3.2.2.1. Đổi mới khung chương trình:
Có thể thấy, hầu hết các chương trình phát thanh kinh tế đều áp dụng một kết cấu khung, bao gồm 03 phần: nội dung, âm nhạc và lời dẫn. Đây là
một khung chương trình chuẩn, khá cứng, tồn tại từ rất nhiều năm nay và chưa có sự đổi mới cho phù hợp với cách thức thông tin thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Qua điều tra thăm dò ý kiến thính giả, các đồng nghiệp và chuyên gia, tác giả xin tổng hợp và đưa ra một số ý kiến về cách đổi mới như sau :
Thứ nhất là đổi mới về nội dung (tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, voxpox, chuyên mục...) :
- Không nhất thiết trong chương trình chuyên đề phải có tin. Hiện nay, trên VOV1, cứ 30 phút lại có một bản tin, không kể các chương trình thời sự chính, trong đó, số lượng các tin liên quan đến kinh tế luôn chiếm vị trí thứ 2 sau các tin chính trị - xã hội. Vì vậy, nên bỏ hẳn phần tin trong các chương trình chuyên đề, đặc biệt là trong các chương trình phát thanh kinh tế.
- Các thể loại bài phản ánh, phân tích, bình luận, phóng sự, phỏng vấn, chuyên mục... nên viết ngắn gọn, cô đọng, ít số liệu, lời lẽ nên đơn giản, dễ hiểu. Nên giới hạn trong khoảng 3-4 phút/tác phẩm (trừ những trường hợp phân tích, bình luận sự kiện, nội dung mang tính định hướng...).
- Tiếng động hiện trường là linh hồn của tác phẩm báo phát thanh. Tuy nhiên, nên lựa chọn những câu, ý đắt - thể hiện đúng chủ đề, làm nổi bật vấn đề khiến thính giả lưu tâm, và phải thật ngắn gọn, giới hạn trong khoảng 10-20 giây/tiếng động trong bài viết là vừa.
Trong xu thế toàn cầu hoá, chúng ta đang ngập trong thông tin. Vậy nên xu hướng của bài báo, các chương trình phát thanh, truyền hình ngày càng có xu hướng ngắn gọn, đưa thông tin trực tiếp.
Trong tham luận tại hội thảo về tin tức trong Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV 1) do Đài TNVN tổ chức ngày 30/8/2004, PGS. TS. Vũ Quang Hào đã trình bày một chuyên đề về " tâm lý tiếp nhận thông tin qua Đài phát thanh", trong đó, đưa ra một nguyên lý về "Lý thuyết thông tin" của Sannon từ năm 1948. Theo lý thuyết thông tin Sannon thì thông tin càng ngắn gọn, dễ
hiểu thì khả năng nhớ thông tin càng lớn. Hiện nay, một số tờ báo ở nước ta đã áp dụng khá thường xuyên "Lý thuyết thông tin này". Để độc giả dễ tiếp nhận thông tin, các báo đã tìm cách chia nhỏ những nội dung khác nhau trong cùng một bài báo và thậm chí đóng khung, tô màu các nội dung đó trên các ô đã chia nhỏ. Ví dụ tin về vụ án Lương Quốc Dũng can tội hiếp dâm trẻ em. Báo Thanh Niên giành một phần của trang báo để đưa tin về diễn biến của vụ án. Ở một góc của trang báo đó có đóng khung về lý lịch trích ngang của bị can Dũng. Ở giữa bài báo lại có một "cửa sổ" ghi những ý kiến của những người có thẩm quyền phát ngôn. v.v... với cách trình bày như vậy, độc giả có thể lựa chọn những thông tin quan tâm để đọc, thay vì phải đọc cả bài báo dài để lựa chọn những thông tin mà mình quan tâm.
Ở Đài phát thanh cũng cần làm như vậy. Thông tin cần được chia nhỏ, tách bạch ra những nội dung rõ ràng, cụ thể. Đài phát thanh có thể "đóng khung" bằng nhiều cách khác nhau, như thay đổi giọng đọc, dùng nhạc nền, nhạc cắt để tạo nên những trường độ âm thanh khác nhau gây ấn tượng cho người, nghe thay vì phải nghe một bài dài với một giọng đọc đều đều từ đầu đến cuối. Thực tế cho thấy là chúng ta nghe một phóng sự có nhiều tiếng động sẽ cảm thấy hứng thứ hơn nhiều khi phải nghe một bài viết chay không có tiếng động. Nghe một bản nhạc hứng thú hơn nghe một bài diễn văn dài .v.v... So sánh có thể khập khiễng, nhưng trách nhiệm của chúng ta là phải tìm mọi cách để tạo nên sự hứng thú của thính giả khi bật Radio.
Thứ hai là đổi mới về âm nhạc (nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền, nhạc chuyên mục...) :
Nhạc hiệu và nhạc chuyên mục là phần âm thanh gợi nhớ cho thính giả về một chương trình quen thuộc. Vì thế, không nên thay đổi nhạc hiệu, nhạc chuyên mục của các chương trình. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều chuyên mục, tiết mục chưa có nhạc chuyện mục. Phần nhạc cắt vẫn chưa thể hiện
được bản sắc của « nhạc cắt kinh tế ». Cần xây dựng một bộ khung chuẩn về nhạc cắt kinh tế có tiết tấu nhanh, khỏe, ngắn, vừa - phù hợp với thời lượng của các chương trình. Không nên để những đoạn nhạc cắt quá dài trong các chương trình phát thanh kinh tế, kiểu « lấp sóng ». Nên có những bản nhạc chờ để làm nhạc nền cho các tác phẩm phát thanh kinh tế cần nền...
