Về phương thức thể hiện:

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 61 - 76)

Để làm rõ hơn những đóng góp cụ thể của các chương trình phát thanh kinh tế cũng như phục vụ cho phần tiếp theo của chương II - về « Thực trạng vận hành của các chương trình phát thanh kinh tế trên Đài TNVN hiện nay », chúng tôi đã tiến hành khảo sát ba chương trình : « Nông nghiệp & Nông thôn », « Công nghiệp & Thương ma ̣i » và « Diễn đàn kinh tế trực tiếp » với lý do : đây là những vấn đề cốt lõi của nền kinh tế là nông nghiệp và công nghiệp, là những chương trình cơ bản, mang tính đặc trưng chiến lược của các vấn đề kinh tế trên Đài TNVN, được sử dụng những phương thức thể hiện phong phú, có những điểm chung so với các chương trình phát thanh kinh tế khác, thể hiện thế mạnh của phát thanh (trong đó có phát thanh trực tiếp) - và bên cạnh những ưu điểm, nó cũng bộc lộ những hạn chế cần được đổi mới...

Hầu hết các chương trình phát thanh kinh tế (trừ chương trình Diễn đàn kinh tế phát sóng trực tiếp thực hiện theo chủ đề) đều có một kết cấu khung, bao gồm 03 phần rõ rệt:

- Nội dung : tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, voxpox, chuyên mục... - Âm nhạc : nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền, nhạc chuyên mục...

- Lời dẫn : nội dung lời nói của người dẫn chương trình khâu nối các sản phẩm nội dung trong chương trình.

Phần thứ nhất là nội dung: Thông qua cách phân bổ các vấn đề, sự kiện trong phần nội dung, thính giả dưới góc độ một nhà nghiên cứu có thể đánh giá được cả về chất lượng chương trình cũng như trình độ của biên tập viên thực hiện chương trình đó. Thông thường, mở đầu các chương trình đều là phần tin. Nhưng nay do tăng cường thời lượng các chương trình thời sự, các bản tin đầu giờ, giữa giờ... nên phần tin trong các chương trình phát thanh hầu như không còn nữa (trừ bản tin dự báo thời tiết phát vào đầu giờ sáng của chương trình Nông nghiệp & Nông thôn và phần điểm tin trong một số chương trình tạp chí mang tính chất chuyên sâu một vấn đề). Vì thế, hầu hết các chương trình đều được mở đầu bằng các vấn đề, sự kiện hay còn gọi là « bài đinh ». Đây là những bài phân tích, bình luận, phóng sự, phản ánh... về những vấn đề, sự kiện liên quan đến tên gọi của chương trình, được dự luận xã hội quan tâm, hoặc liên quan đến những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước mới ban hành, hoặc những bất cập nổi cộm về lĩnh vực kinh tế liên quan.

Ví dụ, một số « bài đinh » trong các chương trình Nông nghiệp & Nông thôn phát sóng gần đây, như : « Nông dân với mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao » phát sóng 09/03/2009 ; «Đào tạo nghề cho lao động nông thôn » phát sóng 27/03/2009; «Công nghiệp hướng về nông thôn» phát sóng

30/03/2009; « Bắc Ninh - hiểm họa lây lan cúm gia cầm từ đàn vịt chạy đồng » phát sóng 31/03/2009...

Hay một ví dụ khác: mở đầu chương trình Công nghiệp & Thương mại phát sóng ngày 01/7/2008 là bài « Ngành than còn dài nỗi lo xuất - nhập»; rồi một loạt các bài viết về « Ngành năng lượng sau hai năm hội nhập WTO» ; « Ngành cơ khí luyện kim sau hai năm hội nhập WTO » ; « Ngành dệt may sau hai năm hội nhập WTO »... được đăng tải ở phần đầu các chương trình Công nghiệp & Thương mại thời điểm cuối năm 2008, đầu năm 2009 ; hay vấn đề « An ninh năng lượng - cơ chế thị trường » đã trở thành « bài đinh » trong Chương trình Công nghiệp & Thương mại phát sóng ngày 14/02/1009 (sau 2 ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg về việc điều chỉnh giá bán điện năm 2009 và các năm 2010 - 2012 theo cơ chế thị trường).v.v.

