Vị trí của Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1):

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 25)

1.3.1. Hệ phát thanh:

Xu thế phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin làm cho nhu cầu của con người ngày càng có tính khu biệt, hay nói cách khác là sự “cá biệt hóa” sản phẩm theo thị hiếu của từng nhóm nhỏ, từng gia đình, từng cá nhân đơn lẻ.

Trong nền văn minh công nghiệp, người ta tuân thủ 6 nguyên tắc là: Tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa, đồng bộ hóa, sự tích tụ, cực đại hóa và tập trung hóa. Ngày nay, trong thời đại văn minh hậu công nghiệp - nền văn minh tin học, các nguyên tắc này đang dần dần thay đổi. Truyền thông đại chúng hiện nay không giống như trước, mà nó đi sâu vào việc đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng nhiều chiều, thông tin sâu cho từng đối tượng, từng

nhóm nhỏ. Thực tế cho thấy, quá trình “phi đại chúng hóa” các phương tiện truyền thông diễn ra hết sức mạnh mẽ ở tất cả các loại hình thông tin đại chúng, đặc biệt là phát thanh và truyền hình.

Phát thanh là phương tiện thông tin đại chúng phục vụ đông đảo công chúng. Các đài phát thanh phục vụ hàng triệu người nhưng cũng chấp nhận chỉ phục vụ một người, hoặc một nhóm người trong một thời gian nhất định. Xu thế chung của phát thanh hiện nay là ngày càng cố gắng xác định rõ đối tượng để phục vụ. Chính vì vậy, tất cả các đài phát thanh lớn trên thế giới đều hình thành những Hệ phát thanh riêng biệt.

Ví dụ: Đài phát thanh quốc gia Austraylia hiện có 07 kênh phát thanh, trong đó có các kênh như: News rađio, local Radio; Rađio National; Classical musis FM; Tripple J (nhạc giành cho tuổi trẻ); đài đối ngoại...

Đài phát thanh Trung ương Trung quốc hiện có 9 hệ phát thanh trong đó có các hệ thời sự chính trị, hệ tiếng nói kinh tế, tiếng nói âm nhạc, tiếng nói đô thị, tiếng nói dân tộc, tiếng nói Văn nghệ... Trong đó, hệ Thời sự chính trị là hệ tin tức, còn các hệ khác đều mang tính chất chuyên đề phục vụ đối tượng.

Đài BBC nằm trong hệ thống phát thanh tại Liên hiệp Vương quốc Anh cũng có rất nhiều kênh phục vụ các đối tượng khác nhau, ví dụ: BBC radio1 chuyên nhạc Rock và Pop cho thính giả dưới 25 tuổi; BBC radio2 cho thính giả trên 50 tuổi; BBC radio3 chuyên phát nhạc cổ điển; BBC radio4 chuyên về tin tức thời sự; BBC radio5 chỉ chuyên các chương trình trực tiếp. Ngoài ra còn hệ thống các đài phát thanh thương mại và các đài của địa phương...

Đài phát thanh Thụy Điển (SR) cũng có tới 32 kênh khác nhau, trong đó có kênh 1 cũng phát thời sự chính trị với nhiều bản tin và phóng sự; kênh 2 chuyên về giáo dục và âm nhạc; kênh 3 là giành cho lứa tuổi dưới 40 và kênh 4 chủ yếu phát tin tức và chương trình hướng về các địa phương...

Sự phân chia các kênh này là xu hướng tất yếu, nhưng nội dung lại tùy theo tập quán của mỗi quốc gia. Ví dụ ở châu Âu bắt buộc phải có một kênh riêng giành cho người yêu thích Âm nhạc cổ điển. Người ta phát nhạc cổ điển cả ngày đêm và có những chương trình hòa nhạc cổ điển trực tiếp với sự tham gia của hàng nghìn thính gỉa trong phòng thu lớn và hàng triệu người khác qua Rađio. Nếu như kênh giáo dục, đào tạo ở châu Âu ngày càng có xu hướng thu hẹp lại thì ở Châu Á và các nước đang phát triển kênh này lại có xu hướng phát triển mạnh hơn. Ở Việt Nam, Hệ Văn hóa và đời sống xã hội (VOV2) Đài TNVN có chương trình giáo dục từ xa, dạy ngoại ngữ hoặc các chương trình phổ biến kiến thức khác… là một trong những hệ phát thanh có nhiều người nghe, đặc biệt là những người trẻ đang cần kiến thức và kinh nghiệm sống. Sở dĩ phân ra các kênh/hệ khác nhau, bởi càng ngày người nghe càng có xu hướng muốn được lựa chọn nội dung chương trình phù hợp với mình. Nếu họ muốn được cập nhật thông tin từng giờ, từng phút thì đã có kênh Thời sự - Tin tức; muốn biết tình hình giao thông đã có kênh Giao thông, thời tiết… Đặc biệt là giới trẻ và người già trên 50 tuổi luôn là hai đối tượng được quan tâm phục vụ với các kênh riêng biệt. Hầu như đài phát thanh nào trên thế giới cũng có kênh nhạc Rock và POP giành cho tuổi trẻ. Chương trình âm nhạc này được đan xen với chương trình tin tức ngắn gọn, bình luận thời sự nhanh và đa dạng... khiến cho giới trẻ vừa được nghe nhạc, vừa biết thông tin. Cùng với đó kênh giành cho đối tượng người trên 50 tuổi với các loại nhạc cổ điển, đồng quê và những bản tin đọc với tốc độ chậm hơn, nhiều tin dài hơn.

Với Đài Tiếng nói Việt Nam, nếu như trước đây các chương trình phát thanh chỉ phát sóng trên cùng một hệ nối tiếp nhau phục vụ tất cả các đối tượng, thì từ năm 1990, Đài TNVN đã hình thành 3 hệ phát thanh song song phục vụ các đối tượng thính giả khác nhau. Việc xây dựng các hệ phát thanh riêng rẽ xuất phát từ quan điểm: Phát thanh không nên chỉ bắt thính giả nghe

những gì mình có, mà phải nói những điều thính giả cần, quan tâm. Cho tới nay, Đài TNVN đã thành lập 6 hệ tương đương với 6 kênh sóng , phục vụ cho từng đối tượng riêng biệt.

Như vậy, Hệ phát thanh còn gọi là kênh phát thanh chuyên phục vụ một hoặc một nhóm đối tượng người nghe cụ thể. Trong một thời lượng nhất định, hệ phát thanh có nhiều chương trình phát thanh, hoặc show phát thanh riêng, nhưng nội dung và hình thức đều thống nhất theo một tiêu chí được xác định. Hệ phát thanh có bản sắc riêng, được phát trên một hay nhiều tần số trong một khoảng thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)