Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương (Trang 83)

Bên cạnh những thành tựu đạt được ở trên, hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp XNK cũng đã bộc lộ không ít những hạn chế và tồn tại. Cụ thể là:

- Về qui mô dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp XNK tại Chi nhánh đã có sự tăng trưởng mạnh trong những năm qua nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, Hải Dương có rất nhiều khu công nghiệp như khu công nghiệp Đại An, khu công nghiệp Tân Trường, khu công nghiệp Phúc Điền, khu công nghiệp Nam Sách, tập trung rất nhiều các công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, nhưng hầu hết các doanh nghiệp này đều thực hiện vay vốn, giao dịch với các ngân hàng của nước họ ở Việt Nam. Mạng luới hoạt động của Chi nhánh tuy đã mở rộng đến các trị trấn Cẩm Giàng, Nam Sách nhưng chưa tiếp cận, thu hút được các khách hàng tiềm năng này.

- Dư nợ cho vay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn chiếm tỷ trọng cao: Mặc dù Chi nhánh có chủ trương đa dạng hoá khách hàng, giảm sự tập trung ở một số khách hàng lớn, và thực sự trong một vài năm gần đây nền khách hàng tín dụng XNK của Chi nhánh đã đa dạng hơn, cho vay nhiều ngành nghề hơn nhưng tỷ

trọng cho vay các doanh nghiệp XNK vẫn tập trung ở một số khách hàng lớn như Công ty TNHH Thành Dũng, Công ty Vicem Hoàng Thạch, Công ty cổ phần Nhựa và môi trường xanh An Phát. Sự tập trung này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp XNK của Chi nhánh trong việc thu hồi nợ khi có những biến động bất lợi với thị trường, hoặc khách hàng bị mất khả năng thanh toán. Rủi ro trong vấn đề thu nợ gốc và lãi cũng là vấn đề có thể góp phần làm giảm chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Mặt khác, trong bối cảnh cạnh tranh tự do giữa các ngân hàng hiện nay, các khách hàng lớn luôn là mục tiêu lôi kéo của nhiều ngân hàng và hầu hết các doanh nghiệp đều chuyển hướng quan hệ với nhiều ngân hàng một lúc thay vì giao dịch duy nhất một ngân hàng như những năm trước đây. Vì thế, khi doanh nghiệp đột nhiên ngừng quan hệ với Chi nhánh và chuyển sang ngân hàng khác thì hoạt động tín dụng cũng như các dịch vụ đi kèm sẽ bị ảnh hưởng lớn. Chính vì vậy, việc đa dạng hoá khách hàng, tránh tập trung vốn ở một số khách hàng lớn là điều hết sức cần thiết.

Cơ cấu cho vay các doanh nghiệp XNK chưa hợp lý:

Tỷ trọng dư nợ cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn nhỏ so với dư nợ cho vay các doanh nghiệp XNK, năm 2009 chỉ chiếm 13%, năm 2010 tăng lên chiếm 33%, năm 2011 chiếm 26%. Trong cơ cấu cho vay các doanh nghiệp nhập khẩu, tỷ trọng cho vay trung dài hạn đã có xu hướng giảm đáng kể nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao, không cân đối với cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh. Mặt khác, tỷ lệ cho vay trung hạn cao là do phát sinh từ cho vay nhập khẩu máy móc, dây chuyền thiết bị, cho vay các dự án, đây là các dự án có thời gian thu hồi vốn dài, lãi suất thấp, điều này phần nào tăng khả năng rủi ro, giảm hiệu quả của hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp XNK tại Chi nhánh.

- Sản phẩm đơn điệu, chất lượng dịch vụ chưa cao

Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu có rất nhiều sản phẩm chuyên biệt nhằm phục vụ và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV Hải Dương hiện nay còn rất đơn điệu.

vốn lưu động để thu mua và sản xuất hàng xuất khẩu được thực hiện như một món vay tín dụng thông thường, Chi nhánh mới chỉ triển khai sản phẩm chiết khấu theo thư tín dụng xuất khẩu có truy đòi, còn các sản phẩm chiết khấu miễn truy đòi theo thư tín dụng và chiết khấu theo hình thức nhờ thu và chuyển tiền điệnchi nhánh chưa triển khai. Hoạt động bảo lãnh, hoạt động bao thanh toán, tài trợ nhập khẩu theo hợp đồng khung, đang rất phổ biến hiện nay thì Chi nhánh cũng chưa triển khai và thực hiện.

Ngoài ra chất lượng dịch vụ lại chưa cao, thời gian thực hiện nghiệp vụ còn chậm và thủ tục còn rườm rà, phức tạp. Mặt khác, trong nhiều thời điểm, chi nhánh phải đối mặt với vấn đề hệ số hệ số an toàn vốn khá cao, không cho phép giải ngân và phát vay món mới, nên trong nhiều trường hợp, tuy hồ sơ của khách hàng đã đầy đủ nhưng Chi nhánh cũng không thể giải ngân được. Điều này, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh, uy tín của khách hàng với đối tác cũng như uy tín của ngân hàng với khách hàng. Do vậy, đã có một số khách hàng từ bỏ quan hệ với Chi nhánh để quan hệ với Ngân hàng khác trên địa bàn.

