BAN GIÁM ĐỐC Gồm 4 ngườ

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 80)

Gồm 4 người (01 GĐ + 03 PGĐ) Phòng Thời sự trong nước (12 người) (1TP+2 PP) Phòng Thư ký đa ̣o diễn (7 ngườ i) (1TP+1 PP) Phòng Sản xuất chương trình (14 người) (1TP+2 PP) Phòng Quốc tế (9 người) (1TP+2 PP) Phòng Kinh tế tổng hợp (9 người) (1TP+1 PP) Phòng Nông nghiê ̣p (11 người) (1TP+1 PP) Phòng Khoa học công nghê ̣ và Môi trường (11 người) (1TP+1 PP) Phòng Nô ̣i chính (13 người) (1TP+3 PP) Phòng Hành chính Tổng hợp (3 người) (1TP ) Bô ̣ phâ ̣n thường trú (4 người)

nhiều hơn so với các chương trình khác. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nhân lực này được rải ra nhiều phòng (05 phòng : Thời sự trong nước, Quốc tế, Kinh tế tổng hợp, Nông nghiệp - Nông thôn, Khoa học Công nghệ & Môi trường) và thực hiện cùng lúc nhiều chương trình. Trên thực tế đây vẫn là một Ban Kinh tế - Khoa học & Công nghệ (cũ) được thu nhỏ, thực hiện các chương trình kinh tế cũ, có sự thay đổi theo sự vận hành của Hệ VOV1 mới mà thôi. Chưa có sự chỉ đạo tập trung để phân công theo dõi lĩnh vực, ngành nghề nên các phóng viên của phòng Thời sự trong nước (phòng Thời sự kinh tế cũ sáp nhập với phòng Thời sự trong nước) khi thực hiện chương trình Theo dòng thời sự có các nội dung về kinh tế vẫn theo dõi tất cả các lĩnh vực kinh tế giống hệt như phòng Kinh tế tổng hợp dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp thông tin, vừa lãng phí nguồn nhân lực, vừa không tập trung được sức mạnh tập thể của một đội ngũ làm phát thanh kinh tế.

Không chỉ vậy, với tính đặc thù của các chương trình phát thanh kinh tế cần sự phân tích chuyên sâu, đòi hỏi nắm vững các vấn đề kinh tế, khoa học công nghệ... thì con số này vẫn còn khá khiêm tốn. Bởi trung bình, mỗi ngày một phóng viên, BTV kinh tế phải thực hiện khoảng 05 phút sóng, tương đương với hơn 01 bài báo (phản ánh, phóng sự, phân tích, bình luận, phỏng vấn... Trong khi đó, lượng bài viết do các cơ quan thường trú gửi về cho các chương trình kinh tế cũng không nhiều (chủ yếu khai thác cho các chương trình thời sự). Do vậy, tất cả các chương trình phát thanh kinh tế hiện nay vẫn chưa thực sự chủ động về nguồn tin, bài do chính phóng viên, BTV viết ra, có tới 30% lượng bài vở phải vào nguồn khai thác, biên tập báo. Có thể mô tả như sau :

Hình 2.4: Tỷ lệ sử dụng nguồn thông tin của các chƣơng trình Kinh tế

b. Về việc vận hành khung/kết cấu/thời lượng chương trình :

Có thể thấy, thời điểm trước 31/12/2008, việc vận hành các chương trình phát thanh kinh tế khá bài bản, có khoa học. Việc phân chia tên gọi theo chủ đề, mục đích thông tin, nhắm vào từng đối tượng thính giả được thể hiện khá rõ. Đồng thời với đó là việc vận hành được phân thành cụm các chương trình kinh tế khá rõ nét. Trừ hai chương trình kinh tế, là : Nông nghiệp & Nông thôn phục vụ đối tượng chủ yếu là nông dân nên khung giờ phát khá ổn định, vào buổi sáng sớm (05h30), trước chương trình Thời sự chính 06h00 sáng, Chương trình Thời sự Kinh tế (nay là Theo dòng thời sự) phát lúc 07h00 ; Còn lại, hầu hết các chương trình khác được phát sóng trong khung thời gian từ 8h00-09h30 hàng ngày. Thời lượng các chương trình cũng khá ổn

định, trong khoảng từ 10-15 phút, đủ để thông tin cho một chương trình, tránh sự nhàm chán, khô cứng, nặng nề...

Tuy nhiên, kể từ sau khi vận hành khung khung chương trình mới (từ 01/01/2009 đến nay) các chương trình phát thanh kinh tế của Đài TNVN đang có những biến cố nhất định.

Sự sáp nhập một loạt các chương trình kinh tế, như : Kinh tế vĩ mô, Kinh tế tổng hợp, Doanh nghiệp & Doanh nhân, Tạp chí kinh tế biển vào trong chương trình Công nghiệp & Thương mại và kéo dài thời lượng chương trình 20 phút đã tạo nên một sự nặng nề về thông tin, không rõ bản sắc của một chương trình phát thanh kinh tế Công nghiệp & Thương mại truyền thống. Và việc xướng tên « Công nghiệp & Thương mại » trong khi nội dung bị pha trộn đã tạo ra ra một sự pha tạp, lổn nhổn.

