Giải pháp về tổ chức hoạt động quản lý, kinh doanh sản phẩm quà lưu niệ mở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở Hạ Lon (Trang 102)

6. Bố cục của luận văn

3.2.6.Giải pháp về tổ chức hoạt động quản lý, kinh doanh sản phẩm quà lưu niệ mở

3.2.6.1. Mục đích của giải pháp

Làm cho hoạt động quản lý, kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm ở Hạ Long đƣợc diễn ra mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả. Quyền lợi của nhà sản xuất sản phẩm và ngƣời tiêu dùng sản phẩm đƣợc bảo vệ. Sản phẩm xây dựng đƣợc thƣơng hiệu và chỗ đứng trên thị trƣờng.

3.2.6.2. Nội dung của giải pháp

1. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các đơn vị quản lý tại Hạ Long Vai trò của Sở Công thƣơng mà trực tiếp là Chi cục quản lý thị trƣờng: bảo vệ quyền lợi của ngƣời sản xuất, buôn bán và ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh chức năng, nhiệm vụ phải thực hiện Chi cục Quản lý thị trƣờng cần đảm bảo thực hiện công tâm các vấn đề chính sau:

- Thu hẹp biên độ khung giá sản phẩm. Khung giá cho phép đối với sản phẩm phải chi tiết, sát với giá trị thực của sản phẩm. Sản phẩm cần đƣợc niêm yết giá rõ ràng nhằm tránh tình trạng nói thách, không đồng nhất về giá của sản phẩm.

- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Luật thƣơng mại với các tổ chức, cá nhân hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh. [6; tr.1]

- Công việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm của các đơn vị trên địa bàn phải đƣợc thực hiện công tâm, rõ ràng, trong sạch, tránh tình trạng “đút lót”, “phong bì” nhằm bỏ qua các hành vi bất chính.

- Quy định rõ trách nhiệm của ngƣời thi hành công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động thƣơng mại. Nếu chi cục chƣa làm đúng, làm hết chức năng, nhiệm vụ của mình thì ai sẽ là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về các hành vi sai trái.

Vai trò của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Kết hợp với địa phƣơng và các làng nghề thành lập nhóm nghiên cứu, xây dựng, thiết kế bộ sản phẩm quà lƣu niệm mới, nâng cấp các sản phẩm quà lƣu niệm cũ. - Liên kết với các sở ban ngành liên quan, tiến hành xây dựng chiến lƣợc phát triển, quy hoạch tổng thể mạng lƣới sản xuất cung ứng quà lƣu niệm trên địa bàn phục vụ khách du lịch mà trọng tâm là khách du lịch Hạ Long.

- Với vai trò bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, Sở cần phối hợp với các ban ngành liên quan tiến hành hoạt động kiểm tra, thanh tra các điểm bán sản phẩm lƣu niệm cho du khách vào những dịp chuẩn bị mùa cao điểm du lịch nhƣ lễ hội Carnaval, Tết âm lịch...

Vai trò của UBND các cấp:

- Phối hợp với tỉnh và địa phƣơng trong việc khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống sản xuất các sản phẩm quà lƣu niệm phục vụ du khách. - Giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn tại ở các điểm mua sắm quà lƣu niệm trên địa bàn đó là nạn ăn xin, bán hàng rong, chèo kéo khách, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, “nói thách” hay thái độ cƣ xử thiếu tôn trọng du khách của ngƣời bán hàng.

2. Xây dựng và phổ biến cơ chế quản lý rõ ràng đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm quà lƣu niệm ở Hạ Long

- Điều kiện kinh doanh: Điều kiện sản xuất, buôn bán, phân phối, xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định của Pháp luật.

- Hệ thống kinh doanh: Công ty đầu mối hoặc thƣơng nhân đầu mối trực tiếp thiết lập hệ thống đại lý, chi nhánh bán lẻ theo quy định của Pháp luật.

- Xác định khung giá bán phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Thực hiện việc niêm yết giá rõ ràng theo quy định của nhà nƣớc. Thực hiện công khai, minh bạch kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của nhà nƣớc.

- Nhà nƣớc cần xóa bỏ những cơ chế không phù hợp, bất cập trong hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm.

