Đánh giá chung về những điểm mạnh của các chương trình phát thanh kinh tế:

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 76)

thanh kinh tế:

2.1.3.1. Ưu điểm nổi bật:

a. Chỉ đứng sau các nội dung thông tin thời sự mang tính chính trị, kinh tế - xã hội nổi bật trong các chương trình Thời sự chính (CT 06h sáng, CT 12h, CT 18h, CT 21h30), các chương trình phát thanh kinh tế đứng vị trí thứ hai trong việc cung cấp thông tin các vấn đề kinh tế thông qua việc phản ánh, phân tích, bình luận chuyên sâu… không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của thính giả một cách đơn giản mà còn đáp ứng nhu cầu thông tin kinh tế của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế, nâng cao dân trí và đời sống tinh thần, định hướng dư luận, phản biện xã hội…

b. Từng sản phẩm tin, bài trong các chương trình phát thanh kinh tế ngày càng được nâng cao về chất lượng nội dung. Các thể loại phóng sự thu thanh, phỏng vấn, voxpox… đã hoàn thiện hơn và có bản sắc hơn.

c. Đã tạo ra được một đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên đông đảo, không chỉ có chuyên môn nghiệp vụ về báo chí mà còn có trình độ am hiểu các vấn đề kinh tế từ vĩ mô đến vi mô, từ rộng đến sâu, và đặc biệt là nắm bắt nhanh các vấn đề kinh tế, mổ xẻ các góc độ để phản ánh, phân tích, bình luận, đảm bảo các yếu tố: “đúng, nhanh, hấp dẫn”. Nhiều cây bút được đánh giá cao, như: Hoàng Ngọc Anh, Đỗ Thành Vượng, Đoàn Quang Long,

Lê Đình Đạo, Vĩnh Trà, Nguyễn Hiếu, Hoàng Lan, Lê Kiên, Trần Ngọc, Quang Huy, Phạm Thành, Nguyễn Chấn, Lê Thông, Nguyễn Thị Thường, Quang Thương, Lý Thái Phương, Phạm Mạnh Hùng, Trần Đức Thành, …

d. Mặc dù mới có một số rất ít chương trình phát thanh kinh tế đươc thực hiện trực tiếp, như trước là chương trình Thời sự trực tiếp, nay chỉ còn chương trình Diễn dàn kinh tế trực tiếp, song đã không chỉ tạo nên những sắc thái riêng, mang lại những nội dung thiết thực, bổ ích cho thính giả mà bước đầu đã tạo ra được những tên tuổi phóng viên, biên tập viên trẻ dẫn chương trình phát thanh kinh tế có nghề, như: Đức Thành, Tuyết Yến, Kim Khánh, Nguyên Long, Anh Tú, Vũ Dũng, Lê Phúc, Xuân Lan, Thu Lan…

2.1.3.2. Nguyên nhân:

Qua khảo sát và tìm hiểu về những đóng góp của các chương trình phát thanh kinh tế trên Đài TNVN, chúng tôi nhận thấy đây là bộ phận cấu thành nên một nội dung hoàn chỉnh, không thể thiếu trên Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp (VOV1), góp phần tạo nên một hệ thống thông tin tuyên truyền một cách toàn diện, xứng đáng với vị trí trang nhất của Đài TNVN. Cụ thể, với những lý do sau đây:

a. Trong suốt 54 năm, kể từ những chương trình đầu tiên được phát sóng là Nông nghiệp & Nông thôn và Công nghiệp & Thương mại là hai lĩnh vực quan trọng, cơ bản của nền kinh tế quốc dân, đến nay, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, nhu cầu phát triển của một nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy khoa học làm nền tảng để phát triển đi đôi với đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của đời sống kinh tế xã hội, các chương trình phát thanh kinh tế của Đài TNVN luôn bám sát mục tiêu tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các vấn đề kinh tế, là cầu nối giữa Đảng với dân.

