Giải pháp quảng bá, mở rộng diện phủ sóng và nghiên cứu thính giả nghe Đài:

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 106 - 111)

nghe Đài:

3.2.3.1. Quảng bá trên các phương tiện truyền thông của Đài TNVN:

Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay là đơn vị duy nhất có đầy đủ các loại hình báo chí: báo phát thanh, báo in giấy, báo điện tử trên internet và báo hình (phát thanh có hình). Đây là điều kiện tốt để có thể quảng bá các chương trình phát thanh của Đài TNVN nói chung, chương trình phát thanh kinh tế nói riêng tới mọi tầng lớp nhân dân, thính giả, khán giả và độc giả... Việc giới thiệu nội dung các chương trình phát thanh kinh tế sẽ phát trong ngày, trong tuần, trong tháng trên báo in và báo điện tử là vô cùng cần thiết. Thông qua những kênh này, người đọc báo giấy và đặc biệt là báo điện tử VOVNews có thể tìm nghe những nội dung mà họ quan tâm. Vì thế, nên dành vị trí đẹp của trang báo điện tử để giới thiệu thông tin quảng bá cho các vấn đề « nóng » của các chương trình kinh tế nói riêng, chương trình phát thanh nói chung của Đài TNVN.

Bên cạnh đó, cũng cần quảng bá các chương trình phát thanh kinh tế trên chính sóng phát thanh Hệ VOV1 và các Hệ phát thanh khác của Đài TNVN. Ví dụ như việc xây dựng các logo, mẩu quảng bá cho từng chương

trình kinh tế với độ dài 15-20 giây để phát sóng thường xuyên, phát đi phát lại nhiều lần trên các Hệ, đồng thời, cũng nên viết các quảng bá về nội dung của những bài viết có tính phản biện cao, những vấn đề, sự kiện kinh tế đang được dư luận quan tâm để « rao sóng » trên chính Hệ VOV1 để thính giả có thể nghe được và ghi nhớ khoảng thời gian phát sóng để nghe...

3.2.3.2. Phát sóng trực tuyến và lưu trữ / hỗ trợ tra cứu, có thể nghe lại những nội dung chương trình kinh tế thính giả quan tâm, những vấn đề kinh tế quan trọng trên báo điện tử VOVNews của Đài TNVN:

Cùng với việc quảng bá các chương trình phát thanh kinh tế trên báo điện tử VOVNews thì việc phát sóng trực tuyến và lưu trữ các chương trình phát thanh kinh tế trên trang website: www.vov.vn là vô cùng hữu ích.

Hiện nay, báo điện tử VOVNews đã phát sóng trực tuyến 04 hệ phát thanh quan trọng nhất của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), đó là: Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp (VOV1), Hệ văn hóa và đời sống khoa giáo (VOV2), Hệ Âm nhạc thông tin giải trí (VOV3) và Hệ phát thanh đối ngoại (VOV6). Thông qua website: www.vov.vn, thính giả trên khắp mọi miền Tổ quốc, năm châu bốn biển đều có thể nghe được các Hệ phát thanh nói trên của Đài TNVN. Một lợi thế riêng có, vượt khuôn khổ ranh giới quốc gia. Với chiếc radio được đặt trang trọng phía bên phải màn hình - hỗ trợ nghe trực tuyến 04 hệ VOV1, VOV2, VOV3, VOV6 (trước là VOV5) - giúp độc giả dễ dàng trở thành thính giả của Đài TNVN chỉ bằng một nhấp chuột theo chỉ dẫn và chọn lựa.

Tuy nhiên, việc lưu trữ các chương trình để thính giả có thể tìm nghe lại thì chưa được nhiều, mới chỉ có một số chương trình thời sự chính trị nổi bật (không nhiều), hoặc các chương trình Đọc truyện đêm khuya, Cửa sổ tình yêu, Quick & Snow Show, Quà tặng âm nhạc…

Trong khi, rất nhiều các chương trình « Diễn đàn kinh tế trực tiếp » có nội dung tốt, được nhiều thính giả quan tâm thì lại chưa được quan tâm lưu trữ để phục vụ thính giả có nhu cầu nghe lại trên VOVNews. Với thiết bị công nghệ ngày càng tiên tiến, khả năng lưu trữ dữ liệu thông tin với khối lượng lớn, nếu có sự đầu tư một cách có bài bản, khoa học, cùng với sự phối hợp đồng bộ các loại hình, phương thức phát thanh và báo điện tử, Đài TNVN hoàn toàn có thể phục vụ nhu cầu thính giả nghe lại nhiều chương trình phát thanh trên Internet, thông qua báo điện tử VOVNews một cách an toàn.