Chương trình này cũng không thể là một chương trình Kinh tế tổng hợp. Bởi, trên nguyên tắc, một chương trình Kinh tế tổng hợp phải bao hàm cả kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ... Tuy nhiên, mảng kinh tế nông nghiệp hiện đang được phòng Nông nghiệp thực hiện, thông qua chương trình Nông nghiệp & Nông thôn.

Rồi việc thay đổi, xây dựng và thành lập mới một loạt các Tạp chí chuyên đề, như : Tạp chí giao thông, Tạp chí đô thị, Tạp chí Nông lâm thủy sản, Tạp chí Hội nhập kinh tế quốc tế, Diễn đàn Khoa học - Công nghệ - Tài nguyên - Môi trường... hoàn toàn không phù hợp với một kênh thông tin thời sự nóng hổi, vận hành trong điều kiện các loại hình báo chí truyền thông nở rộ, ngay cả các tạp chí chuyên ngành được in ấn trên giấy cũng đang nỗ lực tăng trang, đổi khổ, tăng kỳ...

Cũng do việc sáp nhập một số chương trình kinh tế vào trong một chương trình và kéo dài thời lượng chương trình cũng đã làm « méo mó » kết cấu của một chương trình phát thanh kinh tế đã được xác lập. Cụ thể :

Trước đây, chương trình kinh tế « Công nghiệp Thương mại » 15 phút thường bao gồm một « bài đinh », tức một vấn đề/sự kiện nổi bật, được phân tích, mổ xẻ thông qua một thể loại báo chí (phân tích, bình luận, phóng sự, phản ánh...), sau đó là phần nhạc cắt, tiếp đến là một phỏng vấn/phát biểu/voxpox liên quan đến các vấn đề kinh tế công nghiệp nặng/công nghiệp nhẹ/tiểu thủ công nghiệp/công nghiệp địa phương, hoặc các vấn đề thương mại, dịch vụ, du lịch..., cuối cùng là phần chuyên mục/tiết mục - được xác lập bởi nhạc chuyên mục, vừa tạo điểm nhấn cho chương trình (sau khoảng 10 phút thông tin các vấn đề, sự kiện trước đó) vừa tạo cảm giác rút ngắn thời lượng các chương trình, khiến người nghe cảm thấy thời gian nhanh hơn...

Tuy nhiên, khi tăng thời lượng lên 20 phút, lại ôm đồm tất cả các lĩnh vực từ Kinh tế vĩ mô, tổng hợp, Doanh nghiệp & Doanh nhân vào trong chương trình « Công nghiệp & Thương mại » đã dẫn đến quá tải thông tin. Với một chương trình được xây dựng từ ít nhất 02 vấn đề/sự kiện nổi bật, liên quan đến các vấn đề kinh tế vĩ mô, công thương nghiệp, doanh nghiệp... diễn ra hàng ngày, một số các thể loại báo chí khác... khiến quá nhiều thông tin hổ lốn vào trong một chương trình, dù được xác lập bằng các nhạc cắt và nhạc chuyên mục song vẫn khá nặng về nội dung cũng như hình thức thể hiện.

Đối với Tạp chí Giao thông, Tạp chí Đô thị (15 phút/tạp chí/tuần): Trên thực tế, giao thông, đô thị là những vấn đề có khá nhiều nội dung nóng hổi cần được thông tin kịp thời trong các chương trình thời sự, dưới góc độ kinh tế, đồng thời cũng cần được phân tích, mổ xẻ dưới dạng chuyên đề, chuyên sâu. Tuy nhiên, do không được đầu tư kỹ lưỡng, bài bản về nội dung cũng như nhân lực nên các tạp chí này thường trong tình trạng « ăn đong », gặp gì làm nấy, rất ít phóng viên thực hiện... nên ít có chương trình hay. Nhiều Tạp chí được mang những cái tên, chủ đề rất vĩ mô, tổng thể, như: «Thực trạng và giải pháp phát triển hạ tầng giao thông nông thôn hiện nay » nhưng lại không

đưa ra được một con số nào về giao thông nông thôn (như các loại đường thôn, đường xã, đường huyện, đường liên huyện... hiện nay ra sao, nó được xây dựng như thế nào, đặc trưng giao thông nông thôn vùng miền, rồi thực trạng ấy có ảnh hưởng gì đến cuộc sống/đi lại/phát triển kinh tế-xã hội của người dân nông thôn - để đi đến một vấn đề là cần phải thay đổi. Và cuối cùng mới là giải pháp để triển khai... Thế nhưng, BTV khi thực hiện Tạp chi này đã lợi dụng vào thế mạnh của phát thanh là « tiếng động » nên không phân tích vấn đề mà chỉ nêu chung chung rồi đưa một vài ý kiến của người dân (Ninh Bình) nói về đường nông thôn xuống cấp, rồi ý kiến của lãnh đạo Sở GTVT (Thanh Hóa) nói về giao thông tỉnh này, cuối chương trình là băng phỏng vấn nêu kinh nghiệm phát triển giao thông nông thôn ở tỉnh Kon Tum và điểm một số tin liên quan đến ATGT - kết thúc tạp chí (Tạp chí Giao thông - phát sóng ngày... .

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)