Một nội dung quan trọng trong các chương trình kinh tế, mang bản sắc của chương trình, được thính giả yêu thích, đó chính là các chuyên mục, tiết mục trong chương trình. Hầu hết các chương trình phát thanh kinh tế đều có tiết mục, chuyên mục. Ví dụ : tiết mục « chuyện thật như bịa » hay « bình luận kinh tế » của chương trình Kinh tế tổng hợp; Các tiết mục Thiên nhiên - những điều kỳ thú ; Chuyện lạ đó đây ; Bác sĩ Mai Hoa; Mục giải đáp thắc mắc về đất đai của chương trình Tài nguyên & Môi trường; hay chương trình Khoa học và công nghệ có các chuyên mục tin học và cuộc sống, diễn đàn khoa học công nghệ và tiết mục ống kính khoa học...

Qua nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển các chương trình Nông nghiệp & Nông thôn và Công nghiệp & Thương mại cho thấy, không lâu sau ngày thành lập, đã có những chuyên mục trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với thính giả. Nhiều chuyên mục/tiết mục đã trở thành biểu tượng của chương trình. Ví dụ, khi nói đến tiết mục « Câu chuyện nông thôn » ,

« Nhà nông tính chuyện làm ăn » là nghĩ ngay đến chương trình Nông nghiệp ; Hay khi nói đến tiết mục « Thợ xây kể chuyện » , « Búa tạ truyền tin chiến thắng » là của chương trình Công nghiệp và phân phối lưu thông (nay là Công nghiệp & Thương mại) từ những năm 70 của thế kỷ 20...

Khảo sát chương trình Nông nghiệp & Nông thôn từ đầu năm 2008 đến nay, kết cấu chương trình không có sự thay đổi. Các chuyên mục cố định trong các chương trình, như :

Thứ hai : Chuyên mục « Khuyến nông - khuyến ngư » Thư ba : Tiết mục « Nhà nông tính chuyện làm ăn » Thứ tư : Chuyên mục « Nhà nông cần biết »

Thứ năm : Chuyên mục « Từ làng ra thế giới » Thứ sáu : Chuyên mục « Nhà nông cần biết »

Thứ bảy : Chuyên mục « Chuyện làng, chuyện xã » Chủ nhật : Chuyên mục « Nhịp cầu nhà nông »

Với sự thể hiện gần gũi, dễ nghe, dễ hiểu, nhiều tiết mục/chuyên mục trong chương trình Nông nghiệp & Nông thôn được thính giả yêu thích bởi sự bổ ích, có tác dụng cao trong lao động thực tiễn của người nông dân. Ví dụ, trong tiết mục « Khuyến nông - khuyến ngư » thứ 2 ngày 09/03/2009 đã giới thiệu về công tác nuôi tôm sạch như sau: « Nuôi tôm sạch - hay còn gọi là nuôi tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm - là hình thức nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến đang được các địa phương áp dụng. Ngay sau khi nghiên cứu thành công quy trình kỹ thuật nuôi tôm sạch, trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của Trường Đại học Thủy sản Nha Trang đã chuyển giao các kỹ thuật này đến các hộ nuôi tôm sú ở các tỉnh khu vực miền Trung. Để giúp cho người nuôi tôm có thêm kiến thức kỹ thuật nuôi tôm sạch trong vụ nuôi năm nay, chuyên mục Khuyến nông tuần này, CTV Thanh Chí cùng kỹ sư Phạm Xuân Yến - Phó Giám đốc Trung tâm

nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật nuôi thủy sản - Đại học Thủy sản Nha Trang sẽ cung cấp một số thông tin về kỹ thuật này » (nội dung bài). Trưởng phòng Nông nghiệp Tuyết Yến cho biết : sau khi phát sóng nội dung này, đã có rất nhiều thư được bà con nông dân gửi qua đường bưu điện và điện thoại liên lạc trực tiếp với chương trình để hỏi rõ hơn về kỹ thuật này. Chương trình cũng đã cung cấp cho thính giả thêm những thông tin cụ thể hơn mà thời lượng chương trình không cho phép phát sóng hết, kể cả việc cung cấp địa chỉ/điện thoại liên lạc với chủ đề tài nghiên cứu khoa học này...