Theo tác giả, các chương trình phát thanh kinh tế nói riêng, chương trình phát thanh nói chung (ít nhất là các chương trình trên Hệ VOV1) nên được lưu lại trên VOVNews một khoảng thời gian nhất định, trong một ngày để thính giả có thể nghe lại được vào những khoảng thời gian họ có thể chủ động nghe. Một số Diễn đàn kinh tế giao lưu trực tiếp có thể lưu lại lâu hơn, trong khoảng thời gian một tuần đến một tháng. Có thể lập diễn đàn trao đổi trên VOVNews về những vấn đề kinh tế từ các chương trình, bài viết đã phát sóng. Đây cũng là cách thức tăng cường thông tin và phản hồi của thính giả.

Có thể nói, báo điện tử VOVNews đã thực sự trở thành một kênh hỗ trợ đắc lực trong việc tuyên truyền quảng bá phương tiện phát thanh truyền thống (radio) tới mọi người dân trên toàn thế giới thông qua mạng internet - mà trực tiếp là báo điện tử VOVNews. Trong thời đại bùng nổ thông tin, đặc biệt, với thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của truyền hình và công nghệ số, thời đại internet - thời đại của báo mạng… thì việc phát sóng các chương trình phát thanh thông qua báo điện tử VOVNews thực sự đã thu hút một lượng thính giả lớn từ khắp năm châu bốn bể. Không cần thêm thiết bị thu phát sóng cũ kỹ (là chiếc radio), hay thiết bị hỗ trợ khác (như điện thoại, tivi, phương tiện kỹ thuật thu phát sóng…), chỉ với chiếc máy vi tính (computer) được kết nối internet - mọi độc giả đã có thể trở thành thính giả của VOV, thông qua báo

điện tử VOVNews với các tên miền www.vov.vn hoặc www.vovnews.vn. Vì vậy, việc tận dụng kênh thông tin này để quảng bá và nghiên cứu nhu cầu thính giả về các chương trình phát thanh nói chung, chương trình phát thanh kinh tế nói riêng sẽ cho hiệu quả cao, trên quy mô rộng, với chi phí thấp.

3.2.3.3. Nghiên cứu, điều tra thính giả một cách khoa học cho từng chương trình, đối tượng cụ thể:

Nghiên cứu, điều tra thính giả là một trong những vấn đề cần thiết phải thực hiện đối với bất cứ một chương trình phát thanh nào, trong đó có chương trình phát thanh kinh tế. Thính giả sẽ trực tiếp nhận xét, góp ý về nội dung cũng như hình thức của từng chương trình kinh tế sau khi phát sóng. Họ cũng sẽ cung cấp thông tin cho chương trình. Nguồn thông tin này cực kỳ có giá trị vì nó không chỉ giúp cho lãnh đạo, Ban biên tập về cách thức cung cấp thông tin theo nhu cầu thính giả mà còn giúp các phóng viên và BTV có thêm những thông tin mới, cách diễn đạt mới, phù hợp hơn, năng động hơn.