Như vậy, sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp XNK đơn điệu, chất lượng phục vụ chưa cao làm giảm uy tín về khả năng cấp tín dụng của Chi nhánh, điều này góp phần làm giảm hiệu quả tín dụng cho các doanh nghiệp XNK của chi nhánh.

Nguyên nhân của tồn tại:

Tín dụng cho các doanh nghiệp XNK của BIDV nói chung và của BIDV Hải Dương nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, những khó khăn này bắt nguồn từ nguyên nhân nội tại trong ngân hàng, từ khách hàng và môi trường kinh doanh. Mà trong đó, những khó khăn về môi trường kinh doanh là những khó khăn chung của toàn bộ ngành ngân hàng. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK thì phải nhìn nhận được những hạn chế và nguyên nhân nội tại xuất phát từ bản thân Ngân hàng. Hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp XNK của Chi nhánh trong những năm qua còn những hạn chế sau:

Trong cơ cấu tín dụng cho các doanh nghiệp XNK của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào một số khách hàng truyền thống, đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại tìm đến các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng khác ở Hà Nội. Ngoài lý do hạn chế về nguồn nhân lực, nguyên nhân chính ở đây là do các ngân hàng chưa chủ động tiếp cận với khách hàng, chưa có những chính sách ưu đãi, chăm sóc thường xuyên để thu hút khách hàng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp XNK, từ đó chọn lọc được khách hàng có tín nhiệm, có khả năng tài chính tốt nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK.

Nguồn vốn ngoại tệ hạn chế

Trong những năm qua Chi nhánh đã chú trọng công tác huy động vốn, chính vì thế nên nguồn vốn huy động luôn có sự tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên nguồn vốn huy động ngoại tệ gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, chêch lệch lãi suất giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ khá cao, ngoài ra tỷ giá có xu hướng ổn định đã tác động không nhỏ đến công tác huy động nguồn ngoại tệ tại Chi nhánh, từ đó ảnh hưởng đến việc mở rộng và làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp XNK.

Thiếu thông tin về khách hàng

Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp XNK chưa thực sự phát huy hiệu quả. Các doanh nghiệp XNK chưa có thói quen công khai hóa các thông tin tài chính một cách chính xác cho ngân hàng hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng vì lo sợ các cơ quan thuế thanh tra, hay đối thủ cạnh tranh biết tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay, ngoài trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước chưa có công ty chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ điều tra, phân tích thông tin tài chính, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm hỗ trợ ngân hàng trong quá trình thẩm định khách hàng trước khi ra quyết định cấp tín dụng. Chính việc thiếu thông tin chính xác về tình hình tài chính các doanh nghiệp XNK khiến cho việc cấp tín dụng của Chi

nhánh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp XNK tại Chi nhánh chưa hợp lý, trình độ cán bộ còn hạn chế

Việc tổ chức nhân sự tại phòng tín dụng hiện nay chưa khoa học, thể hiện ở chỗ cán bộ tín dụng phải kiêm nhiệm nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên tính chuyên môn hóa chưa cao, chưa phân định rõ ràng cán bộ chuyên trách tín dụng XNK.

Theo qui định, cán bộ tiếp xúc trực tiếp và bán sản phẩm cho khách hàng là cán bộ tín dụng, tuy nhiên cán bộ tín dụng hiểu biết chưa sâu về tài trợ thương mại và kinh danh ngoại tệ. Do vậy, trong nhiều trường hợp, mặc dù sản phẩm của Ngân hàng dành cho khách hàng là phong phú, nhưng cán bộ tín dụng không nắm rõ về sản phẩm dịch vụ nên không tư vấn được sản phẩm phù hợp cho khách hàng, từ đó hạn chế trong việc bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và làm giảm hiệu quả tín dụng cho các doanh nghiệp XNK. Mặt khác, do hạn chế về ngoại ngữ nên cán bộ tín dụng không nắm rõ các điều khoản hợp đồng, tập quán và thông lệ quốc tế nên dễ xảy ra rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng, hạn chế trong việc tiếp cận các khách hàng là Công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, đối tượng khách hàng này tại Chi nhánh còn quá ít so với lực lượng hùng hậu các doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn.

So với tiềm năng của Chi nhánh và trên địa bàn, Chi nhánh chưa có mô hình thành lập phòng tín dụng tài trợ cho doanh nghiệp XNK. Vấn đề này cần được Ban lãnh đạo quan tâm vì trên cùng địa bàn Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn không có dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp XNK cao như BIDV Hải Dương nhưng ngân hàng này đã thành lập phòng tín dụng tài trợ XNK riêng, chuyên thụ lý hồ sơ của khách hàng XNK, từ cung cấp các sản phẩm tín dụng đến các sản phẩm dịch vụ tài trợ thuơng mại và kinh doanh ngoại tệ.

