Một số giải pháp xúc tiến quảng bá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở Hạ Lon (Trang 111)

6. Bố cục của luận văn

3.2.7. Một số giải pháp xúc tiến quảng bá

3.2.7.1. Mục đích của giải pháp

Nhằm góp phần làm tăng sức hấp dẫn của điểm đến Hạ Long, thu hút du khách đến tham quan một điểm di sản nổi tiếng của thế giới và để lại trong lòng du

Công ty du lịch Du khách Công ty sản xuất sản phẩm

3.2.7.2. Nội dung của giải pháp

1. Các hình thức xúc tiến quảng bá bao gồm: khuyến mại, quảng cáo thƣơng mại, trƣng bày, giới thiệu sản phẩm, hội chợ triển lãm thƣơng mại. [38]

a. Khuyến mại

Bằng việc cung cấp cho du khách những lợi ích nhất định sẽ kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy khách hàng mua và sử dụng sản phẩm.

Chủ doanh nghiệp hay cửa hàng có thể sử dụng chính những sản phẩm quà lƣu niệm có giá trị nhỏ nhƣ nón lá, móc khóa, con giống nhỏ bằng các chất liệu... làm món quà khuyến mại tặng cho du khách khi họ mua các sản phẩm quà lƣu niệm, thủ công mỹ nghệ tại cửa hàng. Đối với sản phẩm ngọc trai, nếu du khách mua các sản phẩm trang sức có giá trị, cửa hàng có thể tặng cho du khách một vài viên ngọc trai nhỏ và miễn phí chế tác lên đồ trang sức cho du khách.

b. Quảng cáo thương mại

Sử dụng các sản phẩm quảng cáo thƣơng mại để giới thiệu cho du khách và nhà đầu tƣ về sản phẩm của mình. Các phƣơng tiện đƣợc sử dụng để quảng cáo sản phẩm bao gồm: Các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các phƣơng tiện truyền tin, các loại xuất bản phẩm, các loại bảng, biển, băng, pano, áp phích, vật thể cố định, các phƣơng tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác, các phƣơng tiện quảng cáo thƣơng mại khác.

Sử dụng website, mạng xã hội và các bài báo giới thiệu về sản phẩm và doanh nghiệp là những phƣơng tiện quảng cáo hữu hiệu cho các sản phẩm quà lƣu niệm. Trong quá trình quảng cáo, doanh nghiệp cần lƣu ý nhấn mạnh những đặc tính của sản phẩm quà lƣu niệm (bao gồm chất liệu, đặc điểm nổi bật của sản phẩm, giá cả, phƣơng thức bán hàng...) và lợi ích sản phẩm đem lại cho du khách (Bao gồm giá trị trƣng bày, làm đẹp của sản phẩm, giá trị đại diện cho điểm đến di sản vịnh Hạ Long, giá trị lƣu giữ và làm quà tặng kỷ niệm của sản phẩm...). Ngoài ra có thể sử dụng các ấn phẩm quảng cáo nhƣ brochure, tờ rơi giới thiệu về sản phẩm quà

lƣu niệm đặc trƣng của Hạ Long cho du khách khi du khách chuẩn bị đến hay vừa đặt chân đến tham quan Hạ Long.

c. Trưng bày, giới thiệu sản phẩm

Nhằm giới thiệu các sản phẩm quà lƣu niệm độc đáo của địa phƣơng đến với khách du lịch trong và ngoài nƣớc, tỉnh Quảng Ninh có thể sử dụng các hình thức trƣng bày sản phẩm quà lƣu niệm nhƣ sau: Mở phòng trƣng bày, giới thiệu sản phẩm quà lƣu niệm Hạ Long; trƣng bày, giới thiệu sản phẩm quà lƣu niệm Hạ Long tại các trung tâm thƣơng mại hoặc trong các hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa, nghệ thuật của tỉnh và quốc gia; tổ chức hội nghị, hội thảo có trƣng bày, giới thiệu sản phẩm quà lƣu niệm Hạ Long; trƣng bày, giới thiệu sản phẩm quà lƣu niệm Hạ Long trên các trang điện tử của tỉnh, quốc gia và khu vực...

d. Hội trợ triển lãm thương mại

Bằng việc tham gia các hội chợ, triển lãm thƣơng mại, sản phẩm quà lƣu niệm sẽ có cơ hội giới thiệu đến khách hàng trong và ngoài nƣớc, từ đó không chỉ giúp quảng bá hình ảnh du lịch Hạ Long mà còn giúp du khách có thêm những hiểu biết và lựa chọn sản phẩm quà lƣu niệm khi đến tham quan Hạ Long.

