7. Ý nghĩa của nghiên cứu
2.2.2 Tác động của môi trường bên trong
2.2.2.1 Chiến lược truyền thông công tyMobifone Global đang thực hiện
Mobifone Global có mặt trên thị trường Việt Nam và Quốc tế từ năm 2008, nhưng nếu so với VNPT, Viettel, FPT thì Mobifone Global vẫn chỉ là nhà cung cấp đến sau. Khi Mobifone Global ra đời, đối thủ đã có mặt trước đó hàng chục năm, nắm trong tay gần như toàn bộ thị trường viễn thông, bởi VNPT, Viettel, FPT là thương hiệu uy tín, nổi tiếng khắp Việt Nam và Đông Nam Á và cũng là thương hiệu đi ra nước ngoài và có thành công trong ngành viễn thông. Xét về quy mô và mức độ nổi tiếng lúc bấy giờ, VNPT, Viettel, FPT vượt trội hẳn so với Mobifone Global. Nếu đối đầu trực tiếp, sẽ rất khó để Mobifone Global giành lấy thị phần từ tay đối thủ. Trước tình hình đó, Mobifone Global đã chọn mình một hướng đi trong chiến lược truyền thông marketing rất thông minh với con đường rất ngắn, đó là tập trung mọi nguồn lực của công ty để dành cho hoạt động truyền thông marketing là bán dịch vụ chủ lực khác biệt hoàn toàn với đối thủ. Mobifone Global đã truyền thông tới khách hàng các dịch vụ có thế mạnh của công ty thông qua marketing bán hàng trực tiếp, xúc tiến thương mại thông qua các hội nghị viễn thông trong nước và quốc tế để giới thiệu dịch vụ tới khách hàng.
Qua thời gian, chiến lược này đã thể hiện được ưu điểm của nó. Nếu VNPT, Viettel, FPT định vị trong tâm trí khách hàng với các dịch vụ truyền thống (Di động, cố định, ADSL, FTTH…) với cách làm truyền thống đặc trưng kiểu độc quyền, thì Mobifone Global chọn cho mình hướng trọng tâm vào 2 dịch vụ chính có thế mạnh (Internet quốc tế, Kênh thuê riêng quốc tế) và tập trung vào 3 khâu: trước bán – trong bán – sau bán, cụ thể là đưa ra giải pháp tối ưu chi phí cho khách hàng, cho khách hàng dùng thử dịch vụ, đảm bảo chất lượng dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng đưa ra ngay từ ban đầu, hỗ trợ khách hàng 24/7 trong quá trình khai thác dịch vụ.
Mặc dù cùng là dịch vụ viễn thông, nhưng đây là dịch vụ có thể thay thế bởi các nhà cung cấp khác nhau, nên mức độ cạnh tranh rất khốc liệt. Bên cạnh đó, sự khác biệt về cách thức cung cấp dịch vụ cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Mobifone Global, do đó Mobifone Global chỉ cần cố gắng làm tốt phần việc của mình, không cần quá quan tâm đến dịch vụ của đối thủ. Chiến lược này đã giúp Mobifone Global có cơ hội chen chân vào thị trường viễn thông tại Việt Nam và Quốc tế, tạo dấu ấn riêng và có chỗ đứng trên thị trường. Phương thức truyền thông marketing được Mobifone Global sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn này chính là marketing trực tiếp, quảng cáo và xúc tiến thương mại thông qua các hội nghị viễn thông tổ chức tại Việt Nam và Quốc tế: Hội nghị liên minh viễn thông quốc tế (ITU), Hội nghị các nhà cung cấp viễn thông quốc tế (carriers world), capacity asia, GSM,…
Đến nay, nhờ chiến lược truyền thông marketing đến đa dạng và đúng đối tượng khách hàng, Mobifone Global nhắm tớiđã phát triển thật nhanh tập khách hàng là các doanh nghiệp trên thị trường và để từ đó bao phủ toàn bộ thị trường Việt Nam và tiến tới . Bên cạnh đó, Mobifone Global đang thực hiện chiến lược tương tự như VNPT, Viettel, FPT là tập khách hàng tại thị trường quốc tế như Hongkong, Hoa Kỳ, Singapore, Campuchia, Myanmar và EU.
