Hoạt động cho vay
Về qui mô hoạt động cho vay:
Tốc độ tăng dư nợ cho vay cho doanh nghiệp XNK
Hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong các năm qua liên tục tăng, làm cơ sở cho hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp XNK phát triển. Dư nợ cho vay các doanh nghiệp XNK luôn có xu hướng tăng dần qua các năm với tốc độ khá nhanh vượt xa tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ của Chi nhánh được minh họa qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Qui mô và tốc độ tăng dư nợ cho vay cho doanh nghiệp XNK
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Dư nợ cho vay
DNXK 79,44 49,15 -38,1 225 357,8 248,7 10,5
Dư nơ cho vay
DNNK 173,9 316,69 82 454 43,4 679,8 49,7
Dư nợ cho vay
DNXNK 253,34 365,84 44,4 679 85,6 928,5 36,7 Tổng dư nợ 1.982 2.689 35,6 3.018 12,2 3.377 11,9 Tỷ trọng Dư nợ cho DNXNK/tổng DN 12,8 13,6 22,5 27,5
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Hải Dương)
Dư nợ cho vay doanh nghiệp xuất khẩu tăng từ 79,44 tỷ đồng năm 2008, lên 225 tỷ đồng năm 2010 và đạt mức 248,7 tỷ đồng năm 2011. Năm 2009 dư nợ cho vay cho doanh nghiệp xuất khẩu của Chi nhánh có sự sụt giảm mạnh 38,1% so với năm 2008, chỉ đạt 49,15 tỷ đồng, đó là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và làm cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng xuất khẩu nói riêng bị hạn chế. Sang năm 2010 nền kinh tế thế giới phục hồi, hoạt động kinh tế đã khả quan hơn, mặt khác Chi nhánh đã triển khai mạnh mẽ gói hỗ trợ xuất khẩu đến các khách hàng xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho doanh nghiệp xuất khẩu đến cuối năm 2010 tăng đến 357,8% so với năm 2009. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng dư nợ giảm hơn, chỉ tăng trưởng 10,5% so với năm 2010 do các doanh nghiệp xuất khẩu có sự giảm sút các đơn đặt hàng, khi thị trường tiêu thụ chính là Châu Âu khó khăn về tài chính.
Biểu đồ2.2: Tốc độ tăng dư nợ cho vay cho doanh nghiệp XNK
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Hải Dương)
Như vậy, trong các năm vừa qua, tuy tình hình tài chính tiền tệ thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, nhưng Chi nhánh đã bám sát và đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, cho vay tài trợ xuất khẩu góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, hạn chế nhập siêu giảm gánh nặng về cán cân thương mại cho nền kinh tế. Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hải Dương tăng từ 620 triệu USD năm 2008lên 722 triệu USD năm 2009, 800 triệu USD năm 2010 và đạt mức 892 triệu USD năm 2011.
Dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhập khẩu của Chi nhánh tăng từ 173,9 tỷ đồng năm 2008, chiếm 8,7% trong tổng dư nợ với tốc độ tăng mạnh 82% lên 316,69 tỷ đồng năm 2009 chiếm 11,78% trong tổng dư nợ. Lượng vốn Chi nhánh đã dành cho các doanh nghiệp nhập khẩu tăng lên trong năm 2009 so với năm 2008 là do trong giai đoạn này, Chính Phủ áp dụng gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% nên các doanh nghiệp tranh thủ nguồn vốn giá rẻ đã tích cực nhập khẩu nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất trong những kỳ tiếp theo.
Sang đến năm 2010, 2011 tốc độ tăng dư nợ cho vay cho doanh nghiệp nhập khẩu giảm hơn, tăng 43,4% năm 2010 và tăng 49,7% năm 2011 đạt 679,8 tỷ đồng.
Do năm 2010 lạm phát tăng cao, để thực hiện Nghị quyết của Chính Phủ về việc giảm lạm phát, hạn chế nhập siêu Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo hạn chế cho vay nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng trong nước đã sản xuất được. Vì vậy, Chi nhánh chỉ cho các doanh nghiệp XNK vay để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, trong nước không sản xuất được, nên nguồn vốn Chi nhánh dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng hạn chế.
