BAN BIÊN TẬP VO

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 97 - 101)

Theo sơ đồ này, Các phòng chuyên đề sẽ chịu trách nhiệm theo dõi và viết tin, bài phân tích về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và thể thao. Đây là những lĩnh vực chính cần có phóng viên chuyên sâu, họ có thể thực hiện các phóng sự, phân tích, bình luận, phỏng vấn nhanh cung cấp cho chương trình, vừa có thể phản ánh trực tiếp hoặc trao đổi trực tiếp với người dẫn chương trình về những vấn đề họ theo dõi.

Bộ phận viết về các vấn đề kinh tế - gọi là Phòng Kinh tế, bao gồm sự tập hợp nhân sự từ các phòng Thời sự trong nước (mảng thời sự kinh tế), Nông nghiệp & Nông thôn, Khoa học - Công nghệ, Tài nguyên - Môi trường, Kinh tế tổng hợp... Trên cơ sở đó đổi mới các chương trình hiện có, từ việc xác lập lại tên gọi gắn với chủ đề trọng tâm của các chương trình, thời gian phát sóng (thời lượng, múi giờ) của từng chương trình... cân đối nguồn nhân lực thiết yếu với từng lĩnh vực ngành nghề, từng chương trình.

Cần thiết lập một bộ khung các chương trình kinh tế, với các vấn đề kinh tế trực diện và những vấn đề kinh tế - xã hội liên quan, với tiêu chí : rút ngắn thời lượng mỗi chương trình, trung bình khoảng 10-15 phút/CT là vừa, tăng cường phát lại từ 3-4 lần/ngày, đồng thời phải nghiên cứu xây dựng thành cụm các chương trình phát thanh kinh tế trên Hệ VOV1 với các khung giờ phù hợp. Cụ thể :

* Các chương trình kinh tế trực tiếp không thể thiếu, như: Kinh tế vĩ mô (Chính sách kinh tế), Kinh tế cụ thể : Nông nghiệp, Công - Thương nghiệp, Ngân hàng - Đầu tư - chứng khoán, Doanh nghiệp - Hội nhập, Diễn đàn kinh tế trực tiếp...

* Các chương trình kinh tế - xã hội liên quan, như : Nông thôn đổi mới, Lao động - việc làm - đào tạo & định hướng nghề nghiệp, Câu chuyện truyền thanh kinh tế...

Để có một chương trình phát thanh kinh tế hoàn thiện đủ điều kiện phát sóng là công sức, trí tuệ của một tập thể từ những người làm công tác phóng viên, biên tập viên, sản xuất chương trình đến lãnh đạo duyệt rồi kỹ thuật viên, phát thanh viên, thư ký, dẫn hệ... Cơ sở ban đầu vẫn chính là việc xây dựng được nội dung kịch bản của một chương trình. Làm sao để một chương trình phát thanh kinh tế có sự liên kết về nội dung trên cơ sở từng tác phẩm độc lập là vấn đề đặt ra.

Hiện nay, mặc dù có phòng sản xuất chương trình nhưng sự khâu nối các tác phẩm và xây dựng kịch bản vẫn do phóng viên, biên tập viên trong các phòng chuyên đề đảm nhiệm. Trên thực tế, việc khâu nối các tác phẩm có cùng chủ đề hoặc có thể tạo ra sự liên kết trong chương trình phát thanh kinh tế, các phóng viên, biên tập viên phòng chuyên đề kinh tế thực hiện khá tốt trong sự phân công trực biên tập luân phiên. Tuy nhiên, về lâu dài, để có thể tạo được thêm quỹ thời gian chủ động cho phóng viên không còn phải trực biên tập, có nhiều thời gian đầu tư cho nghiên cứu, viết bài sẽ có được nhiều bài viết hay, có chất lượng, đảm bảo được các tiêu chí « đúng, nhanh, hấp dẫn » thì cần thiết phải xây dựng được một đội ngũ biên tập viên sản xuất chương trình có trình độ thẩm thấu các vấn đề kinh tế, biết khâu nối các sản phẩm nội dung trong chương trình thông qua lời dẫn được đúc kết từ những chủ đề trọng tâm của bài báo. Khi đó, phóng viên sẽ chỉ chuyên làm nhiệm vụ « săn tin » để vừa có thể cung cấp tin cho thời sự, vừa có nhiều thời gian, tư liệu để viết và thể hiện chính tác phẩm của mình khi đã được duyệt. Biên tập viên trong phòng sản xuất chương trình vừa làm nhiệm vụ tập hợp các tác phẩm của phóng viên chuyên đề, phóng viên thường trú, cộng tác viên... để phân loại, sắp xếp vào chương trình phù hợp, khâu nối bằng lời dẫn/tiết mục/chuyên mục, xây dựng kịch bản, thu in và phát sóng.