Nguyên nhân từ môi trường kinh tế

Do đặc thù của hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp XNK chịu ảnh hưởng lớn của môi trường kinh tế trong và ngoài nước. Trong những năm qua, cuộc khủng

hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp XNK trong nước. Sự sụt giảm nhu cầu về hàng hóa của một số thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu đã làm giảm đáng kể các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp XNK . Bên cạnh đó tình hình kinh tế trong nước cũng có những dấu hiệu bất ổn: lạm phát leo thang, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, thị trường ngoại tệ diễn biến phức tạp…gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến công tác nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK của ngân hàng.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

TIẾP TỤC NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI

BIDV HẢI DƯƠNG

3.1. Định hướng phát triển kinh doanh và tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại BIDV Hải Dương đến năm 2015

3.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh của BIDV Hải Dương

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tăng trưởng mạnh về quy mô, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, giữ vững vị thế, thị phần trên địa bàn, nhiều năm liên tiếp hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh trong hệ thống, là đơn vị nhất, nhì ngành ngân hàng địa bàn đã khẳng định vị thế là ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng trên địa bàn, tham gia đầu tư có hiệu quả vào một số ngành, dự án trọng điểm của tỉnh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế địa phương.

Tuy vậy, thời gian gần đây và dự báo thời gian tới, tình hình kinh tế đã, đang và tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động ngân hàng. Xuất phát từ thực tế đó, Chi nhánh có định hướng phát triển hoạt động kinh doanh từ năm 2011- 2015 với nội dung cụ thể như sau:

Củng cố năng lực hoạt động đảm bảo hiệu quả kinh doanh:

- Xác định lộ trình tăng trưởng, mở rộng quy mô hoạt động tương xứng với tiềm năng phát triển địa phương, phấn đấu giữ vững truyền thống là đơn vị dẫn đầu ngành ngân hàng địa bàn.

tỷ lệ nợ nhóm 2. Xây dựng lộ trình giảm nợ xấu, nợ nhóm 2 theo từng năm.

- Lựa chọn, tập trung ưu tiên những lĩnh vực đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất.

- Khai thác tối đa thị hiếu của khách hàng trên cơ sở danh mục sản phẩm BIDV nhằm tận dụng thời cơ, gia tăng nguồn thu.

Cơ cấu danh mục hoạt động các mảng nghiệp vụ đảm bảo pháttriển bền vững

- Cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo hướng tăng cường huy động vốn trung dài hạn, nếu là nguồn ngắn hạn ưu tiên với các kỳ hạn từ 06 tháng,ổn định nguồn vốn từ khách hàng định chế tài chính, tăng dần tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp và dân cư, tăng cường thu hút nguồn vốn từ nền khách hàng nhỏ, giảm dần lệ thuộc vào khách hàng lớn, đảm bảo nền vốn ổn định hướng đến cải thiện tỷ trọng huy động vốn bình quân/ số dư cuối kỳ nhằm nâng cao tính chủ động trong công tác kế hoạch.

- Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng giảm dần tỷ trọng trung dài hạn, các khoản vay đảm bảo tài sản bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tăng cường cho vay ngắn hạn với các khách hàng có vòng quay vốn lưu động tốt và tình hình tài chính lành mạnh, khách hàng có tiềm năng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng, giảm dần tỷ trọng dư nợ tập trung vào một khách hàng, một nhóm khách hàng, một ngành nghề hoặc nhóm ngành liên quan.

- Cơ cấu danh mục sản phẩm dịch vụ theo hướng nâng dần tỷ trọng thu từ các sản phẩm dịch vụ mới, duy trì giữ vững nguồn thu từ dịch vụ truyền thống, cân đối lại cơ cấu hướng đến tăng trưởng ổn định nguồn thu dịch vụ.

- Cơ cấu lại nguồn thu: Nâng cao hiệu quả từ công tác huy động vốn và dịch vụ hướng đến nâng dần tỷ trọng thu từ hoạt động huy động vốn và dịch vụ trong tổng thu từ hoạt động kinh doanh.

Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị trực thuộc

Để đảm bảo khai thác tối đa lợi thế tại mỗi địa bàn đồng thời từng bước phù hợp với nguồn lực của chi nhánh đảm bảo an toàn hoạt động tại các phòng giao dịch, thực hiện duy trì đồng thời mô hình phòng giao dịch hỗn hợp, phòng giao dịch bán lẻ thực

hiện đủ chức năng và phòng giao dịch bán lẻ ở quy mô hạn chế về chức năng nhiệm vụ. Công tác bán lẻ phải được coi là định hướng chủ đạo cho các phòng giao dịch. Tiếp tục xây dựng lộ trình cải thiện tỷ trọng bán lẻ tại các phòng giao dịch hỗn hợp.Bổ sung nhân sự, nâng cao chất lượng cán bộ tại các phòng giao dịch hướng đến việc hoàn thiện chức năng phòng giao dịch.

Một số chỉ tiêu chủ yếu:

Quy mô hoạt động của chi nhánh

- Dư nợ tín dụng cuối kỳ: Kế hoạch đến năm 2015 đạt 4.600 tỷ đồng, tăng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w