3. Quy hoạch hệ thống bán hàng

UBND tỉnh Quảng Ninh xây dựng và phê duyệt quyết định quy hoạch hệ thống bán sản phẩm quà lƣu niệm trên địa bàn tỉnh gồm các tiêu chí sau:

a. Quan điểm, định hướng, tiêu chí xây dựng cửa hàng:

Quan điểm, định hƣớng: Phát triển hệ thống cửa hàng trên địa bàn tỉnh đảm bảo yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng, phù hợp với quy hoạch và đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách một cách thuận lợi. Kế thừa hệ thống các cửa hàng cũ đã đƣợc quy hoạch. Quy hoạch mở rộng và nâng cấp khu vực xây dựng cửa hàng mới đảm bảo các yêu cầu về cảnh quan đô thị, nhu cầu mua sắm của du khách. Di chuyển các cửa hàng cũ không đảm bảo các yêu cầu về xây dựng, mỹ quan thành phố và các quy định khác. [8, tr. 1]

Cơ sở tiêu chí xây dựng cửa hàng: [8, tr. 1]

- Đối với các cửa hàng xây dựng trong khu vực đô thị: yêu cầu về vị trí, thiết kế, xây dựng, diện tích cửa hàng. Vị trí cửa hàng phải nằm trong khu vực đƣợc cho phép xây dựng điểm bán hàng, gần các điểm tham quan, nhà nghỉ, khách sạn, đáp ứng mỹ quan đô thị, không lấn chiếm vỉa hè, lòng đƣờng, không che khuất tầm nhìn cảnh quan vịnh.

- Đối với các cửa hàng xây dựng ngoài đô thị: Ngoài các yêu cầu về thiết kế, xây dựng, diện tích đáp ứng điểm mua sắm là điểm dừng chân, cửa hàng cần có khu vực mua sắm, ăn uống, vệ sinh sạch sẽ theo quy định.

- Đối với các cửa hàng trên vịnh: Ngoài các yêu cầu về thiết kế, xây dựng, diện tích, cửa hàng cần đáp ứng khoảng cách giữa các điểm mua sắm, không sử dụng các loại phao xốp, có khu vực vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo các yếu tố về môi trƣờng, cảnh quan vịnh.

b. Giải pháp thực hiện: [8, tr. 1]

Về đất đai: Dành quỹ đất hợp lý và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ xây dựng hệ thống cửa hàng theo hƣớng văn minh, hiện đại, đảm bảo theo quy hoạch đƣợc phê duyệt. Khu vực quy hoạch cửa hàng đảm bảo gần các điểm tham quan, khách sạn, nhà nghỉ, khu vực ăn uống dành cho du khách (nội thị); thuận tiện cho du khách dừng chân nghỉ ngơi, ăn uống, mua sắm (ngoài khu vực nội thị); nằm trong vùng vịnh kín, gần các điểm tham quan hang động, các bãi tắm (trên vịnh).

Về vốn đầu tƣ: Bao gồm vốn đầu tƣ kho dự trữ chiến lƣợc, vốn đầu tƣ quốc gia, vốn đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

Về Công nghệ- Môi trƣờng:

- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trƣờng. Đặc biệt với các cửa hàng nằm trên vịnh hoặc gần khu vực tham quan, bãi tắm phải đảm bảo các yêu cầu về phao lắp đặt, hệ thống xử lý nƣớc, chất thải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quan tâm đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc thải, rác thải tại các khu vực trên vịnh, gần các điểm tham quan, bãi tắm. Hạn chế và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng, ngăn chặn ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm.

gia các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trƣờng hợp vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng.

Về quản lý nhà nƣớc:

- Hoàn thiện cơ chế chính sách một cách đồng bộ, tạo môi trƣờng thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm cho du khách. Hƣớng dẫn các doanh nghiệp, tiểu thƣơng hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.

- Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm cho du khách nhằm quản lý tập trung, thống nhất, đảm bảo cho quy hoạch đƣợc thực hiện đúng và đồng bộ.

Về đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ lao động:

- Phấn đấu chuẩn hóa 100% các thƣơng nhân, tiểu thƣơng, nhân viên bán hàng đƣợc đào tạo nghiệp vụ kinh doanh ở trình độ sơ cấp.

- Xây dựng chƣơng trình đào tạo mở rộng nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, quản lý môi trƣờng, phòng chống cháy nổ, bán hàng văn minh.