Thứ ba là đổi mới trong phần lời dẫn - khâu nối các sản phẩm nội dung trong chương trình. Hiện nay, phần dẫn quá dài và nhiều khi dẫn chưa phù hợp với nội dung tác phẩm. Viết dẫn nên ngắn gọn, xúc tích, cô đọng nhằm gây sự chú ý của thính giả. Không nhất thiết phải đi theo các thức truyền thống là nêu khái quát toàn bộ chủ đề của tác phẩm. Phần dẫn, đôi khi chỉ cần «rút /trích» một câu/một ý nổi bật trong tác phẩm, tránh sự trùng lặp quá dài giữa phần dẫn với nội dung trong bài.
Việc đổi mới nội dung phần lời dẫn cũng đồng thời phải đổi mới trong cách dẫn/cách thể hiện của người dẫn chương trình: sao cho chất giọng phải phù hợp với nội dung của từng bài viết cũng như gắn kết được toàn bộ chương trình.
3.2.2.2. Thời lượng cho các chương trình phát thanh kinh tế:
Việc xây dựng khung giờ cũng như thời lượng chuẩn cho các chương trình phát thanh nói chung, chương trình kinh tế nói riêng là vô cùng cần thiết. Qua nghiên cứu, phần đông thính giả cho rằng, các chương trình phát thanh kinh tế nên có thời lượng từ 10-15 phút/chương trình, nên phát lại nhiều lần trong ngày và thời gian phù hợp nhất là sau các chương trình thời sự chính. Có tới gần 80% thính giả cho rằng nên phát sóng các chương trình kinh tế vào khoảng thời gian từ 7-8h sáng, 11-12 giờ trưa, 19-20h tối hàng ngày. Cá biệt, có những người mong muốn, cứ bật đài lên là được nghe các thông tin về kinh tế, được phân tích, mổ xẻ các vấn đề kinh tế mang tính thời sự nóng hổi, đang được dư luận quan tâm..
Mặc dù cố định khung chương trình và thời gian phát sóng là vô cùng cần thiết đối với đặc thù phát thanh là dễ nhận biết, quen thuộc... Tuy nhiên, cũng nên xây dựng một khung thời lượng mở, năng động cho các chương trình phát thanh nói chung, chương trình kinh tế nói riêng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của thính giả đối với từng chương trình để có sự thay đổi, ứng biến phù hợp, kịp thời mà không xảy ra sự xáo trộn, ảnh hưởng lớn về toàn bộ khung thời lượng phát sóng các chương trình trên toàn hệ.
Cần nghiên cứu kết cấu lại các chương trình trong Hệ một cách hợp lý. Theo đó, nên giảm thời lượng mô ̣t số chương trình theo hướng chia nhỏ.
Hiện nay, nhiều chương trình chuyên đề có thời lượng từ 20 phút đến 25 phút, mà lại phần lớn là đọc "chay" thì khó có thể tạo nên sự hứng thú đối với người nghe. Có thể lấy ví dụ một số chương trình phát thanh kinh tế hiện nay còn quá dài như : chương trình Nông nghiê ̣p & Nông thôn ( 20'), Công nghiệp và thương mại (20') , Lao động & Công đoàn (20'), Tài nguyên & Môi trường (25’), Khoa học & Công nghệ (25’)...
Các chương trình này nên kết cấu theo hướng chia nhỏ theo từng cụm chương trình. Có thể chia khung thời lượng đó làm 2 chương trình (có phát đi và phát lại). Làm được như vậy thì vẫn đảm bảo thời lượng và thời gian tiếp nhận thông tin. Mặt khác, những thông tin quan trọng về một lĩnh vực nào đó thì rất cần được nhắc lại một số lần trong ngày. Mục đích là để thông tin đó không bị "rơi" khỏi tai của người nghe. Việc chia nhỏ các chương trình sẽ không chỉ đáp ứng được yêu cầu này mà còn tiết kiệm được nguồn nhân lực.
Không nên sắp xếp các chương trình theo chủ đề trong cùng cùng một múi thời gian, cũng như trong một mâm cơm chẳng khi nào có 2 món ăn giống nhau. Ví dụ: hiện nay các chương trình Tài nguyên & môi trường, Khoa học & công nghệ, Công nghiệp & Thương mại… sắp xếp khá liền nhau từ 8h05 đến 9h35 là không hợp lý. Người nghe nếu muốn nghe các chuyên đề
khác thì phải chờ đợi quá lâu, và phần lớn trong số họ sẽ không đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Hơn nữa, nghe hàng tiếng đồng hồ về một lĩnh vực kinh tế trên đài phát thanh theo cách làm cũ thì rất nặng nề, khô cứng. Các chương trình trong cụm buổi sáng cũng tương tự: 5h15- 5h50 : nông thôn ngày nay, chương trình giành cho ngư dân, chương trình thị trường, giá cả... cũng đều thuộc về chủ đề kinh tế được phát liền mạch cộng với nhiều phút quảng cáo cũng mang nội dung giới thiệu ản phẩm, kinh tế mà không có sự giảm tải bằng các thông tin âm nhạc, giải trí… cũng rất khó tiếp nhận vào lúc mới tỉnh dậy, bắt đầu cho một ngày mới.