2.2.2.2 Dịch vụ của Mobifone Global
Dịch vụ của Mobifone Global tập trung vào đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng doanh nghiệp, được chia làm 5 nhóm chính: nhóm dịch vụ Internet trực tiếp quốc tế, nhóm kênh thuê riêng quốc tế, nhóm dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động, nhóm giải pháp công nghệ cho lắp đặt trạm phát sóng (2G, 3G), nhóm thoại quốc tế chiều đi/về mạng Mobifone. Trong đó, dịch vụ Internet trực tiếp quốc tế, kênh thuê riêng quốc tế là dịch vụ được các doanh nghiệp thuê nhiều nhất chiếm 60% tổng dịch vụ của Mobifone Global, chiếm 80% lợi nhuận của Mobifone Global. Hiện nay 2 nhóm dịch vụ này , có vị thế cạnh tranh nhất tốt nhất của Mobifone Global so với các dịch vụ của đối thủ trên thị trường.
Về chiến lược tổng thể, công ty đưa ra chính sách định giá thấp hơn đối thủ, chính sách hỗ trợ khách hàng về mặt kỹ thuật trong quá trình khai thác dịch vụ. Mục tiêu của công ty là tăng doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận đảm bảo ở mức 10% - 12%. Chính sách này nhằm giúp công ty giữ vững và mở rộng thị phần cũng như ngăn cản các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành và các đối thủ hiện tại.
Hiện nay, công ty áp dụng mức giá linh động đối với các dịch vụ cho tất cả các khách hàng. Mức giá này áp dụng theo từng gói dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng, theo từng khu vực địa lý của khách hàng. Thông qua cách làm này, Mobifone Global cố gắng thu hút khách hàng theo các phân khúc khác nhau. Điều này cho phép Mobifone Global cạnh tranh trực tiếp với Viettel, VNPT, FPT nhưng không làm suy giảm thương hiệu của mình trên thị trường trong bối cảnh thị trường Việt Nam và Quốc tế luôn luôn biến động về giá.
Với những dịch vụ hiện tại của công ty, hoạt động truyền thông marketing đã nhấn mạnh vào những điểm khác biệt để tạo dựng thương hiệu và gia tăng khách hàng của công ty.
2.2.2.3 Nguồn lực tài chính của công tyMobifone Global
Hiện tại, Mobifone Global đang theo đuổi chiến lược mở rộng thị trường. Các khách hàng ở các tỉnh/thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vũng Tàu, Hải Phòng, Nha Trang, Bình Dương,… hay trong các khu công nghiệp trên cả nước. Sở hữu nguồn lực tài chính vững mạnh và được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Tổng công ty mẹ Mobifone, đã giúp cho Mobifone Global phát triển vượt bậc trong mấy năm trở lại đây. Trong năm 2014, Mobifone Global đã đầu tư mở rộng trên nhiều phương diện như cơ sở hạ tầng mạng, chất lượng dịch vụ, số lượng khách hàng mới trên thị trường.
Với nguồn lực tài chính vững mạnh Mobifone Global đầu tư với số tiền khá lớn cho hoạt động truyền thông marketing. Theo bà Trần Thị Nhi- Kế toán trưởng, trung bình công ty bỏ ra khoảng 5% tổng doanh thu để đầu tư cho các hoạt động quảng cáo, quan hệ công chúng và xúc tiến bán hàng, hội nghị khách hàng, hội trợ triển lãm CNTT.
Dịch vụ của công ty thuộc trong nhóm ngành viễn thông nên đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với ngành viễn thông các chuyên gia dự đoán trong thời gian khoảng 5 năm nữa thì các dịch vụ viễn thông sẽ dần dần bão hoà. Các doanh nghiệp tự tìm đến nhà cung cấp sẽ giảm đi rất nhiều, mà thay vào đó là các nhà cung cấp phải tự tìm đến các doanh nghiệp để chào dịch vụ, Các công cụ xúc tiến được sử dụng chủ yếu là xúc tiến thương mại thông qua các cuộc gặp song phương và các hội nghị đa phương để thúc đẩy bán hàng và gây dựng thương hiệu sâu hơn trong tâm trí khách hàng.
Đối với những sản phẩm thuộc 5 dòng sản phẩm chính, công ty sử dụng công cụ marketing trực tiếp định kỳ thông qua bộ phận CSKH để nhắc nhở, tạo dấu ấn về dịch vụ trong tâm trí khách hàng, các cuốn profile giới thiệu về thương hiệu Mobifone Global. Trang web của công ty ngoài việc để truyền thông thông tin về dịch vụ còn giúp công ty quảng bá thương hiệu của mình tốt hơn.
Tóm lại hầu hết các công cụ truyền thông đều được công ty sử dụng, tuy nhiên trong mỗi giai đoạn, tùy từng dịch vụ mà công ty áp dụng cách thức truyền thông khác nhau để đạt được những mục tiêu nhất định.
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY MOBIFONE GLOBAL