Các giải pháp khác:

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, hƣớng dẫn các hoạt động kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm, đặc biệt công tác ghi chép chứng từ sổ sách, cập nhật thông tin, niêm yết giá cả, chất lƣợng hàng hóa và thái độ phục vụ văn minh thƣơng mại. Có biện pháp xử lý kịp thời các trƣờng hợp vi phạm về kinh doanh sản phẩm quà lƣu niệm. - Khu vực mua sắm ven biển, trên vịnh cần chú trọng xét duyệt khâu thiết kế. Ví dụ ở khu vực chợ đêm thay vì các kiot lợp bằng tôn hay bạt, dựng bằng thanh sắt có thể thay thế bởi các kiot bằng tre, lợp mái lá dừa. Các sạp hàng nên thay thế bằng các kệ tre hay treo trên các thanh tre…Giúp tăng vẻ đẹp của bãi biển, đồng thời cũng thu hút sự chú ý và thích thú mua sắm của khách du lịch. Bên cạnh đó, cần có những cửa hàng lớn hơn, mang tính chất sang trọng chuyên bán các sản phẩm lƣu niệm có giá trị cao nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của dòng khách cao cấp. (Hiện

nay khu vực Hoàng Gia đã có một số cửa hàng). Khuyến khích các cửa hàng có hình thức trang trí và trƣng bày độc đáo mang màu sắc địa phƣơng.

- Khách du lịch thích trải nghiệm tính thực tế tại điểm tham quan, cần chú trọng xây dựng các điểm dừng chân ngoài nơi mua sắm có những khu vực nhƣ thiết kế, chế tác hoặc sản xuất, hoàn thiện và trƣng bày để khách có thể tham quan tìm hiểu cách thức tạo ra sản phẩm, thậm chí tự tay làm ra các sản phẩm có dấu ấn của riêng mình tại Hạ Long giống nhƣ các điểm dừng chân khác ở Đông Triều, Mạo Khê...

- Quy hoạch các điểm dừng chân đƣợc xây dựng đẹp mắt, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về ăn uống, vệ sinh, mua sắm của khách hàng và nhất là có sự kết hợp với các đơn vị lữ hành đƣa khách đến nghỉ ngơi, mua sắm. Tham khảo các điểm dừng chân phía nam nhƣ Madagui, trà, cafe Trâm Anh, Mekong rest stop Tiền Giang...

- Khuyến khích phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ sản phẩm quà lƣu niệm với sự tham gia của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

4. Dán nhãn sinh thái (Ecolabel) cho sản phẩm quà lƣu niệm

Theo “Mạng lƣới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN)”, nhãn sinh thái (Ecolabel) là nhãn chỉ ra tính ƣu việt về mặt môi trƣờng của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm. Trong ngành du lịch, các sản phẩm phổ biến có thể áp dụng nhãn sinh thái nhƣ đồ lƣu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ...Đó là những sản phẩm đƣợc sản xuất từ vật liệu tái chế hoặc giảm tối thiểu chi phí trong sản xuất, ít gây ô nhiễm môi trƣờng. [14] Nhãn sinh thái mang thông điệp cho ngƣời tiêu dùng và khách hàng về các tác động của sản phẩm hoặc dịch vụ đối với môi trƣờng, sức khỏe con ngƣời để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng. Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái đánh giá mức độ ảnh hƣởng đối với môi trƣờng của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm, gồm giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, sử dụng tiêu thụ và loại bỏ sau khi sử dụng. Tác dụng của nhãn hiệu sinh thái đƣợc coi nhƣ là một công

phẩm đƣợc dán nhãn sinh thái còn là những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng và an toàn cho môi trƣờng. Đến nay đã có hơn 40 quốc gia trên thế giới nhƣ Mỹ, khối EU, Nhật, Thái Lan, Singapore...thực hiện chƣơng trình nhãn sinh thái. Khuynh hƣớng lựa chọn các sản phẩm dịch vụ có dán nhãn sinh thái trở nên phổ biến với khách du lịch tại các quốc gia này. [14]

Cùng với xu thế phát triển của thời đại, Việt Nam cũng đang nghiên cứu dán nhãn sinh thái vào sản phẩm du lịch, bƣớc đầu đã có quyết định ban hành tiêu chí nhãn du lịch bền vững “Bông sen xanh” cho các cơ sở lƣu trú du lịch và “Cánh buồm xanh” cho tàu du lịch Hạ Long. Trong thời gian tới, Tổng cục du lịch cùng với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Viện du lịch bền vững Việt Nam cần đƣa ra các ý tƣởng xây dựng bộ tiêu chí dán nhãn du lịch bền vững cho các sản phẩm quà lƣu niệm đạt tiêu chuẩn. Có thể xây dựng tiêu chí riêng cho một số sản phẩm quà lƣu niệm đặc trƣng nhƣ mỹ nghệ than đá, mỹ nghệ gốm sứ, ngọc trai thiên nhiên...

