốc, lãi và phí) và các chi phí liên quan Chi nhánh tiến hành xử lý lô hàng nhập khẩu và các tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khác (nếu có) theo các Hợp đồng bảo đảm tiền vay đã ký với Khách hàng vay, Bên bảo đảm hoặc tiến hành các thủ tục khởi kiện ra toà án có thẩm quyền để thu hồi nợ và các chi phí có liên quan khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương (Trang 56)