Khảo sát chương trình Công nghiệp & Thương mại thời gian gần đây, cho kết quả: Chương trình này được phát sóng liên tục từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, hầu như chương trình nào cũng có chuyên mục/tiết mục, có thể xếp vào loại chương trình có nhiều tiết mục nhất của Đài TNVN. Dù có sự điều chỉnh một số chuyên mục/tiết mục trong những khoảng thời gian/chương trình cụ thể, song, đến nay, các chuyên mục/tiết mục trong chương trình này về cơ bản như sau :

Thứ hai : Chuyên mục « Ý kiến quản lý »

Thứ ba : Chuyên mục « Doanh nhân và phát triển »

Thứ tư : Tiết mục Ý kiến người tiêu dùng + CM: Chính sách thuế Thứ năm : Tiết mục « Tiết kiệm là quốc sách»

Thứ sáu : Tiết mục « Sự kiện công thương trong tuần »

Đã có nhiều ý kiến dưới góc độ của nhà quản lý (trong tiết mục Ý kiến quản lý) nêu những bất cập trong chính sách vĩ mô được tiếp thu, chỉnh sửa. Ví dụ như tiết mục ý kiến quản lý trong chương trình Công nghiệp & Thương mại phát sóng ngày 23/6/2008 có đăng nội dung « Cần thận trọng trong quản lý cắt giảm các công trình đầu tư kém hiệu quả», như sau :

“Một trong 8 giải pháp cấp bách của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì tiềm năng tăng

trưởng của nền kinh tế, đó là thắt chặt, tiết kiệm chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, hạn chế bội chi ngân sách. Theo đó, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên, cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết,… rà soát và giảm các hạng mục, công trình chưa thật bức thiết…

Đây có thể coi là một trong những giải pháp mạnh và khá hiệu quả của Chính phủ. Một dẫn chứng cho thấy, chỉ cần tạm dừng xây dựng, tu sửa văn phòng, trụ sở làm việc (chưa thực sự cần thiết) của một vài cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương cũng đã tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng tiền ngân sách. Hay, chỉ cần tiết giảm 50% số tiền dự kiến chi cho việc quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cũng đỡ được vài chục tỷ đồng. Nếu tất cả các tỉnh, thành, địa phương, doanh nghiệp cùng tiết giảm sẽ được hàng nghìn tỷ đồng. Trong thời điểm hiện nay, con số này quả là đáng kể.

Tuy nhiên, NQL xin đưa ra 2 lý do đáng nghi ngại trong việc cắt giảm các công trình kém hiệu quả, và đây cũng là nghi ngại của khá nhiều chuyên gia kinh tế.

Thứ nhất, đó là: liệu chúng ta có quản lý và gắn được trách nhiệm của chủ đầu tư thực sự với những công trình đã đầu tư dàn trải, lãng phí nay vẫn trong tình trạng “dở sống, dở chết”, hay là nhân cơ hội này lại bị lợi dụng rũ bỏ trách nhiệm, ém nhẹm, cho “chìm xuồng” luôn ?!

Thứ hai, đó là: cơ quan chủ quản liệu có công minh trong việc cắt giảm các công trình thực sự chưa cần thiết phải đầu tư của các đơn vị, doanh nghiệp?! Và, liệu có việc “chạy” dự án đầu tư kém hiệu quả - sử dụng vốn ngân sách (thậm chí cả vốn vay) đằng sau chuyện cắt giảm này?

NQL không thể không nghi ngại cho được, khi mà hầu hết các bộ, ngành, địa phương đều đưa ra thời hạn cho các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc phải tự cắt giảm và kê khai các hạng mục, công trình chưa thực sự cần

thiết để bộ, ngành, đơn vị chủ quản kiểm tra, rà soát và ra quyết định cắt giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một ví dụ cụ thể: Bộ xây dựng cho thời hạn các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc đến cuối tháng 5/2008 phải thống kê xong và gửi về để Bộ ra quyết định cắt giảm. Tuy nhiên, để có được quyết định cuối cùng việc cắt giảm hay không cắt giảm… lại cần một khoảng thời gian để thẩm định(?!).

Mới đây, khi ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nói về vai trò của cơ quan chủ quản trong việc cắt giảm các công trình đầu tư đã dẫn chứng cụ thể rằng: đối với các dự án của Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam thì phải do Bộ Công thương thẩm định, hay các dự án của Vinashin thì phải do Bộ GTVT đứng ra quyết định. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các hạng mục, công trình của 02 Tập đoàn sử dụng nguồn vốn vay lớn nhất nhì cả nước này vẫn ở trong tình trạng “cần thiết phải đầu tư”.

