Trong hoạt động ngân hàng, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp XNK nói riêng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất đe dọa đến sự tồn tại và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường luôn chứa đựng những biến động khó có thể đoán trước được, việc cho vay vốn nhưng chậm hoặc không thu được vốn dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí rủi ro mất vốn là điều khó tránh khỏi. Các chỉ tiêu nợ xấu, nợ quá hạn tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ mất vốn phản ánh chất lượng tín dụng rõ nét và mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó, việc giảm thiểu nợ xấu, nợ quá hạn ở mức tối đa luôn là mục tiêu hàng đầu của BIDV Hải Dương. Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp XNK của Chi nhánh trong các năm qua như sau:
Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tín dụng cho doanh nghiệp XNK Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Số tiền Tăng trưởng (%) Số tiền Tăng trưởng (%) Số tiền Tăng trưởng (%) Dư nợ tín dụng cho DNXNK 253,3 4 365,84 44,4 679 85,6 928,50 36,7 Nợ quá hạn 4,74 5,3 11,8 11,2 111 17,8 58,9 Nợ xấu 0 0 0 0 0 0 0 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1,87 1,45 1,65 1,92 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0 0 0 0 0 0 0
( Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Hải Dương)
Nhìn chung chất lượng tín dụng của Chi nhánh được kiểm soát tốt, không để nợ xấu xảy ra. Để có được kết quả trên, Chi nhánh đã thường xuyên thực hiện rà soát, đánh giá hoạt động của từng khách hàng XNK, từng món vay, đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo, rà soát phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước, đánh giá xếp loại định hạng tín dụng các doanh nghiệp theo đúng qui định.
Tuy nhiên, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng gia tăng. Cụ thể năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,87%, năm 2009 giảm xuống 1,45%, năm 2010 tăng lên 1,65% và năm 2011 là 1,92%. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp XNK trong nước lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, và vì thế khó khăn hơn trong việc trả nợ ngân hàng, dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 lên đến 1,87%. Sang năm 2009 Nhà nước đã dùng nhiều biện pháp để kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất 4% của Chính Phủ đã phát huy tác dụng làm vực lại sức sản xuất trong nước, ổn định thị trường tiền tệ, giảm lãi suất huy động và cho vay. Do vậy, với nghiệp vụ cho vay của mình, hệ thống ngân
hàng thương mại đã bơm vốn tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dần giúp các doanh nghiệp này phục hồi hoạt động kinh doanh. Từ đó, Ngân hàng thu được lãi và vốn gốc, giảm tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ quá hạn. Cùng với các biện pháp kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh đã giảm xuống 1,45%.
Năm 2010 đến năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng, năm 2010 tỷ lệ này chiếm 1,65%, năm 2011 tăng lên đến 1,92%. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của các doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô lạm phát trong nước kéo dài, giá cả biến động bất thường, lãi suất vay cao…đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hàng tồn kho tăng cao, không bán được hàng nên khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.
Vì vậy, mặc dù chưa phát sinh nợ xấu nhưng tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng gia tăng và tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn khá cao, năm 2009 chỉ tăng trưởng 11,8%, sang năm 2010 lên đến 111% và năm 2011 là 58,9%. Điều này chứng tỏ, chất lượng tín dụng cho các doanh nghiệp XNK có dấu hiệu giảm sút, ảnh hưởng đến công tác nâng cao hiệu quả tín dụng XNK tại Chi nhánh.Chi nhánh cần thận trọng với những rủi ro tiềm ẩn, chú trọng áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cho các doanh nghiệp XNK.