Phương thức sản xuất chương trình:

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 90 - 93)

Hiện nay, mặc dù các phóng viên, BTV khi thực hiện biên tập, xây dựng kịch bản một chương trình phát thanh kinh tế nào đó thì thường chủ động thể hiện trên sóng những bài viết của mình, và khi kết thúc chương trình, dẫn hệ thường giới thiệu chương trình do BTV nào thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình phát thanh kinh tế được thực hiện dưới sự phân công lịch trực luân phiên của từng phóng viên trong phòng nên chưa tạo ra được sắc thái riêng cho từng chương trình gắn với những tên tuổi PV, BTV chương trình.

Cũng vì phân công công việc luân phiên nên phóng viên kiêm luôn BTV xây dựng kịch bản. Vì vậy, thiếu hẳn công đoạn tổ chức sản xuất và đạo diễn chương trình một cách bài bản. Công đoạn này đã được thử nghiệm tại phòng sản xuất chương trình của hệ, song cũng mới chỉ dừng lại ở việc lắp ghép, khâu nối các lời dẫn của phóng viên trong bài viết của họ. Đã từng xảy ra tình trạng phóng viên viết bài nhưng không viết lời dẫn, BTV phòng sản xuất chương trình dẫn sai nội dung trong bài, biên tập trùng lặp những bài

khai thác được đăng trên các báo với bài của phóng viên, hoặc sử dụng bài không phù hợp với nội dung/sắc thái của chương trình... vì vậy, công việc này lại quay ngược trở lại với các phòng chuyên đề. Chưa tìm ra được hướng đi phù hợp.

Các chương trình phát thanh kinh tế chưa chú trọng đúng mức đến nhu cầu tiếp nhận thông tin của thính giả, nói nhiều những vấn đề to tát, vĩ mô chung chung mà thiếu những nội dung thiết thực liên quan đến đời sống mà thính giả đang quan tâm.

Hiện nay, Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp (VOV1) cũng như các phòng chuyên đề về kinh tế mới chỉ có phòng Nông nghiệp & Nông thôn có bộ phận xử lý thư thính giả và phát song trong chuyên mục « Nhịp cầu nhà nông ». Còn lại, hầu hết các chương trình phát thanh kinh tế khác thiếu hẳn một kênh thu nhận những phản hồi từ thính giả, một phần do ít thính giả nghe đài hơn, hoặc ít có thính giả gửi thư về góp ý cho những chương trình này (chưa có một cuộc điều tra sâu - rộng nhu cầu thính giả...).

Hiện trạng sản xuất các chương trình kinh tế hiện nay chưa tạo được không khí làm việc, cả về mặt thời gian cũng như vật chất... để hình thành quá trình tư duy và tính phản biện trong các khâu sản xuất, giữa các bộ phận và các nhóm trực tiếp giao - nhận thành phẩm hoặc ngay trong một BTV thực hiện chương trình. Do vậy, cũng hạn chế tính sáng tạo của các BTV, phóng viên.

Hiện nay việc xây dựng các chương trình kinh tế phát trên hệ Thời Sự - Chính trị tổng hợp (VOV1) vẫn đang được thực hiện theo phương thức truyền thống, được nối tiếp qua nhiều thế hệ biên tập viên theo hình thức truyền miệng, tự học hỏi và có cả tình trạng mỗi người có một cách làm riêng tuỳ theo khả năng, trình độ và đặc điểm tâm lý, tính cách cũng như trạng thái sức khoẻ tại thời điểm thực hiện nhiệm vụ.

Trong số những thao tác sản xuất chương trình theo phương thức hiện nay, có những công đoạn đã được hợp lý hoá do kinh nghiệm cũng như sự sáng tạo của các biên tập viên, nhưng cũng có những công đoạn chưa khoa học, chưa được chú ý đúng mức, dẫn tới tình trạng mất nhiều thời gian cho những việc không cần hoặc những phần việc mất công một cách vô ích.

Bất cập về nguồn đầu vào của các bài viết có tính phản biện, thiếu những phân tích chuyên sâu về các vấn đề kinh tế vĩ mô. Biên tập viên thực hiện chương trình chưa chủ động được về lượng bài vở nên vẫn trong tình trạng « ăn đong », biên tập lấp sóng...

Tiểu kết Chƣơng 2:

Mặc dù đã trải qua 54 năm hình thành và phát triển, các chương trình phát thanh kinh tế đã khẳng định được vị trí quan trọng trên làn sóng của Đài TNVN. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một phần do chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức, mặt khác, còn do những tư duy chủ quan, nóng vội của một bộ phận lãnh đạo và ban đổi mới nội dung các chương trình phát thanh trên Hệ VOV1 khi không nghiên cứu một cách khoa học, bài bản mà tùy tiện sáp nhập, cắt xén, co cụm để đưa vào vận hành nên các chương trình phát thanh kinh tế đã bị mờ nhạt cả về nội dung, bản sắc chương trình lẫn mục tiêu, cách thức tuyên truyền.

Việc phân chia chương trình, cụm chương trình phát thanh kinh tế đã có quá nhiều thay đổi. Những luồng tư tưởng: các vấn đề kinh tế nên đi theo hướng nào, cách thức ra sao để phù hợp với việc phản ánh, thông tin nhanh các vấn đề trên Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp (VOV1)... đang là vấn đề đặt ra không chỉ cho nội bộ Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp (VOV1) mà còn là sự đổi mới, hoàn thiện việc vận hành một hệ phát thanh quan trọng bậc nhất của Đài TNVN.

Thiết nghĩ, những hạn chế nêu trên chỉ là tạm thời, hoàn toàn có thể khắc phục được nếu có những giải pháp khoa học, phù hợp, tích cực. Chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất những giải pháp về việc đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài TNVN trong chương 3 của luận văn này.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 90 - 93)