2. Những vấn đề cần lƣu tâm trong quá trình xúc tiến quảng bá

- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế bằng việc kết hợp với các nƣớc bạn trong cùng khối Asean và Đông Nam Á trong việc giới thiệu các sản phẩm du lịch, trong đó có sản phẩm quà lƣu niệm qua các website quảng bá chung.

- Nhằm quảng bá hình ảnh vịnh Hạ Long và du lịch Hạ Long đối với du khách trong và ngoài nƣớc, ban quản lý vịnh Hạ Long có thể tặng cho mỗi du khách khi tham quan vịnh một món quà lƣu niệm nhỏ làm kỷ niệm nhƣ bình nhựa đựng nƣớc có thể gấp nhỏ khi không dùng đến bằng nhựa an toàn, móc chìa khóa hoặc huy hiệu cài áo, trên các sản phẩm đều mang biểu tƣợng du lịch Hạ Long và dòng chữ “Hạ Long- di sản thiên nhiên thế giới” hoặc “Hạ Long- kỳ quan thiên nhiên mới của

lƣu niệm đặc trƣng. Nguồn kinh phí để thiết kế và sản xuất sản phẩm có thể trích từ quỹ đầu tƣ của tỉnh, nguồn kinh phí tài trợ trong, ngoài nƣớc hoặc từ chính khoản thu từ nguồn kinh phí bán vé thăm vịnh cho du khách.

- Nhà nƣớc và địa phƣơng cần kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm.

- Thay vì mời gọi các nhà đầu tƣ theo phong trào hiệu quả không cao, cần có chính sách tiếp cận với các nhà đầu tƣ tiềm năng để đạt hiệu quả thu hút cao hơn. - Xây dựng các trung tâm triển lãm có tính chuyên nghiệp tại địa phƣơng nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đến tìm hiểu và mở rộng đầu tƣ.

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm quà lƣu niệm của Việt Nam nói chung, Hạ Long nói riêng vào các nƣớc mà hàng Việt Nam đã thâm nhập thị trƣờng để củng cố vị trí sản phẩm, thƣơng hiệu, từ đó phát triển sang các thị trƣờng khác.

- Các cơ quan xúc tiến thƣơng mại cần hoạt động hiệu quả hơn, trợ giúp các doanh nghiệp một cách thiết thực bằng cách gửi thông tin miễn phí hàng tuần, hàng tháng về các nghiên cứu, đặc thù của từng thị trƣờng, các thông tin về hội chợ, triển lãm...đến các doanh nghiệp qua email hoặc có những hình thức hỗ trợ thực sự hiệu quả khác, tránh việc các nghiên cứu về thị trƣờng rất chi tiết của các cơ quan xúc tiến thƣơng mại lại không đến đƣợc đúng đối tƣợng cần sử dụng.

- Nhà nƣớc, tỉnh và các tổ chức xã hội có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, làng nghề quảng bá hình ảnh sản phẩm bằng cách hỗ trợ gian hàng, mặt bằng tại các hội chợ thƣơng mại trong và ngoài nƣớc. Hỗ trợ kinh phí xây dựng và quảng bá website của doanh nghiệp. Hỗ trợ kinh phí quảng bá hình ảnh sản phẩm trên các website du lịch, báo điện tử trong và ngoài nƣớc.

- Kết hợp với các công ty du lịch trong việc đƣa hình ảnh sản phẩm quà lƣu niệm đến với du khách.

3.2.7.3. Lợi ích của giải pháp

Giới thiệu hình ảnh sản phẩm quà lƣu niệm của Hạ Long đến du khách trong và ngoài nƣớc đồng thời quảng bá hình ảnh du lịch Hạ Long.

