Việc áp dụng phương thức PTTT trong Diễn đàn kinh tế:

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 86)

Diễn đàn kinh tế là một chương trình phát thanh duy nhất hiện nay được thực hiện trực tiếp. Bên cạnh những cố gắng, nỗ lực để có được chất lượng nội dung tốt, vấn đề xã hội quan tâm thì vẫn còn rất nhiều khiếm khuyết. Nhà báo, Ths. Đồng Mạnh Hùng nhận xét : « Có cố gắng để tạo diễn đàn, nhưng nhiều chương trình chọn vấn đề quá lớn hoặc quá nhỏ nên không thể cuốn hút. Cách làm còn dừng lại ở bước đầu tiên nên rất gượng ép, khô cứng. Nhìn chung là không hay, không hấp dẫn... ». Vì sao lại như vậy ? Có những lý do cơ bản sau đây :

Lý luận chỉ ra rằng, Phát thanh trực tiếp (PTTT) huy động sức mạnh tập thể cao nhất trong kíp làm chương trình, gồm: đạo diễn, người dẫn chương trình, kỹ thuật viên, phóng viên, phát thanh viên và biên tập viên. Trong đó, vai trò, nhiệm vụ của từng người trong kíp thực hiện chương trình PTTT cũng được cụ thể hoá:

Đạo diễn: Là người chịu trách nhiệm chính về tổ chức thực hiện chương trình; Đề ra kế hoạch, đề tài, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong kíp làm việc; Viết kịch bản, lập đồng hồ chương trình; Trực tiếp điều hành các thành viên trong nhóm và đưa ra quyết định khi xử lý tình huống xảy ra trong quá trình phát sóng trực tiếp.

Người dẫn chương trình: Là người trực tiếp xử lý tình huống; Phỏng vấn khách mời phòng thu; Phối hợp chặt chẽ với đạo diễn làm nổi bật nội dung chính, kết nối giữa các phần tin, bài, âm nhạc… trong một chương trình, tăng tính giao lưu gần gũi giữa đài và thính giả, ngôn từ cho phần dẫn chương trình phải đơn giản, gần gũi và lôi cuốn,…

Kỹ thuật viên: Đảm bảo âm thanh đều và tốt, thao tác kỹ thuật hợp lý, thực hiện ý đồ của đạo diễn, nhanh nhạy xử lý các tình huống bất ngờ…

Phóng viên: Cung cấp tin, bài cho chương trình; Tham gia dẫn chương trình trong phòng thu hoặc phát thanh lưu động, trình bày tin, bài theo yêu cầu của đạo diễn…

Phát thanh viên: thể hiện tin, bài và thực hiện một số nội dung khác theo yêu cầu của đạo diễn.

Trong PTTT cũng đặc biệt lưu ý: xác định đúng vai trò từng chức danh trong kíp làm chương trình; Vai trò chỉ đạo của đạo diễn, sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa đạo diễn, dẫn chương trình và kỹ thuật viên... đồng thời, khẳng định, tinh thần tập thể là yếu tố quyết định cho một chương trình PTTT.

Lý luận là vậy, nhưng thực tiễn, trong hầu hết cỏc chương trình Diễn đàn kinh tế trực tiếp đó được thực hiện thời gian qua, khú cú thể tỏch bạch được vai trũ đạo diễn trong chớnh mỗi người dẫn chương trỡnh một cỏch thực thụ. Bởi vì :

Nếunhư lý luận chỉ công việc của một đạo diễn phát thanh gồm 4 mảng công việc chính là nội dung, kỹ thuật vận hành, thủ tục hành chính và quản lý. Trong đó, lưu ý các công đoạn: tạo ý tưởng cho chương trình, nắm vững đối tượng thính giả về thói quen nghe đài và nội dung quan tâm, lên kế hoạch về nguồn lực, chuẩn bị tư liệu, bố trí cộng tác viên, điều hành trong phòng thu, quan hệ với dẫn chương trình và kỹ thuật viên, hoạt động sau khi kết thúc chương trình phát sóng (như: rút kinh nghiệm kíp làm việc, đánh giá hồi âm thính giả…)… thì trên thực tế, đây đang là công việc của một phóng viên được giao nhiệm vụ thực hiện diễn đàn.

Do Chương trình Diễn đàn kinh tế trực tiếp được phát sóng định kỳ sáng chủ nhật hàng tuần, nên các phóng viên kinh tế (trực thuộc Ban kinh tế -

KHCN cũ, nay thuộc Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp VOV1) được phân công đảm nhiệm luân phiên chương trình này nhằm tăng cường tính đa dạng của thông tin, sự chuyên sâu của từng phóng viên theo dõ i ngành, đồng thời cũng đảm bảo cả sự công bằng trong phân công , trách nhiệm với công việc.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc , phóng viên được giao nhiệm vụ thực hiện Diễn đàn sẽ trong vai trò của một đạo diễn, nghĩa là trực tiếp lên kế hoạch xây dựng đề tài, nội dung kịch bản, lập đồng hồ chương trình , lên danh sách khách mời - mời khách, tạo êkíp làm việc … và hầu hết phóng viê n được giao thực hiện diễn đàn đảm nhiệm luôn vai trò của người dẫn chương trì nh đó.

