0
Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

Môi trường bên trong

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY MOBIFONE GLOBAL (Trang 47 -47 )

7. Ý nghĩa của nghiên cứu

1.3.2 Môi trường bên trong

1.3.2.1 Bản chất của sản phẩm, dịch vụ

Giá trị đơn vị: Các sản phẩm, dịch vụ giá trị thấp khi nhằm vào thị trường

mục tiêu nào thì sử dụng phương tiện truyền thong marketing cho phù hợp đúng với giá trị của sản phẩm, dịch vụ.

Tính cá biệt của sản phẩm, dịch vụ: Quảng cáo phù hợp với các sản phẩm,

dịch vụ và đúng đối tượng.

Các dịch vụ trước và sau bán hàng: Các dịch vụ này càng nhiều thì càng

phù hợp với bán hàng trực tiếp, vì chỉ bán hàng trực tiếp mới có thể cung cấp được các dịch vụ đầy đủ cho khách hàng.

Hình 1.4 Ảnh hưởng của các yếu tố tài chính/sản phẩm/dịch vụ/thị

- Khi nguồn tài chính dồi dào

- Khi thị trường trải rộng với nhiều khách hàng

- Khi sản phẩm, dịch vụ là tiêu chuẩn hoá - Sản phẩm, dịch vụ có giá trị đơn vị thấp - Sản phẩm, dịch vụ không thuộc loại kỹ thuật

- Dễ dùng

- Khi nguồn tài chính hạn hẹp

- Khi thị trường tập trung về địa dư với số lượng nhỏ khách hàng - Khi sản phẩm, dịch vụ mang tính cá biệt - Sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao - Sản phẩm, dịch vụ thuộc loại kỹ thuật -Phức tạp khi dùng Công cụ

trường đến chiến lược xúc tiến hỗn hợp

1.3.2.1 Các giai đoạn của chu kỳ sống

Tuỳ thuộc vào giai đoạn của chu kỳ sống mà lựa chọn các thành tố của xúc tiến hỗn hợp - promotion mix (xem hình 1.5)

Các công cụ truyền thông marketing mix có hiệu quả của chi phí khác nhau trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ.

Trong giai đoạn triển khai sản phẩm, dịch vụ thì quảng cáo và truyền thông có chi phí cao nhất, sau đó đến kích thích tiêu thụ nhằm kích thích dùng thử và bán hàng cá nhân để chiếm lĩnh địa bàn phân phối.

Trong giai đoạn tăng trưởng, tất cả các công cụ truyền thông đều có thể giảm hiệu quả, và truyền thông kiểu truyền miệng của các khách hàng hài lòng có thể phát huy hiệu quả.

Trong giai đoạn bão hòa, quảng cáo và bán hàng cá nhân có hiệu quả tăng lên. Trong giai đoạn suy thoái, kích thích tiêu thụ có tác dụng mạnh, trong kế khi đó quảng cáo và tuyên truyền có hiệu quả giảm đi. Nhân viên bán hàng chỉ thu hút được sự chú ý thấp nhất của khách hàng.

Các giai đoạn của chu kỳ sống

Chiến lược xúc tiến

+Giai đoạn đưa sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường

+ Giai đoạn tăng trưởng

+ Giai đoạn bão hoà + Giai đoạn suy thoái

+ Thông tin và giáo dục khách hàng tiềm năng. Cho họ biết lợi ích của sản phẩm, dịch vụ. Người bán cần kích thích nhu cầu sơ cấp - nhu cầu đối với 1 loại sản phẩm, dịch vụ chưa phải nhu cầu lựa chon 1 nhãn hiệu cụ thể. Nhấn mạnh đến bán hàng trực tiếp, trưng bày sản phẩm, dịch vụ.

+ Kích thích nhu cầu lựa chọn nhãn hiệu. Nhấn mạnh đến quảng cáo. Các trung gian chia sẻ nhiệm vụ xúc tiến.

+ Dùng quảng cáo để thuyết phục nhiều hơn là thông tin.

muốn làm sống lại sản phẩm, dịch vụ.

Nguồn:[8, Tr.175]

Hình 1.45: Ảnh hưởng của chu kỳ sống đến hoạt động truyền thông

1.3.2.3 Sự sẵn có nguồn vốn

Nguồn vốn là điều kiện tiên quyết để thực hiện các chương trình xúc tiến. Các công ty thừa vốn thường tăng cường quảng cáo. Các công ty ít vốn chủ yếu dựa vào bán hàng trực tiếp hay liên kết quảng cáo hoặc không quảng cáo.