Trong quá trình đƣa sản phẩm đi quảng bá tại thị trƣờng khác, các doanh nghiệp đƣợc dịp tiếp xúc tìm hiểu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, có những sửa đổi đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, tạo đƣợc lòng tin đối với khách hàng. Từ đó mang lại giá trị lợi ích lâu dài cho sản phẩm và doanh nghiệp

Qua các hội chợ triển lãm thƣơng mại, cùng với sự giúp đỡ của trung tâm xúc tiến thƣơng mại, doanh nghiệp đƣợc dịp tiếp cận với các nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, và các nguồn tiêu thụ cho sản phẩm.

Việc đƣa các sản phẩm văn hóa các làng nghề vào thị trƣờng du lịch là hƣớng tiếp thị khả thi, tạo hiệu quả kép để vừa phát triển du lịch, bán đƣợc sản phẩm làng nghề, đồng thời cũng giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài nƣớc nét văn hóa đặc trƣng của Quảng Ninh.

Tiểu kết chương 3

Chƣơng 3 đƣa ra những định hƣớng cơ bản trong việc phát triển sản phẩm quà lƣu niệm, trong đó nhấn mạnh việc sản xuất các sản phẩm phục vụ các thị trƣờng khách mục tiêu của Hạ Long. Dựa trên những thực trạng đã nêu ở chƣơng 2, chƣơng 3 cũng đề xuất những giải pháp cụ thể trong phát triển sản xuất và tổ chức kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm ở Hạ Long, bao gồm các giải pháp về chính sách; giải pháp về quy hoạch các làng nghề gắn với sản xuất sản phẩm quà lƣu niệm ở Quảng Ninh; giải pháp về xây dựng bộ sản phẩm quà lƣu niệm đặc thù cho du lịch Hạ Long nói riêng, Quảng Ninh nói chung; giải pháp về hoạt động quản lý, kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm ở Hạ Long; giải pháp đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm.

KẾT LUẬN

Ngày nay, khi nhu cầu đi lại, tham quan, tìm hiểu văn hóa của ngƣời dân ngày một tăng cao, du lịch trở nên phổ biến rộng khắp thế giới. Khi đến tham quan mỗi một địa danh, du khách thƣờng có xu hƣớng mua những sản phẩm quà lƣu niệm về làm quà cho gia đình, ngƣời thân, và cho chính mình, để gợi nhớ lại những kỷ niệm nơi họ đã dừng chân, để khẳng định rằng họ đã từng có mặt tại nơi đó. Bên cạnh những giá trị về văn hóa, tinh thần, sản phẩm quà lƣu niệm cũng đóng góp một nguồn doanh thu lớn cho ngành du lịch và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội, trong đó phải kể đến vai trò bảo tồn văn hóa làng nghề và giải quyết việc làm cho một khối lƣợng lao động ở địa phƣơng. Tuy nhiên hiện nay việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm tại Hạ Long nói riêng, Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Sản phẩm làm ra đại trà, thiếu độc đáo, thiếu điểm nhấn và đặc biệt thiếu nét đặc trƣng văn hóa của địa phƣơng. Do đó luận văn này đƣợc thực hiện nhằm đánh giá thực trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm ở Hạ Long, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm quà lƣu niệm, phục vụ khách du lịch ở Hạ Long nhƣ sau:

Giải pháp về chính sách: Một là chính sách xây dựng bộ sản phẩm quà lƣu niệm của Hạ Long, trong đó có chính sách hỗ trợ sản xuất các sản phẩm quà lƣu niệm truyền thống, khuyến khích tìm tòi, nghiên cứu tạo ra những sản phẩm quà lƣu niệm mới cho du lịch Hạ Long. Hai là chính sách duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong sản xuất sản phẩm quà lƣu niệm. Ba là các chính sách nhằm hạn chế nhập khẩu sản phẩm quà lƣu niệm của nƣớc ngoài, kích thích xuất khẩu sản phẩm quà lƣu niệm trong nƣớc.

Giải pháp về xây dựng sản phẩm hình ảnh biểu trưng cho du lịch Hạ Long.

Biểu tƣợng này sẽ đại diện cho du lịch Hạ Long trên tất cả các sản phẩm cũng nhƣ phƣơng tiện thông tin đại chúng mà nhìn vào đó du khách sẽ nhận ra đó là hình ảnh của du lịch Hạ Long.