Biểu đồ trên cho ta thấy, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay các doanh nghiệp XNK của Chi nhánh luôn cao hơn mức tăng trưởng dư nợ tín dụng nói chung, chứng tỏ hoạt động cho vay cho doanh nghiệp XNK được Chi nhánh rất chú trọng, nguồn vốn của ngân hàng dành cho hoạt động này luôn gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động của các doanh nghiệp XNK. Điều này còn thể hiện ở tỷ trọng dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp XNK trên tổng dư nợ chiếm tỷ trọng ngày càng cao, năm 2008 chỉ chiếm 12,8%, năm 2009 chiếm 13,6%, năm 2010 tăng lên 22,5%, đến năm 2011 chiếm tới 27,5% đạt mức 928,50 tỷ đồng.
Hoạt động cho vay cho doanh nghiệp XNK đã nhanh chóng trở thành hoạt động cho vay quan trọng của Chi nhánh. Đây là những dấu hiệu rất khả quan vì trong các năm qua, mục tiêu của Chi nhánh là hướng tới giảm dần dư nợ vay đối với khối xây lắp để chuyển hướng phát triển các hoạt động tín dụng gắn liền với hoạt động thương mại, dịch vụ thể hiện định hướng phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp XNK tại Chi nhánh.
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Hải Dương)
Tốc độ tăng doanh số cho vay, thu nợ
Doanh số cho vay cho doanh nghiệp xuất khẩu và doanh số cho vay cho doanh nghiệp nhập khẩu của Chi nhánh tăng trưởng qua các năm quan sát, với tốc độ khá nhanh, thể hiện qui mô tín dụng cho doanh nghiệp XNK được mở rộng và được minh họa qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.6 : Doanh số cho vay, thu nợ đối với doanh nghiệp XNK
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Số tiền Tăng trưởng (%) Số tiền Tăng trưởng (%) Số tiền Tăng truởng (%) Doanh số cho vay cho DNXK 320,83 251,65 -21,5 619,17 146 761,58 23 Doanh số thu nợ từ DNXK 247,24 281,94 14 443,32 57,2 737,88 66,4 Doanh số cho vay cho DNNK 587,32 728,98 23,8 945 29,6 1.256,85 33 Doanh số thu nợ từ DNNK 474,53 586,19 23,5 807,69 37,8 1.031,05 27,6
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Hải Dương)
Do trong các năm qua Chi nhánh luôn chú trọng công tác tìm kiếm, tiếp thị các khách hàng XNK đặc biệt là các khách hàng xuất khẩu. Bởi lẽ, đối với nhóm khách hàng xuất khẩu, Chi nhánh có thể triển khai đồng bộ các sản phẩm khép kín từ nhóm khách hàng này, từ khâu cho các doanh nghiệp vay để thu mua nguyên vật liệu trong nước hay nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, đến khi thu được tiền hàng về, khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm thanh toán quốc tế của ngân hàng đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng. Ngoài ra, khách hàng hàng xuất khẩu còn có nguồn thu ngoại tệ bù đắp tình trạng mất cân đối cung cầu ngoại tệ của Chi nhánh.
Cụ thể là, doanh số cho vay cho doanh nghiệp xuất khẩu của Chi nhánh năm 2008 là 320,83 tỷ đồng đến năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nên doanh số cho vay của Chi nhánh đã giảm 21,5%. Tuy nhiên, năm 2010 doanh số cho vay của Chi nhánh đã tăng vượt bậc, với tốc độ 146% và năm 2011 đạt đến 761,58 tỷ
đồng. Cùng với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ khá cao, vì doanh số cho vay cho doanh nghiệp xuất khẩu đều có thời hạn ngắn dưới 6 tháng.
Đối với khách hàng nhập khẩu, cũng đem lại nguồn thu khá lớn cho Chi nhánh vì các khách hàng này thường có doanh số vay cao, Chi nhánh có thể thu được lợi ích nhiều từ hoạt động cho vay, hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác. Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhập khẩu và doanh số thu nợ đều tăng qua các năm quan sát.