1.3.2.4 Chiến lược đẩy hay kéo được lựa chọn

Chiến lược xúc tiến nhằm vào các trung gian được gọi là chiến lược đẩy. Chiến lược xúc tiến nhằm vào người tiêu dùng cuối cùng được gọi là chiến lược kéo.

Trong chiến lược đẩy, các chiến lược xúc tiến hay được dùng là bán hàng trực tiếp và khuyến mại các trung gian nhằm đẩy sản phẩm, dịch vụ chuyển qua các trung gian trong kênh phân phối đến khách hàng cuối cùng. Loại chiến lược này phù hợp với các sản phẩm, dịch vụ phục vụ các nhà kinh doanh cũng như các hàng tiêu dùng khác nhau.

Nguồn: [7, Tr.46]

Hình 1.6: Chiến lược kéo và chiến lược đẩy

Chiến lược kéo sử dụng nhiều quảng cáo, khuyến mại nhằm trực tiếp vào người tiêu dùng cuối cùng đề tạo ra nhu cầu kéo hàng hoá dọc theo kênh phân phối qua các kênh trung gian trong kênh (xem hình 1.6)

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY MOBIFONE GLOBAL

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MOBIFONE GLOBAL

2.1.1 Lịch sử hình thành

Công ty MobiFone Global

Ðịa chỉ: Phòng 602 tầng 6, Ttòa nhà Thăng Long Ford, Số 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Ðiện thoại: +84-4 3577 3333 Fax: +84-4 35777 999

Website : mobifoneglobal.com.vn Email: office@mobifoneglobal.com.vn

Thành lập ngày 22/12/2007 (ban đầu với tên gọi là VNPT Global) và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2008, MobiFone Global là công ty con chủ lực của Tổng công ty Viễn thông Mobifone trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh viễn thông quốc tế với hàng loạt dự án về viễn thông đã và đang được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Singapore, Hồng Kông, Cộng hòa Sec, Campuchia, Myanmar. Ngoài ra, MobiFone Global cũng không ngừng phát triển mạnh mẽ trong việc phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam như: dịch vụ kênh thuê riêng trong nước và quốc tế, Internet trong nước và quốc tế, giá trị gia tăng cho mạng di động, call center, lắp đặt trạm phát sóng đi động, truyền hình ra nước ngoài, dịch vụ thoại quốc tế chiều đi/về...

Với Ban Lãnh đạo có tầm nhìn và đội ngũ cán bộ trẻ, năng động; MobiFone Global đang nỗ lực để nhanh chóng trở thành công ty tiên phong của ngành viễn thông Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh viễn thông quốc tế. Vào tháng 4/2011, MobiFone Global đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho thành tích xuấc sắc trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2010. Trong 4 năm liên tiếp từ năm 2011 đến năm 2014, Mobifone Global liên tục được nhận bằng khen và cờ thi đua của Bộ TT&TT.

Với sứ mệnh đã lựa chọn “Trở thành công ty con chủ lực của Mobifone trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh quốc tế”, Mobifone Global đã xác định được những mục tiêu cần thiết để phát triển và khẳng định vị thế của mình. Hiện nay Mobifone Global đang triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh của MobiFone tại nước ngoài trong các lĩnh vực: mạng IP, hệ thống cáp biển và cáp đất liên quốc gia, tìm kiếm xúc tiến cơ hội đầu tư mạng di động, cung cấp các dịch vụ nội dung số, dịch vụ truyền hình phục vụ nhu cầu thông tin của cộng đồng người Việt tại nước ngoài.

Hội đồng quản trị

- Ông Nguyễn Đăng Nguyên - Chủ tịch HĐQT - Ông Phan Tuấn Anh - Ủy viên

- Ông Lê Quốc Anh - Ủy viên - Ông Vũ Phi Long - Ủy viên - Bà Lê Thị Hoa – Uỷ viên

Ban Tổng giám đốc

- Ông Vũ Phi Long - Tổng Giám đốc

- Ông Lê Quang Đạo – Phó Tổng Giám đốc - Ông Võ Quang Thái - Phó Tổng Giám đốc - Ông Nguyễn Đăng Khoa - Phó Tổng Giám đốc

Phòng Tổ chức – Hành chính:

Gồm các tổ chuyên môn: Tổ tổng hợp, tổ hành chính, tổ nhân sự có chức năng tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty về công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, tổng hợp, văn thư, lễ tân, đối ngoại.