Việc điều tra thính giả của các chương trình phát thanh kinh tế cần được tiến hành thường xuyên, cùng với các cuộc điều tra chung do Đài TNVN tiến hành hoặc các đơn vị đối tác của Đài tiến hành, thì bản thân Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp (VOV1) phải tiến hành điều tra ý kiến thính giả từng tháng, từng quý và từng năm. Việc điều tra giúp nắm bắt được lượng thính giả, những vấn đề thính giả quan tâm, những ý kiến đề xuất của thính giả… để từ đó điều chỉnh nội dung cũng như hình thức của chương trình. Cũng nên học tập kinh nghiệm của các nước là thuê một công ty truyền thông độc lập điều tra toàn diện thính giả của chương trình phát thanh kinh tế. Kết quả của cuộc điều tra sẽ giúp cho Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp (VOV1) có sự điều chỉnh về nội dung cũng như hình thức thể hiện chương trình một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh việc nghiên cứu thính giả thông qua việc phát phiếu điều tra, tham khảo ý kiến, tác giả cũng đã dành thời gian trao đổi với một số chuyên gia đã từng công tác trong ngành phát thanh, những người đang thực hiện các chương trình phát thanh kinh tế trong Đài TNVN và thính giả thường xuyên nghe các chương trình trên sóng Hệ VOV1 của Đài TNVN là kiểm thính của Đài. Tác giả tổng hợp những nhận xét, góp ý tâm huyết về cách thức đổi mới các chương trình phát thanh kinh tế của Đài TNVN :

3.3.1. Ông Trần Đức Nuôi (Nhà báo Vĩnh Trà) : sinh năm 1947, nguyên Trưởng ban Thư ký biên tập & thính giả, nguyên Trưởng ban Kinh tế - Khoa học & Công nghệ - Đài TNVN:

Với lập luận rằng : Các chương trình phát thanh kinh tế hết sức quan trọng, có vị trí then chốt, bởi vì : kinh tế là vấn đề trọng tâm của đất nước và thế giới. Đây là mối quan tâm lớn nhất, tập trung nhất của thính giả. Kinh tế có tác động biện chứng với các vấn đề môi trường, xã hội, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng. Đây cũng là địa bàn tham nhũng và chống tham nhũng một cách quyết liệt nhất.

Trong thời sự ngày nay không thể thiếu thông tin kinh tế, cả thông tin cụ thể và phân tích đi sâu vào chuyên đề, bình luận kinh tế...

Trên Đài TNVN có hai loại chương trình kinh tế, là: vĩ mô và cụ thể, luôn luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm giàu cho nhau. Rất tiếc, loại chương trình kinh tế vĩ mô trên Đài hiện chưa hay.

Trong các chương trình cụ thể có Nông nghiệp & Nông thôn là khá, vì nêu những vấn đề bức xúc, cách thể hiện sinh động, phóng viên có nghề; Sau đó là Công nghiệp & Thương mại.

Các chương trình kinh tế vĩ mô chưa hay, nhưng không vì thế mà bỏ đi. Cần cấu tạo lại hệ chương trình, trong đó, đặt vai trò quan trọng cho kinh tế vĩ mô. Đây là chương trình của thính giả có trình độ cao.

Đối với chương trình Diễn đàn kinh tế trực tiếp: rất cần, không thể thiếu, bởi nó là « diễn đàn » - một chức năng của tờ báo nói. Nó hay vì đề tài, chủ đề tập trung, nêu những vấn đề bức xúc. Nó sinh động vì có dối thoại trực tiếp giữa nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học... với thính giả. Nó hấp dẫn vì giải tỏa bức xúc, giải đáp thắc mắc, băn khoăn của thính giả..

Lượng thông tin về các vấn đề kinh tế trên Đài TNVN hiện nay vẫn còn ít. Cần thay đổi, thông qua việc tăng thời lượng các vấn đề kinh tế, rút ngắn bớt thời gian một số chương trình và tăng cường phát lại.

Thông tin phải nhanh, kịp thời, ngắn gọn, súc tích, cụ thể. Cần có nhiều điều tra, bình luận, phân tích. Cả hai đều rất cần và bổ sung cho nhau.

Để làm được điều này, cần tập trung vào 04 vần đề sau :

- Một là, phải đổi mới khung chương trình, đúng bản sắc hệ, trong đó: thời sự chính trị và kinh tế là nòng cốt - Tin tức, bình luận, phản ánh là chủ yếu. - Hai là đổi mới cơ cấu tổ chức. Tổ chức nguồn nhân lực hợp lý, chuyên nghiệp. Chú ý đến mối quan hệ với Trung tâm tin.

- Ba là, đổi mới phương thức sản xuất chương trình. Tăng cường trực tiếp. Tăng thêm âm nhạc chủ đạo.

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)