Một số khái niệm:

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 30)

1.4.1.1. Phát thanh:

Có nhiều khái niệm về phát thanh khác nhau, nhưng thông thường nhất người ta dựa vào phương thức truyền thông tin và đặc điểm của loại hình để đưa ra khái niệm về phát thanh. Trong cuốn Báo phát thanh đã chỉ ra rằng: “Báo phát thanh được hiểu như một kênh truyền thông, một loại hình báo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới âm thanh phong phú, sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để chuyển tải thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác động vào thính giác (vào tai) của công chúng”.Vì vậy, có thể đưa ra một khái niệm chung về báo phát thanh như sau: “Phát thanh là loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật sóng

điện từ và hệ thống truyền thanh truyền tới đối tượng ngôn ngữ âm thanh, tác động trực tiếp vào thính giác”.[32, tr.51].

Phát thanh có những đặc điểm: Đây là loại hình truyền sóng tức thì, vì vậy trở thành một loại hình báo chí thông tin nhanh nhất. Cũng do cách thức truyền sóng đơn giản nên phát thanh có khả năng phủ sóng rộng, vì vậy thông tin của phát thanh đến với công chúng rộng rãi. Do chi phí thấp từ khâu sản xuất, phát sóng đến thiết bị nghe nên phát thanh là loại hình báo chí rẻ tiền nhất nhưng lại tiện lợi nhất bởi người nghe có thể nghe đài ở bất cứ đâu và ở bất cứ thời gian nào. Phát thanh là một loại hình báo chí hấp dẫn, bởi nó tạo ra hình ảnh thông qua ngôn ngữ nói, gợi cảm xúc cho người nghe và đặc biệt phát thanh có khả năng tương tác giữa người nghe và người làm chương trình phát thanh thông qua các chương trình phát thanh trực tiếp.

1.4.1.2. Chương trình phát thanh:

Theo định nghĩa của các tác giả trong cuốn “Báo phát thanh” thì: “Chương trình phát thanh là sự liên kết, sắp xếp hợp lý tin, bài, băng tư liệu, âm nhạc trong một thời lượng nhất định được mở đầu bằng nhạc hiệu và kết thúc bằng lời chào tạm biệt nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo phát thanh, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe” [32, tr.216]. Còn trong cuốn “Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh” các tác giả không đưa ra một định nghĩa chung về chương trình phát thanh cụ thể, nhưng trong mục “Lên chương trình âm nhạc”, các tác giả cho rằng: “Việc sắp xếp chương trình phát thanh là một sự kết hợp mang tính khoa học cao việc nghiên cứu âm nhạc, thính giả và thị trường”[ 41, tr.166]

Từ góc độ của biên tập viên, thực hiện đề tài luận văn “Đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài TNVN”, Ths. Đồng Mạnh Hùng đã đưa ra các yếu tố cơ bản tạo nên một chương trình phát thanh là: Đầu tiên phải có một “ý tưởng”. Sau đó mới cụ thể ý tưởng đó bằng tin, bài, hay băng

tư liệu - đó chính là “nội dung” của chương trình, còn để liên kết, sắp xếp các nội dung đó thành một chỉnh thể thống nhất, khoa học là nhờ “lời dẫn”. Để chương trình hay hơn, hấp dẫn hơn và hợp lý hơn người ta sử dụng “âm nhạc”. Tất cả các yếu tố này kết hợp với nhau một cách khoa học sẽ tạo ra một chương trình phát thanh hoàn hảo. Chương trình phát thanh này có được phải dựa vào kết quả nghiên cứu thính giả và thị trường. Ths. Đồng Mạnh Hùng đưa ra khái niệm chương trình phát thanh như sau: “Chương trình phát thanh là sự liên kết, sắp xếp hợp lý khoa học giữa nội dung - lời dẫn và âm nhạc, thể hiện được ý tưởng của cơ quan phát thanh và đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của thính giả

Nội dung: Là tin, phóng sự, phỏng vấn, voxpop…

Âm nhạc: Là nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền, bài hát…

Lời dẫn: Là nội dung lời nói của người dẫn chương trình kết nối các sản phẩm nội dung và âm nhạc.

Có thể mô hình hóa mô ̣t chương trình phát thanh như sau :

Hình 1.1 Mô hình sáng tạo chương trình phát thanh

Mô hình trên cho thấy: Chương trình phát thanh là một tổng thể hoàn chỉnh: Mở đầu bằng nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào. Thực ra, mỗi chương

tin về tòa soạn. Nếu một tờ báo sử dụng chữ viết và tranh ảnh để truyền đạt thông tin, thì chương trình phát thanh sử dụng âm thanh gồm lời nói, âm nhạc và tiếng động để chuyển tải thông tin. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 30)