Giải pháp về xây dựng bộ sản phẩm quà lưu niệm đặc trưng của Hạ Long.

tòi nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm quà lƣu niệm mới mang đặc trƣng của Hạ Long nói riêng, Quảng Ninh nói chung; đa dạng hóa hệ thống sản phẩm quà lƣu niệm của Hạ Long bằng việc kết hợp sản phẩm quà lƣu niệm của Hạ Long với sản phẩm quà lƣu niệm của địa phƣơng khác và sản phẩm ngoại nhập. Bên cạnh đó luận văn cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, đầu tƣ xây dựng thƣơng hiệu và đăng ký bản quyền cho sản phẩm quà lƣu niệm của Hạ Long.

Giải pháp về quy hoạch các làng nghề truyền thống ở Quảng Ninh gắn với sản xuất sản phẩm quà lưu niệm. Trong đó có việc dành quỹ đất cho sản xuất sản phẩm, hình thành các làng nghề sản xuất tập trung theo quy mô công nghiệp, quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, quy hoạch làng nghề gắn với phát triển du lịch.

Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực. Trong đó có công tác đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực của nhà nƣớc và địa phƣơng; công tác đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm.

Giải pháp về tổ chức hoạt động quản lý, kinh doanh sản phẩm quà lưu niệm của Hạ Long. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc, nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm các đơn vị quản lý trong việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm quà lƣu niệm; quy hoạch hệ thống bán hàng; quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm ở Hạ Long. Đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, đề xuất thực hiện dán nhãn sinh thái cho sản phẩm quà lƣu niệm, đa dạng hình thức thanh toán, sử dụng bao bì thân thiện với môi trƣờng, năng động trong hình thức gửi hàng, và chú trọng các vấn đề hậu mãi.

Giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm quà lưu niệm. Trong đó giới thiệu các hình thức quảng bá sản phẩm phổ biến, nhấn mạnh những yếu tố cần lƣu tâm trong quá trình xúc tiến quảng bá sản phẩm quà lƣu niệm tại thị trƣờng Hạ Long.

đồng thời cũng giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài nƣớc đƣợc biết đến nét văn hóa đặc trƣng của Hạ Long nói riêng, Quảng Ninh nói chung.

Một số kiến nghị đối với Trung Ương, Bộ Văn hóa- Thể thao và du lịch, Bộ Công thương, UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan lãnh đạo tại một số địa phương trong tỉnh: Cần có những chính sách tích cực trong việc nghiên cứu và xây dựng bộ sản phẩm quà lƣu niệm cho du lịch Hạ Long nói riêng, Quảng Ninh nói chung. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc duy trì, hỗ trợ và phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ chủ đạo của tỉnh; gắn kết các sản phẩm của làng nghề với dịch vụ du lịch; thành lập các trung tâm thiết kế và trung tâm xúc tiến, quảng bá sản phẩm chuyên nghiệp; chú trọng và hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm, bảo vệ bản quyền sản phẩm; thực hiện quản lý công tâm các hoạt đông sản xuất và kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm trên địa bàn tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

Bài viết trên tạp chí

1. Du lịch Việt Nam, Bao giờ sản phẩm thủ công truyền thống trở thành hàng hóa, Du lịch Việt Nam, số tháng 03/2013, tr. 52-53

2. Thiên Anh, Buồn nhƣ... “xú vơ nia”, Tư vấn và Tiêu dùng, Số 11 (140) 05/06/2005, tr. 58-59

Văn bản Pháp luật

3. Bộ Công thƣơng, Thông tư quy định chi tiết về một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính Phủ về khuyến công, Số 46/2012/TT-BCT, 28/12/2012

4. UBND tỉnh Thái Bình, Quy định chính sách phát triển nghề, làng nghề tỉnh Thái Bình, Số 19/2009/QĐ-UBND, 06/11/2009.

5. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định của UBND tỉnh "V/v phê duyệt đề cương và kinh phí lập dự án Quy hoạch làng nghề Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020", Số 1683/QĐ-UBND, 19/06/2006

6. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định của UBND tỉnh “V/v quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Chi cục quản lý thị trường tỉnh”, Số 4262/QĐ-UB, 14/11/2001

7. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh, Số 3076/2009 QĐ-UBND, 08/10/2009

8. UBND Tỉnh Quảng Ninh, Quyết định về việc quy hoạch hệ thống cửa hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở Hạ Lon (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)