Hiện nay, Đài TNVN đã thực hiện nối mạng nội bộ e-office, vì vậy việc gửi và trao đổi tin bài khá thuận lợi và nhanh chóng. Cộng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc gửi tiếng động, tin, bài đã đọc, dựng trước qua hệ thống mạng Internet rất đơn giản sẽ rút ngắn khoảng cách thông tin.

3.2.1.3. Giải pháp nâng cao chất lượng Chương trình Diễn đàn kinh tế (phát thanh trực tiếp - PTTT) phát sóng sáng chủ nhật hàng tuần :

Như tác giả đã trình bày, chỉ duy nhất chương trình Diễn đàn kinh tế của Đài TNVN thực hiện hình thức phát thanh trực tiếp và hình thức này đang dần được hoàn thiện. Chính vì vậy, để chương trình này phát huy tác dụng, theo tác giả, cần phải chuẩn hóa một số công đoạn trong phát thanh trực tiếp mà quan trọng nhất là hình thành những kíp làm phát thanh trực tiếp với các chức danh cụ thể là: Đạo diễn - Dẫn chương trình - Biên tập viên - Phóng viên - Kỹ thuật viên. Kíp làm chương trình phát thanh trực tiếp phải phân định rõ nhiệm vụ cho từng chức danh và tuân thủ một quy trình làm việc nhất định. [xem hình 1.2 Mô hình ekip thực hiện chương trình phát thanh]. Nếu vận hành theo kíp chương trình như thế này chúng ta sẽ có một e-kip làm việc ăn ý, có thể ứng phó kịp thời với những tình huống bất ngờ của một chương trình trực tiếp, tránh được sai sót, đảm bảo một chương trình trực tiếp có sức sống động, hiệu quả.

Phát thanh hiện đại đã phân công, chỉ rõ nhiệm vụ của từng thành viên trong kíp thực hiện chương trình PTTT hẳn phải có lý do, và đương nhiên là không thể thiếu đi một thành viên nào trong e-kip đó.

Một vài khâu có thể tiết kiệm nguồn nhân lực, tuy nhiên, để có một diễn đàn có chất lượng, đảm bảo không có sơ xuất thì phóng viên được phân công thực hiện Diễn đàn không thể vừa trong vai trò của đạo diễn, từ lên ý tưởng xây dựng kịch bản, đến mời khách, thực hiện các phóng sự mở, voxpox, phỏng vấn, phát biểu… lại đồng thời kiêm luôn dẫn chương trình.

Trước mắt, vai trò c ủa người dẫn chương trình và đạo diễn phải được xác định, tách rời và có sự phối hợp làm việc ăn ý trong suốt quá trình xây dựng kịch bản, nội dung để không chỉ thực hiện tốt từng công đoạn trong chương trình, mà còn là điều kiện để dự trữ nguồn nhân lực bắt buộc cho e-kip thực hiện chương trình PTTT. Không nên tiếp tục tình trạng “nhờ đạo diễn” hay “mượn dẫn” sau khi phóng viên đó hoàn tất nội dung kịch bản.

Ở đây tác giả muốn nói sâu hơn về vai trò và trách nhiệm của người dẫn chương trình trong các diễn đàn trực tiếp. Đây là chương trình mang tầm hiểu biết sâu, rộng về các vấn đề kinh tế vì vậy người dẫn phải được chuyên nghiệp hóa và chọn lọc kỹ lưỡng. Người dẫn nhất thiết phải được chuyên nghiệp hóa với tiêu chuẩn cụ thể là: phải có giọng nói ấm áp, chững chạc và thuyết phục. Họ phải có chiều sâu về kiến thức chung, hiểu biết vấn đề thời sự kinh tế, chính trị và phải có phản ứng nhanh để xử lý các tình huống trong chương trình trực tiếp.

Một Diễn đàn kinh tế được triển khai, phải trên cơ sở một chủ đề thực sự nóng hoặc có vấn đề, tầm ảnh hưởng, đông đảo thính giả, dư luận xã hội đang quan tâm, hoặc có thể tạo dư luận xã hội… do vậy, phải được duyệt, chỉ đạo ngay từ ý tưởng nội dung và xây dựng e-kip, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng người trong nhóm thực hiện. Và, về lâu dài, để Diễn đàn kinh tế thực sự là một chương trình tọa đàm mở, có sự giao lưu trực tiếp, sôi nổi giữa khách mời với thính giả, có dấu ấn… bên cạnh chủ đề, nội dung đòi hỏi phải có người dẫn chương trình chuyên nghiệp, một ekip làm việc theo đúng chuẩn và một phòng thu phù hợp.

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)