b. Hơn nửa thế kỷ qua, các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam luôn thực hiện nhiệm vụ quan trọng của mình là định hướng tư tưởng, chính trị cho nhân dân, thực hiện giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đề cao tiêu chí tuyên truyền trước hết phải « đúng », và hầu hết các chương trình phát thanh kinh tế đều thực hiện gián tiếp (dựng sẵn) do vậy tuyệt đối không có tình trạng thông tin chệch hướng hoặc đưa thông tin sai lệch, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, Nhà nước và lợi ích của nhân dân.

c. Với vị trí « hữu xạ tự nhiên hương », các vấn đề kinh tế luôn đứng thứ 2 sau các thông tin về thời sự chính trị, do vậy, các chương trình phát thanh kinh tế luôn nhận được sự định hướng thông tin của Đảng , Nhà nước thông qua các cơ quan chỉ đạo , quản lý báo chí , như : Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Văn hóa Thể thao Du li ̣ch , Bô ̣ Thông tin và truyền thông . Đồng thời, cũng được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Kinh tế - Khoa học và Công nghệ và nay là Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp (VOV1) nên rất nhiều các bài viết có tính định hướng dư luận xã hội, phản biện xã hội cao. Nhiều bài viết đấu tranh chống tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí, cửa quyền... góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà.

d. Với đội ngũ phóng viên chính thức được biên chế của Đài TNVN đóng tại Thủ đô Hà Nội và các cơ quan thường trú (CQTT) tại các khu vực (Miền Trung, Tây Nguyên, ĐBSCL, TP. HCM, Tây Bắc) ; đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, những người làm công tác quản lý kinh tế vĩ mô, nhà báo kinh tế thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước... nên các chương trình phát thanh kinh tế không chỉ có chiều sâu về sự am hiểu thông tin, được phân tích, bình luận sắc xảo mà còn thể hiện được sự phong phú về nội dung, chủ đề, đề tài. Nhiều bài viết

đảm bảo cả yếu tố thông tin mang tính phát hiện, nhanh, mới mẻ, hấp dẫn, kịp thời song hành với yếu tố đúng (cả về nội dung lẫn mục đích tuyên truyền)... Và cũng do sự góp mặt của đông đảo đội ngũ phóng viên, cộng tác viên nên các chương trình phát thanh kinh tế đã sử dụng khá linh hoạt các thể loại báo chí, trong đó phát huy một cách tích cực nhất các thế mạnh của thể loại báo phát thanh, đó là : tin, bài ngắn gọn, ngôn từ dễ nghe, dễ hiểu, phục vụ được đông đảo các tầng lớp nhân dân. Có những chương trình chuyên biệt phục vụ các đối tượng thính giả khác nhau. Bước đầu thực hiện phát thanh trực tiếp chương trình « Thời sự kinh tế » và « Diễn đàn kinh tế » đã có tác dụng tích cực trong việc chuyển tải, cung cấp thông tin cũng như tạo được tính tương thích trong phát thanh hiện đại, có sự giao lưu, góp ý, phản biện mang tính xã hội cao, đồng thời cũng tạo ra được những gương mặt người dẫn chương trình phát thanh kinh tế trực tiếp - làm nền tảng cho những bước tiến trong việc ứng dụng phương thức phát thanh hiện đại vào thực hiện các chương trình phát thanh kinh tế trong thời gian tới. Thống kê phiếu tham khảo ý kiến thính giả về lượng thông tin, chất lượng thông tin cũng như hình thức thể hiện các vấn đề kinh tế trên VOV1, chúng tôi thống kê thành bảng sau :

Hình 2.2: Bảng tham khảo ý kiến thính giả về các chương trình Kinh tế

Số

phiếu Lƣơ ̣ng thông tin Chất lƣơ ̣ng nô ̣i dung Hình thức thể hiện

Phát ra 200 Thu về

150

Nhiều nhiều Quá Đủ Còn ít Nhàm chán được Tạm Tốt

Cần thay đổi

Tốt Rất tốt Phù hợp

Chưa phù hợp Đồng ý 25 6 45 57 3 30 27 97 28 6 13 70 Tỷ lệ (%) 16.6 4 30 38 2 20 18 64.66 18.66 4 8.6 46

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 76)