Gồm các tổ chuyên môn : Tổ kế hoạch và tổ thậm định đầu tư, với chức năng tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Công ty trong việc quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác: kế hoạch, đầu tư.

Phòng Tài chính-Kế toán:

Gồm các tổ chuyên môn: Tổ kế toán, tổ tài chính, tổ quản lý các công ty thành viên, với các chức năng nhiệm vụ chủ yếu như:

- Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán, thống kê phù hợp với tổ chức đầu tư kinh doanh của Công ty theo yêu cầu quản lý.

- Xây dựng, lập kế hoạch tài chính của Công ty.

- Kiểm tra, kiểm soát kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư kinh doanh, chi phí quản lý và các dự toán chi tiêu khác theo kế hoạch đề ra và theo quy định của pháp luật.

- Quản lý các công ty thành viên về mọi mặt: tài chính, nhân sự, kết quả kinh doanh; đôn đốc thực hiện báo cáo; tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong việc phối hợp hoạt động giữa các công ty thành viên và Công ty mẹ.

Phòng Kinh doanh:

Với các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu:

- Xây dựng định hướng chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty. - Tham gia xây dựng định hướng, kế hoạch phát triển hạ tầng mạng viễn thông toàn cầu của Công ty.

- Tham gia xây dựng các sản phẩm, dịch vụ viễn thông cơ bản trên hạ tầng mạng viễn thông toàn cầu của Công ty.

- Thực hiện và điều hành hoạt động kinh doanh bán hàng các sản phẩm, dịch vụ viễn thông cơ bản (thuê POP, truyền dẫn, IP, thoại, media, dịch vụ mạng di động, sms, roaming ...) của Công ty.

- Hỗ trợ, phối hợp với các công ty thành viên trong công tác phát triển kinh doanh.

Phòng Kỹ thuật:

Với các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu:

- Xây dựng giải pháp kỹ thuật cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của đơn vị kinh doanh bán hàng của Công ty và các công ty thành viên.

- Xây dựng quy trình, quy chế phối hợp về mặt kỹ thuật giữa các đơn vị. - Hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các đơn vị theo quy trình, quy chế.

- Quản lý tài sản, tài nguyên mạng lưới.

- Tham gia các dự án của Công ty theo phân công của Lãnh đạo Công ty.

Trung tâm vận hành khai thác mạng lưới:

- Chủ trì vận hành khai thác mạng lưới hạ tầng viễn thông toàn cầu của Công ty.

- Chủ trì quản lý vận hành hệ thống công nghệ thông tin văn phòng của Công ty.

- Giám sát các hệ thống dịch vụ của Công ty.

- Đưa ra các giải pháp tối ưu về kết nối dịch vụ cho khách hàng. - Hỗ trợ kỹ thuật khách hàng.

Ban Dự án quốc tế:

- Tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Công ty trong việc tìm kiếm, lựa chọn, đàm phán, triển khai các dự án đầu tư ra nước ngoài (di động, truyền dẫn, media).

- Tổ chức công tác nghiên cứu thị trường viễn thông nước ngoài. - Xúc tiến thành lập các công ty thành viên ở nước ngoài.

Nhiệm vụ:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch; triển khai thực hiện các dự án đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực: di động, truyền dẫn và media.

- Thực hiện nghiên cứu thị trường, lập các báo cáo tiền khả thi, khả thi đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài; báo cáo các cấp có thẩm quyền liên quan phê duyệt.

- Tiếp xúc, khảo sát, thương thảo các nội dung liên quan theo quy định của pháp luật với các đối tác trong và ngoài nước để xây dựng các dự án đầu tư ra quốc tế, trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt.

- Xây dựng hồ sơ, tập hợp, giải trình các nội dung liên qua với các cơ quan quản lý nhà nước (Việt Nam, nước sở tại) để thực hiện đầu tư quốc tế.

- Đàm phán với các đối tác nước ngoài để thương thảo, chỉnh sửa, bổ sung... các hợp đồng, thỏa thuận có liên quan sau khi được Nhà nước các bên phê duyệt đầu tư, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xúc tiến thành lập công ty thành viên tại nước ngoài (sau khi có phê duyệt).

- Phối hợp với các bộ phận liên quan khác của Công ty để theo dõi, giám sát, chỉ đạo các cán bộ đại diện vốn tại các công ty thành viên trong việc thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan với Công ty mẹ.