NQL thiết nghĩ, trong điều kiện kinh tế lạm phát, giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu tăng cao như hiện nay thì việc cắt giảm các công trình đầu tư chưa thực sự cần thiết và kém hiệu quả là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nếu làm không cẩn thận, sẽ không những không cắt giảm được những dự án kém hiệu quả, lại còn “đẻ” thêm ra tham nhũng, lãng phí - dùng tiền của nhà nước để “chạy” dự án đầu tư kém hiệu quả !”.

Chỉ với hơn 700 chữ (khoảng 3 phút rưỡi phát sóng), nhưng ý kiến trên đã không chỉ cảnh báo với các cơ quan quản lý nhà nước một “nguy cơ” đã và có thể xảy ra mà còn phân tích cụ thể những vấn đề có thể là kẽ hở cho một số kẻ cơ hội, lợi dụng chính sách của Nhà nước để tham nhũng, lãng phí.

Hay, tiết mục ý kiến người tiêu dùng trong chương trình Công nghiệp & Thương mại phát sóng ngày 30/7/2008 có nội dung « Gian lận trong kinh doanh xăng dầu - người tiêu dùng thiệt đơn thiệt kép». Sau khi phát sóng, cùng với sự vào cuộc của các phương tiện truyền thông như báo in, truyền

hình, báo mạng... cuộc điều tra các cửa hàng/cây xăng của các cơ quan ban ngành đã được triển khai trên cả nước. Cùng với việc phát hiện nhiều hành vi gian lận, bước đầu đã lập lại trật tự trong kinh doanh xăng dầu, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng...

Bên cạnh những nội dung mang đậm tính chủ đề của chương trình, các chuyên mục... là những nội dung khác có liên quan đến chương trình - nhằm đa dạng hóa thông tin cũng như đảm bảo đủ thời lượng phát sóng chương trình đã được định sẵn. Đây là phần mang tính mở, thường sử dụng các thể loại phỏng vấn, phát biểu, phản ánh, phóng sự thu thanh... để chuyển tải thông tin tới thính giả về các vấn đề kinh tế công - nông - thương nghiệp, khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường...

Phần thứ hai là Âm nhạc, bao gồm: nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền, nhạc chuyên mục...

Có thể thấy, tất cả các chương trình phát thanh kinh tế đều khai thác tối đa những lợi thế về các loại nhạc này. Mỗi chương trình là một nhạc hiệu riêng. Nhạc cắt kinh tế cũng rất phong phú về thể loại nhạc cũng như thời lượng: phổ biến sử dụng loại nhạc cắt ngắn (3-5 giây) và nhạc cắt vừa (5-10 giây)... Nhạc chuyên mục cũng được đầu tư xây dựng khá phù hợp với nội dung cần chuyển tải của các chuyên mục/tiết mục trong các chương trình. Thường thì nhạc chuyên mục/tiết mục bao gồm 2 phần : phần phạc và phần lời, nghĩa là một câu khởi xướng (slogan) được đọc trên nền nhạc. Ví dụ : chuyên mục « Doanh nhân và phát triển » được hai phát thanh viên nam + nữ thể hiện nhanh, khỏe và được nền nhạc phù hợp với tiết tấu của lời nói, âm thanh, tạo điểm nhấn, ấn tượng...

Phần thứ ba là Lời dẫn của các chương trình : Đây là nội dung lời nói của người dẫn chương trình để khâu nối các sản phẩm nội dung trong chương trình. Điều này được thể hiện rất rõ trong các văn bản kịch bản phát thanh đã

hoàn thành, qua 2 vòng duyệt (lãnh đạo Phòng và lãnh đạo Hệ). Hiện nay, hầu như toàn bộ phần lời dẫn của các chương trình phát thanh kinh tế là do phóng viên rút ra từ bài viết của mình và được các biên tập viên thực hiện chương trình hôm đó biên soạn lại, hoặc viết dẫn. Người dẫn chương trình chỉ làm nhiệm vụ đọc để khâu nối các modun (thành phẩm đã được dựng sẵn) trong chương trình lại với nhau.

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 61 - 76)