ĐẠO DIỄNDẪN

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 33)

tập viên, phóng viên, khách mời, công chúng tham gia chương trình…

Âm nhạc: Gồm nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc nền, nhạc minh họa, bài hát

Tiếng động: hiện trường, trong phòng thu, thu qua điện thoại…

Chương trình phát thanh có thời lượng ổn định và phát trong thời gian nhất định. Mỗi chương trình phát thanh có một đối tượng thính giả rõ ràng. Có chương trình giành cho toàn bộ dân chúng (chương trình thời sự), có chương trình dành cho đối tượng như bộ đội, công an, chuyên gia, doanh nghiệp, thanh niên, phụ nữ, người già…(chương trình chuyên đề).

Muốn sản xuất được một chương trình phát thanh, thì dù là một đài nhỏ như đài phường, xã hay đài trung ương, đều phải thành lập những ekip sản xuất chương trình. Ekip này gồm:

Hình 1.2: Mô hình ekip thực hiện chương trình phát thanh

Đạo diễn: Là người chịu trách nhiệm chính tổ chức thực hiện chương trình; đề ra kế hoạch, đề tài, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành

ĐẠO DIỄN DẪN DẪN CHƢƠNG TRÌNH PHÓNG VIÊN BIÊN TẬP VIÊN KỸ THUẬT VIÊN

viên trong nhóm; viết kịch bản, lập đồng hồ chương trình. Đạo diễn trực tiếp điều hành thành viên trong nhóm và đưa ra quyết định xử lý tình huống xảy ra trong quá trình phát sóng.

Dẫn chương trình: Là người dẫn dắt chương trình từ đầu đến cuối. Chịu trách nhiệm kết nối từng phần của đồng hồ chương trình bằng những lời dẫn do chính mình viết hoặc viết lại.

Phóng viên: Là người chịu trách nhiệm viết tin, bài, phỏng vấn... cung cấp theo yêu cầu của Ban biên tập.

Biên tập viên: Là người chịu trách nhiệm sản xuất chương trình, biên tập và trình bày phần tin, phỏng vấn khách mời.

Kỹ thuật viên: Là người chịu trách nhiệm thu thanh, pha âm chương trình phát thanh và phát sóng chương trình trực tiếp.

Chương trình phát thanh là một công trình tập thể. Mỗi vị trí có một vai trò quan trọng ngang nhau trong việc thực hiện chương trình. Tuy nhiên, người đạo diễn nắm vai trò quyết định từ việc tìm ra ý tưởng, phân công các thành viên và chịu trách nhiệm đến khi phát sóng.

1.4.1.3. Chương trình phát thanh kinh tế:

Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích. Nghĩa hẹp của từ này chỉ "hoạt động sản xuất và làm ăn của cá nhân hay hộ gia đình" như trong câu: Gia đình tôi chuyển đi xây dựng vùng kinh tế mới. Nghĩa rộng của từ này chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông" của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian, thường là một năm. Ví dụ câu: Kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức độ tăng trưởng là 8,2% năm 2006...

Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế.

Chương trình phát thanh kinh tế: thuô ̣c da ̣ng chương trình phát thanh chuyên đề, thực hiê ̣n chức năng thông tin đầy đủ , sâu sắc, có trọng tâm, trọng điểm. Trên cơ sở định nghĩa, khái niệm về chương trình phát thanh, với tính đặc thù của thông tin kinh tế trong các chương trình phát thanh kinh tế (mang tính chuyên biệt), có thể nêu khái quát về khái niệm chương trình phát thanh kinh tế như sau: “Chương trình phát thanh kinh tế là sự liên kết , sắp xếp hợp lý, khoa học giữa nội dung của các vấn đề, sự kiê ̣n thuộc lĩnh vực kinh tế được phản ánh , phân tích, bình luận… một cách chuyên sâu , thông qua viê ̣c dẫn dắt, kết nối các vấn đề , sự kiê ̣n liên quan và tạo điểm nhấn qua những chuyên mục, tiết mục… nhằm đáp ứng nhu cầ u thông tin về kinh tế của thính giả”.

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 33)