Doanh số cho vay cho doanh nghiệp nhập khẩu qua các năm đều cao hơn doanh số cho vay cho doanh nghiệp xuất khẩu.Từ năm 2008 đến năm 2011 doanh số cho vay cho doanh nghiệp nhập khẩu đạt 587,32; 728,98; 945; 1.256,85 tỷ đồng, trong khi đó doanh số cho vay cho doanh nghiệp xuất khẩu theo các năm chỉ đạt 320,83; 251,65; 619,17; 761,58 tỷ đồng, đó là do Chi nhánh cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu là gia công, sản xuất, chế biến với giá trị thấp như các mặt hàng dệt may, da giầy, nhựa, hàng nông sản. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, Chi nhánh cho vay nhập khẩu các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất có giá trị lớn. Chính vì thế mà doanh số cho vay nhập khẩu cao hơn doanh số cho vay xuất khẩu.
Như vậy, có thể thấy việc mở rộng qui mô cho vay đối với các doanh nghiệp XNK sẽ làm tăng lợi nhuận của Chi nhánh, và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ cho thấy các doanh nghiệp XNK sử dụng nguồn vốn ngân hàng có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp XNK tại Chi nhánh.
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Hải Dương)
Về cơ cấu dư nợ cho vay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
* Dư nợ cho vay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo thời hạn
Trong những năm gần đây, nguồn tiền gửi có xu hướng giảm mạnh kỳ hạn dài. Để phù hợp với xu hướng của thị trường vốn và đảm bảo theo định hướng của BIDV, Chi nhánh đã xác định mục tiêu giảm dần dư nợ trung, dài hạn, xây dựng các giải pháp cụ thể thực hiện thu nợ kịp thời, hạn chế ký thêm các hợp đồng trung, dài hạn mới, tập trung giải ngân các cam kết đã ký và theo danh mục đã được BIDV phê duyệt. Đẩy mạnh cho vay ngắn hạn phù hợp với dòng tiền của khách hàng, khuyến khích cho vay các kỳ hạn đến 6 tháng nhằm tăng vòng quay sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Việc quản lý cơ cấu tín dụng của Chi nhánh theo kỳ hạn được minh họa qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay cho doanh nghiệp XNK theo thời hạn
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dư nợ cho vay cho Ngắn hạn 79,44 100 49,15 100 225 100 248,70 100 Trung dài hạn 0 0 0 0 Dư nợ cho vay cho Ngắn hạn 30,48 17,53 78,23 24,7 160,26 35,3 276,68 40,7 Trung dài hạn 143,42 82,4 238,46 75,3 293,74 64,7 403,12 59,3
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Hải Dương)
Đối với dư nợ cho vay cho doanh nghiệp nhập khẩu, Chi nhánh có sự chêch lệch khá lớn giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn. Năm 2008 dư nợ trung dài hạn chiếm tới 82,4% tổng dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhập khẩu, đạt 143,42 tỷ đồng. Trong đó, một số khách hàng có dư nợ cao như Công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình có dư nợ 46,58 tỷ chiếm 32,4% dư nợ trung, dài hạn, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh thép Vạn Lợi có dư nợ 43,57 tỷ đồng chiếm 30,3% dư nợ trung dài hạn. Công ty Cổ phần Giầy Cầm Bình là khách hàng truyền thống của Chi nhánh chuyên sản xuất, gia công Giầy xuất khẩu, có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh gạch men, nên Chi nhánh đã cho vay trung hạn để nhập khẩu dây chuyền sản xuất gạch men. Công ty TNHH THép Vạn Lợi cũng là khách hàng lớn của Chi nhánh, Chi nhánh đã cho vay để nhập khẩu máy móc, thiết bị để sản xuất thép nên trị giá khá lớn. Năm 2009, 2010, 20011 tỷ trọng cho vay trung, dài hạn có xu hướng giảm dần, do nguồn vốn huy động trung, dài hạn của Chi nhánh khó khăn hơn, mặt khác Chi nhánh cũng giảm tỷ trọng cho vay trung, dài hạn để hạn chế bớt rủi ro, tăng cường cho vay ngắn hạn để quay vòng vốn nhanh. Đến cuối năm 2011 dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 403,12 tỷ đồng tăng 37% so với năm 2010, tuy
nhiên tỷ trọng lại giảm xuống còn 59,3%, nền khách hàng xuất nhập khẩu của Chi nhánh đa dạng hơn. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay trung dài hạn vẫn chiếm khá lớn ở một số khách hàng như Công ty TNHH MTV xi măng VICEM Hoàng Thạch, Công ty cổ phần phát triển số 1, Công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình, Công ty TNHH Thép Vạn Lợi.
Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay cho doanh nghiệp nhập khẩu
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Hải Dương)
Đối với dư nợ cho doanh nghiệp xuất khẩu, toàn bộ dư nợ đều là ngắn hạn, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay để bổ sung vốn lưu động trong quá trình thu mua và sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, hoạt động chiết khấu bộ chứng từ cũng sử dụng kỳ hạn ngắn, nên toàn bộ phần dư nợ cho doanh nghiệp xuất khẩu không xuất hiện kỳ hạn vay trung và dài hạn.
* Dư nợ cho vay các doanh nghiệp XNK theo loại tiền tệ
Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh cho cho các doanh nghiệp nói chung và cho các doanh nghiệp XNK nói riêng có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần dư nợ ngoại tệ trên tổng dư nợ theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước và của BIDV, được minh họa qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8 : Dư nợ cho vay các doanh nghiệp XNK theo loại tiền tệ
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ cho vay
VND 50,17 19,8 121,78 55,6 215 32 320,12 34,5 Dư nợ cho vay
ngoại tệ qui đổi
VND 203,17 80,2 162,67 44,4 464 68 608,38 65,5
Tổng dư nợ cho
vay cho DNXNK 253,34 365,84 679 928,50
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro BIDV Hải Dương)
Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoại tệ qui đổi giảm dần từ 80,2% trên tổng dư nợ cho vay các doanh nghiệp XNK năm 2008 xuống còn 44,4% năm 2009, 68% năm 2010 và xuống 65,5% năm 2011. Năm 2008 có dư nợ cho vay ngoại tệ chiếm tỷ trọng cao là do có sự chênh lệch quá nhiều giữa lãi suất cho vay nội tệ và lãi suất cho vay ngoại tệ, có thời điểm chêch lệch giữa lãi suất cho vay VND và USD lên tới 12%/năm nên các doanh nghiệp đã chọn vay ngoại tệ để giảm chi phí. Năm 2009 dư nợ cho vay ngoại tệ có sự giảm mạnh do được hỗ trợ lãi suất từ Chính Phủ, nên hầu hết các doanh nghiệp đều chọn vay VND thay vì ngoại tệ như trước đây. Hơn nữa, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế khiến nguồn cung ngoại tệ từ các doanh nghiệp xuất khẩu cũng giảm theo, làm cho tỷ giá liên tục tăng cao, các ngân hàng đều hạn chế bán ngoại tệ và cho vay cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Năm 2010 và năm 2011 dư nợ cho vay ngoại tệ của Chi nhánh đã có xu hướng giảm dần, dư nợ ngoại tệ chủ yếu tập trung ở khách hàng vay trung hạn và các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ, đối với khách hàng nhập khẩu không có nguồn thu ngoại tệ Chi nhánh không cho vay mới.
Biểu đồ 2.6: Dư nợ cho vay các doanh nghiệp XNK theo loại tiền tệ
Dư nợ cho vay VND:
Dư nợ cho vay ngoại tệ qui đổi VND:
Hoạt động chiết khấu
Hoạt động chiết khấu của Chi nhánh trong các năm qua được minh họa qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.9: Hoạt động chiết khấu bộ chứng từ
Đơn vị tính: Nghìn đô la Mỹ
Chỉ tiêu Năm 2008
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tăng trưởng (%) Số tiền Tăng trưởng (%) Số tiền Tăng truởng (%) DS chiết khấu 1.672 2.175 30 2.551 17 3.397 33 Số món chiết khấu 12 17 41 25 47 32 28 DS thanh toán XK 39.810 47.286 18 50.034 5,8 58.569 17 Tỷ trọng DS chiết
khấu/DS thanh toán XK 4,2% 4,6% 5,1% 5,8%
(Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế BIDV Hải Dương)
Ta thấy, hoạt động chiết khấu của Chi nhánh tăng lên rõ rệt qua các năm cả về số món, số tiền và tỷ trọng doanh số chiết khấu trên doanh số thanh toán xuất