5. Đa dạng hình thức thanh toán

Cùng với xu thế phát triển của xã hội, các nhà sản xuất, kinh doanh và buôn bán sản phẩm quà lƣu niệm cần đa dạng hình thức thanh toán nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trong và ngoài nƣớc mua sắm.

a. Đối với khách hàng trực tiếp đến mua sản phẩm:

Các hình thức thanh toán phổ biến: Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt; thanh toán trực tuyến bằng thẻ ATM nội địa hoặc thẻ thanh toán quốc tế (Visa Card, Master Card...); thanh toán trực tuyến bằng ví điện tử (ví dụ Mobivi, Payoo, VnMart...)

b. Đối với khách hàng mua sản phẩm từ xa:

Các hình thức thanh toán nội địa phổ biến: Thanh toán qua bƣu điện; thanh toán chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của ngƣời bán.

Các hình thức thanh toán quốc tế phổ biến [20]: Phƣơng thức chuyển tiền ; phƣơng thức nhờ thu; phƣơng thức tín dụng chứng từ; phƣơng thức COD & CAD; phƣơng thức ghi sổ (open account); phƣơng thức ủy thác mua hàng.

6. Hình thức đóng gói thân thiện với môi trƣờng

Xu hƣớng sử dụng các loại bao bì đóng gói thân thiện với môi trƣờng ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Các yêu cầu về bao bì đóng gói cũng là một rào cản môi trƣờng trong thƣơng mại quốc tế. Vấn đề bao bì sau tiêu dùng liên quan đến việc xử lý chất thải rắn. Các chính sách đóng gói bao gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu đóng gói, những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng...Những quy định không phù hợp có thể bị thị trƣờng từ chối cả nguyên liệu đóng gói và sản phẩm chứa trong bao bì, ảnh hƣởng đến cạnh tranh thƣơng mại quốc tế. [27]

Doanh nghiệp nên chú trọng sử dụng các chất liệu đóng gói sản phẩm thân thiện với môi trƣờng nhƣ bao bì giấy, túi cói, túi nilon tự hủy… dễ phân hủy, có thể tái chế, hình thức khá đẹp và độc đáo. Quảng Ninh có những làng nghề trồng cói lâu năm, bằng việc sản xuất các loại bao bì bằng cói sẽ là một hình thức giúp cho ngƣời lao động địa phƣơng có thêm thu nhập, đồng thời giúp bảo vệ môi trƣờng và xây dựng hình ảnh du lịch Hạ Long văn minh, hiện đại.

Bên cạnh những chú trọng về chất liệu đóng gói, những mẫu thiết kế bao bì đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, phù hợp với loại hình sản phẩm sẽ đem lại sự độc đáo cho sản phẩm của doanh nghiệp: kiểu dáng hiện đại, mầu sắc rực rỡ, tƣơi sáng phù hợp với giới trẻ năng động; kiểu dáng sang trọng, cầu kỳ, tinh tế với những sản phẩm thời thƣợng, cao cấp...

7. Năng động trong hình thức gửi hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự đa dạng và năng động trong các hình thức gửi hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có nhu cầu mua sắm nhƣng không tiện mang hàng hóa khi di chuyển thƣờng xuyên (hàng hóa nhiều hay cồng kềnh).

Các hình thức giao nhận hàng hóa bao gồm: Giao nhận đƣờng bộ, giao nhận đƣờng biển và giao nhận đƣờng hàng không.

8. Chú trọng các vấn đề hậu mãi.

Chính sách hậu mãi hay dịch vụ hậu mãi là những hoạt động sau khi bán hàng, là một loại hành vi cung câp dịch vụ và là một khâu không thể thiếu trong quy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở Hạ Lon (Trang 102)