Bên cạnh những mặt được - ưu điểm, thì cũng đó bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục.

Phóng viên khi được giao nhiệm vụ thực hiện diễn đàn kinh tế trực tiếp cú thể làm cùng lú c công việc của 3 con người trong 1 con người (đạo diễn, dẫn chương trình, phóng viên). Cùng với trình độ, kinh nghiệm, sự hiểu biết về vấn đề, đề tài, lĩnh vực (được lựa chọn thực hiện diễn đàn trực tiếp) thì khả năng linh hoạt của phóng viê n, dẫn chương trì nh tạo nên sự thành công cao cho Diễn đàn trực tiếp, thường ít xảy ra rủi ro về mặt nội dung. Tuy nhiên, hầu hết nội dung của các diễn đàn kinh tế trực tiếp là do tư duy chủ quan, khả năng hiểu biết vấn đề, khả năng lựa chọn khách mời phòng thu… của phóng viên (trừ trường hợp đặc biệt như những vấn đề, sự kiện kinh tế nổi bật được chỉ đạo triển khai).

Vì vậy , bên cạnh khá nhiều diễn đàn “nóng” bởi phóng viên có kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm, nắm bắt được vấn đề kinh tế-xã hội được đông đảo thính giả quan tâm, đón nhận, khách mời có trình độ hiểu biết uyên thâm, dám nói thẳng, nói thật, chia xẻ… nhưng cũng không ít những diễn đàn

xa rời thực tế, nội dung mờ nhạt, khách mời đọc văn bản, thính giả ít quan tâm…

Phóng viên được giao nhiệm vụ thường là người chủ động kiêm luôn vai trò của người dẫn chương trình diễn đàn trực tiếp đó (sự chủ động tự cho mình là người dẫn trực tiếp đôi khi chính phóng viên không nhìn thấy được sự thiếu sót của mình: như chất giọng, khả năng truyền đạt khô cứng… dẫn đến chất lượng chương trình bị giảm đi…). Việc “mượn dẫn” thường chỉ xảy ra khi phóng viê n được giao nhiệm vụ (hoàn thành kịch bản rồi) sẵn sàng lên sóng nhưng không may bị ốm sức khỏe không cho phép dẫn; Hoặc rất ít trường hợp do quá yếu về chuyên môn , lãnh đạo phòng , ban không cho phép lên só ng trực tiếp.

Thường thì một Diễn đàn hiện nay đòi hỏi phải có e-kip 3 người: đạo điễn, dẫn chương trì nh và thư ký giúp việc phòng thu . Tuy nhiên, công việc chủ yếu vẫn là do PV kiêm dẫn chương trì nh chủ động mọi việc. Đạo diễn mờ nhạt, đôi khi chỉ có nhiệm vụ như một thư ký phòng thu nê n nhiều Diễn đàn, thư ký và đạo diễn chỉ cũng là một.

Trong các chương trì nh Diễn đàn kinh tế trực tiếp hiện nay, vai trò của đạo diễn tuy được xác lập, nhưng thực chất cũng mới chỉ dừng lại ở việc bắt buộc phải có đạo diễn - theo yêu cầu.

Một đạo diễn (được mời tham gia) nếu có trách nhiệm sẽ xem trước nội dung, trao đổi với phóng viên thực hiện chương trình trong vai trò chủ đạo toàn bộ về kịch bản, khách mời để hiểu vấn đề khi thực tế trong phòng thu. Tuy nhiên, không phải không có những đạo diễn chỉ xem trước kịch bản khoảng nửa giờ đồng hồ (lướt qua nội dung ) trước khi lên só ng. Thế mới có chuyện “đạo diễn chỉ đạo, dẫn không nghe”. Bởi trên thực tế, dẫn chương trình chính là “mẹ đẻ” của toàn bộ kịch bản, do đó, về mặt chủ quan họ hiểu

hơn ai hết nên đưa ý kiến của thính giả này ở đâu, câu hỏi này ai trả lời… cho phù hợp với nội dung, không bị trùng lắp, lãng phí thời gian…

Từ thực tế này cho thấy, vai trò của đạo diễn và dẫn chương trình Diễn đàn kinh tế trực tiếp đang là một quy trình ngược (so với lý luận được chỉ ra trong cuốn “Phát thanh trực tiếp” do Học viên Báo chí & tuyên truyền và Đài TNVN xuất bản năm 2007). Hay nói đúng hơn, việc xác định vai trò, trách nhiệm của từng vị trí trong e-kip làm việc: phóng viên, đạo diễn, dẫn chương trình cũng như các thành viên khác cũng đang còn rất mờ nhạt…

Thiết nghĩ, phát thanh hiện đại đã phân công, chỉ rõ nhiệm vụ của từng thành viên trong kíp thực hiện chương trình PTTT hẳn phải có lý do, và đương nhiên là không thể thiếu đi một thành viên nào trong e-kip đó.

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 86)