Ban Quản lý dự án Đầu tư – Phát triển mạng:

Xây dựng kế hoạch triển khai các dự án đầu tư trang thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng mạng lưới của Công ty.

Trung tâm Dịch vụ GTGT:

Gồm các tổ chuyên môn : Tổ nghiên cứu phát triển dịch vụ, tổ quản lý dịch vụ, tổ kinh doanh, tổ kỹ thuật với các chức năng và nhiệm vụ:

- Nghiên cứu, phát triển và tích hợp dịch vụ mới với nhà mạng di động. - Tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh – marketing phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng mà công ty đang có.

- Thực hiện các công việc tích hợp, kết nối và quản lý các dịch vụ GTGT do công ty triển khai.

- Đối soát, thanh toán theo định kỳ với các nhà mạng di động và các đối tác phối hợp triển khai dịch vụ.

- Chăm sóc khách hàng, giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng về các dịch vụ do công ty triển khai.

Trung tâm Giải pháp Công nghệ:

Gồm các tổ chuyên môn: Tổ kinh doanh, tổ thầu và quản lý hợp đồng, tổ triển khai dự án, tổ dịch vụ sau bán hàng với các chức năng:

- Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Công ty về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi công việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật của công ty, gồm một số chức năng nhiêm vụ chính như sau:

- Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật để cung cấp cho khách hàng.

- Chuẩn bị các hồ sơ dự thầu, hồ sơ pháp lý khác để tiến tới ký hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật cho khách hàng.

- Tổ chức thực hiện việc triển khai dự án, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

- Làm các hồ sơ nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ với khách hàng để bàn giao, thanh toán và thanh lý các hợp đồng.

- Bảo trì bảo dưỡng, ứng cứu và cung cấp dịch vụ kỹ thuật sau bán hàng cho các khách hàng của công ty.

Chi nhánh TP.HCM:

Quản lý, khai thác; tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Công ty về việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng (call center) cho các khách hàng là các tổ

chức/doanh nghiệp...tại Việt Nam và nước ngoài. Hỗ trợ hoạt động của các đơn vị trong Công ty tại địa bàn các tỉnh phía Nam.

Các công ty thành viên:

2.1.3 Công ty CP Viễn thông và giải pháp công nghệ Việt Nam( TTSV)

Địa chỉ: P.602 - Tòa nhà Ford Thăng Long- 105 Láng Hạ- Đống Đa- Hà Nội Điện thoại: +84-4 35773333

Fax:+84-4-35777999

Giám đốc điều hành: Ông Nguyễn Thành Trung

MobiFone Global USA LLC

Địa chỉ: 14922 Moran Str., Westminster CA 92683. Điện thoại: 415 359 4816

Fax: +714 890 6345

Giám đốc điều hành: Bà Bạch Lan Chi Dịch vụ: IP transit, IPLC, IP VPN, POP

MobiFone Global Hongkong Ltd

Địa chỉ: 13D Tak Lee Commercial Building, 113-117 Wanchai Road, Wanchai, Hong Kong.

Điện thoại: +852 2987 7495. Fax: 852 2987 7485.

Email: contact@mobifoneglobalhk.com Giám đốc điều hành: Ông Võ Quang Thái.

Dịch vụ: IP Transit, IP VPN, Internet Access, Peering, POP  MobiFone Global Singapore Ltd

Địa chỉ: No.4, Changi South Lane, #04-01, Singapore 486127. Điện thoại: 65 6622 6306

Fax: 65 6542 1944

Email: sales@mobifoneglobal-gs.com Website: www.mobifoneglobal-gs.com Giám đốc điều hành: Ông Richard Tang.

Dịch vụ: Wholesales voice, Pre-Paid Phone cards, Pre-Paid SMS cards, Pre- Paid Callback cards, DID service, mobile e-load, travelers SIM cards & VoIP, IP transit, IP VNP.

MobiFone Global Czech Ltd

Địa chỉ: Konevova 2660/141, 13083 Prague 3, Czech Republic. Điện thoại: 420 255 707 680.

Fax: 420 255 707 681.

Email: Radovan.Mihalik @vnpt-gc.eu Website: www.mobifoneglobal-gc.eu

Giám đốc điều hành: Ông Radovan Mihalik

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÔNG TY MOBIFONE GLOBAL (Trang 47 -47 )

×