Về nội dung:

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 47 - 61)

2.1.1.1. Cung cấp thông tin nó ng hổi về các vấn đề kinh tế cho các chương trình thời sự trên Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp (VOV1) ::

Hệ Thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) của Đài TNVN được xác định là hệ phát thanh quan trọng nhất, có chức năng thông tin, tuyên truyền cho bạn nghe đài về đường lối, chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước; Phản ánh tổng hợp những vấn đề thời sự chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế , góp phần nâng cao kiến thức và định hướng dư luận . Với ý nghĩa đó, kết cấu của mô ̣t chương trình thời sự chính luôn bao gồm : Tin đối nô ̣i (thứ tự ưu tiên : hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nh à nước ; Tin về các hoa ̣t đô ̣ng chính tri ̣ , hô ̣i nghi ̣, hô ̣i thảo ; Tin kinh tế ; Các loại tin liên quan đến văn hóa , đời sống - xã hội) ; Tin đối ngoa ̣i (các loại tin và bình luận quốc tế ) ; Các loại tin khác (thể thao, giải trí...)...

Với một chương trình thời sự , bên cạnh thông tin chính trị thì thông tin về kinh tế , xã hội chiếm một phần quan trọng . Đây là những thông tin được các phóng viên/biên tâ ̣p viên quan tâm tìm kiếm , biên tập và giành thời lượng lớn trong phần tin và phần bài. Qua khảo sát thực tế tôi thấy thông tin kinh tế

trong các chương trình Thời sự chính của Đài TNVN chiếm vị trí thứ hai sau các tin chính trị, nội chính (không kể các tin tức quốc tế và dạng tin bài bài, bình luận đối ngoại nói chung).

Tần xuất xuất hiện tin kinh tế khá dày dặn trong các hoạt động hàng ngày chứng tỏ vai trò của nó trong đời sống, xã hội cũng như mối quan tâm của các biên tập viên về vấn đề này. Những thông số ấy đã phản ánh được

phần nào bức tranh hoạt động kinh tế của đất nước trong ngày hoặc trong một thời điểm nhất định nào đó mang tính thời sự cao.

Do tính chất phải thông tin nhanh nên có 3 thể loại thông tin kinh tế thường được sử dụng, là: tin (trong đó có tin chay, tin bình, tin có tiếng động), phỏng vấn và bài phản ánh. Vào các dịp tổng kết năm hoặc 6 tháng có bài phân tích sâu về hoạt động sản xuất kinh doanh của một số ngành, địa phương. Những thông tin kinh tế của chương trình thời sự luôn được đưa sớm và mở đầu cho các tranh luận về các vấn đề kinh tế chuyên sâu trong các chương trình kinh tế do phóng viên, biên tập viên của các chương trình phát thanh kinh tế của Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp (VOV1) thực hiện. Ví dụ, trong suốt 06 tháng đầu năm 2009, trong các chương trình Thời sự của Đài TNVN thường xuyên đưa tin, bài phản ánh nhanh nhạy về tình hình suy thoái kinh tế thế giới, các gói kích cầu của chính phủ nhằm hỗ trợ kinh tế trong nước... thì trong các chương trình Công nghiệp và Thương mại, Hội nhập kinh tế quốc tế, Lao động & Công đoàn… có các bài phân tích, bình luận mang tính chuyên sâu như : « Triển vọng kinh tế & những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam», hay « Kích cầu nội lực - cần lắm những chính sách hay », « Những bất cập trong các gói kích thích kinh tế», « Giải pháp phát triển thị trường nội địa », « Nguồn nhân lực thời suy thoái kinh tế », « Định hướng phát triển dạy nghề trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế »...

Qua khảo sát chương trình Thời sự chính phát 18h00 hàng ngày , từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2009: mỗi ngày chương trình phát khoảng 25-30 tin và phản ánh ngắn . Như vậy tổng số tin được phát trong vòng 6 tháng đầu năm 2009 là hơn 4.500 tin (không kể các tin kinh tế được phát trong các bản tin thời sự đầu giờ, giữa các giờ và các chương tình thời sự khác). Sau khi phân chia tỷ lệ các tin theo tiêu chí nội dung trong chương trình thời sự 18h00 hàng ngày, thu được kết quả như sau :

-Tin hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước: 520 -Tin về các hoạt động chính trị, hội nghị, hội thảo: 970 -Tin kinh tế: 800 -Các loại tin đời sống, văn hóa: 630 -Các loại tin quốc tế và bình luận quốc tế : 900 -Các loại tin khác : 400

Có thể biểu thị qua sơ đồ sau :

Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị tỷ lệ tin kinh tế trong Chƣơng trình Thời sự 18h00

2.1.1.2. Phân tích , bình luận chuyên sâu cá c lĩnh vực kinh tế mà thính giả quan tâm, mang tính giáo dục, định hướng dư luận xã hội trước các vấn đề kinh tế:

Kể từ khi hai chương trình phát thanh kinh tế đầu tiên ra đời, là Chương trình dành cho nông dân (nay là Nông nghiệp & Nông thôn) và Chương trình dành cho công nhân (nay là Công nghiệp & Thương mại), đến nay đã trải qua hơn 53 năm xây dựng và phát triển, các chương trình phát thanh kinh tế của Đài TNVN không ngừng phát huy những thế mạnh của mình, thông qua nhiều cây bút bình luận, phân tích sắc xảo được phân công theo dõi từng lĩnh vực

0 300 400 500 600 700 800 900 1000 Tin hoa ̣t đô ̣ng của lãnh đa ̣o Đảng, Nhà nước Tin về các hoạt động chính trị, hội nghị,

hô ̣i thảo

Tin về các vấn đề Kinh tế Tin về Đời sống, Văn Hóa Tin thời sự Quốc tế và bình luận Quốc tế Các loại tin khác

kinh tế chuyên sâu để thông tin đầy đủ từng góc độ của các vấn đề, sự kiện kinh tế mà thính giả quan tâm, nhằm định hướng dư luận, góp ý kiến xây dựng với Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan chức năng về việc điều hành chính sách kinh tế cũng như phát hiện những vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến kinh tế...

Về những đóng góp cơ bản của các chương trình phát thanh kinh tế Đài TNVN, như đã trình bày trong Chương 1 - phần 1.4.3 : Quá trình hình thành và phát triển của các chương trình phát thanh kinh tế . Có thể điểm lại để làm nổi bật hơn ở những chương trình cụ thể.

Chương trình đầu tiên có tên gọi là Nông thôn (1956-1959). Chương trình Nông thôn đổi mới [danh xưng là buổi phát thanh Nông thôn đổi mới ra đời sau Đại hội Đảng lần thứ 3]. Sau đó qua từng thời kỳ, có tên gọi là chương trình : Nông lâm ngư nghiệp ; Nông nghiệp ; Nông nghiệp và nông thôn. Từ 07/09/2003 đến nay là Nông thôn ngày nay.

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, chương trình Nông thôn đã tuyên truyền, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào « thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người », tất cả cho miền Nam ruột thịt, tất cả cho đấu tranh thống nhất nước nhà. Tuyên truyền tập trung, nhân điển hình tiên tiến là phương thức tuyên truyền có hiệu quả của chương trình, như : Phong trào « Gió Đại Phong » (HTX nông nghiệp Đại Phong ở Quảng Bình sản xuất giỏi) ; Phổ biến khoa học kỹ thuật mới về thâm canh lúa gắn liền với tên tuổi của các nhà nông học Lương Định Của, Bùi Huy Đáp... Mười năm liên tục, Đài TNVN ủng hộ chuyển vụ lúa chiêm thành vụ lúa xuân. Năm 1965, trong khói lửa bom đạn Mỹ, Thái Bình đạt năng suất 5 tấn/ha, trở thành quê hương « năm tấn ». Chủ tịch tỉnh Thái Bình khi đó đã tặng Tổng Biên tập Đài TNVN « Huy hiệu chiến sĩ năm tấn » với nhiều ý nghĩa sâu sắc mà thân thiết nhất là

làn sóng Đài quốc gia, chủ yếu qua chương trình Nông thôn đã gắn liền với thực tiễn đời sống nhân dân.

Để tuyên truyền nông nghiệp trên làn sóng gắn liền với thực tế cuộc sống, phóng viên gắn bó với xã viên, Đài TNVN đã kết nghĩa với HTX Văn Quán - nội dung kết nghĩa gắn liền với nội dung chương trình Nông thôn - là phổ biến chủ trương chính sách, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như cấy lúa xuân, chăn nuôi tiên tiến. Sau hai năm, Văn Quán từ đơn vị trung bình đã trở thành HTX tiên tiến điển hình không chỉ của tỉnh Vĩnh Phú mà còn nổi tiếng toàn miền Bắc. Từ Văn Quán, phóng viên Đài TNVN, chủ yếu là phóng viên nông nghiệp, đã rút ra nhiều bài học bổ ích về tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể.

Trước khi cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đài TNVN đã có bước chuyển hết sức quan trọng. Thời gian này gọi là tiền đổi mới. Quán triệt Nghị quyết TW6 (khóa IV), Đài TNVN đã nhạy cảm nắm bắt tư tưởng đổi mới tư duy của Đảng, đi sát thực tế, phản ánh kịp thời những chuyển biến mới, phát hiện nhân tố mới. Trung ương Đảng đã tự phên bình nghiêm khắc và sâu sắc về trì trệ, xuống dốc trong kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp (làm không đủ ăn), công nghiệp và phân phối lưu thông bế tắc, hàng hóa bị ứ đọng, đời sống nhân dân sa sút... Trong hoàn cảnh ấy, phóng viên Nông nghiệp đã phát hiện và dũng cảm nêu vấn đề « khoán chui » trên làn sóng Đài TNVN. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh đã mời phóng viên phòng Nông thôn là ông Trương Hữu Lợi đến nhà riêng báo cáo và lắng nghe tiếng nói từ thực tiễn qua chính kiến của nhà báo. Nhiều bài báo tiếp theo của Đài TNVN và các báo bạn đã tạo thành dư luận xã hội, góp phần đáng kể cho Trung ương tổng kết, hình thành quan điểm, nội dung và lộ trình khoán sản phẩm đến người lao động trong nông nghiệp, cho ra đời Chỉ thị 100, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị mà dư luận quen gọi là « khoán trăm, khoán mười ». Từ sự kiện này, cho ý

nghĩa to lớn và sâu sắc, đó là : do thay đổi cơ chế, chính sách, cách làm đã tạo bước chuyển về chất, từ làm không đủ ăn, thiếu lương thực đến chủ động làm đủ ăn, đảm bảo an ninh lương thực, tiến tới xuất khẩu gạo. Đến nay, Việt Nam là nước đứng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu gạo.

Quán triệt Nghị quyết lần thứ 5 Ban Chấp hành trung ương Đảng, Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, chương trình Nông thôn ngày nay tập trung thông tin tuyên truyền về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi HTX theo luật, xóa đói giảm nghèo, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, toàn dân xây dựng đời sống văn hóa... Các tiết mục : Câu chuyện quản lý, chuyện nông thôn, nhà nông tính chuyện làm ăn, giao lưu với nông dân, trang nông nghiệp miền trung, Câu chuyện truyền thanh, làm giàu trên đất quê mình... đã gắn kết với đời sống hàng ngày của bà con nông dân, của những người làm công tác quản lý nông nghiệp, được thính giả mến mộ...

Chương trình thứ 2, có vai trò quan trọng không kém, đó là lĩnh vực kinh tế công thương nghiệp.

Đối tượng của chương trình là công thương, công nhân và công đoàn. Chương trình phát thanh chuyên đề công nghiệp đầu tiên vào năm 1956 với tên gọi « Từ nhà máy đến công trường ». Năm 1967, Đài TNVN phối hợp với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện chương trình phát thanh Công nhân. Riêng ngày chủ nhật, chương trình mang tên « Công nghiệp hóa XHCN ». Từ năm 1974 đến 1996 là chương trình « Công nghiệp và lưu thông phân phối », sau đổi là « Công nghiệp và phân phối lưu thông». Từ năm 1997 đến nay là chương trình Công nghiệp & Thương mại.

Chương trình Công nghiệp và phân phối lưu thông là một trong những chương trình xung kích của Đài TNVN kiên quyết từ bỏ tư tưởng tập trung

quan liêu bao cấp, đi vào công cuộc đổi mới toàn diện, mà đột phá khẩu là đổi mới tư duy. Từ cuối năm 1979 đến 1986 là thời gian đầy trăn trở, thay đổi cách làm, nếp nghĩ. Không ỷ lại, trông chờ mà làm chủ thật sự, thực hiện khoán sản phẩm đến người lao động. Từ kế hoạch « ba phần » đến thị trường, từng bước tháo gỡ « cấm chợ ngăn sông » là cả quá trình gay go phức tạp. Thực tiễn mà phóng viên chương trình đắm mình trong đó đã thay đổi phương pháp thông tin tuyên truyền, thôgn tin toàn diện, đầy đủ, sống động, nhiều chiều đã lấn dần lối tuyên truyền khô cứng mệnh lệnh từ trên xuống. Đây là bước thay đổi phương cách thông tin tuyên truyền quan trọng của Đài TNVN.

Nội dung xuyên suốt của chương trình này trong suốt hơn 50 năm qua là đời sống, cuộc đời, tâm tư nguyện vọng của công nhân lao động trên các mặt trận sản xuất công nghiệp và xây dựng, tổ chức công đoàn không ngừng phát triển. Những đơn vị, cá nhân tiên tiến trong lao động, sản xuất xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là sự kiện, nhân vật tập trung qua những thiên phóng sự, bình luận được thính giả ghi nhận. Đó là khí thế làm việc khôi phục nền công nghiệp nước nhà của công nhân xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, xây dựng khu mỏ than Vàng Danh, tập thể tiên tiến Tổ đá nhỏ ca 3... Những loạt bài phản ánh về phong trào « Ba xây ba chống », « Gió Đại Phong, sóng Duyên Hải, cờ Ba Nhất »... Tiết mục « Thợ xây kể chuyện », « Búa tạ truyền tin chiến thắng » vẫn còn in đậm trong lòng người nghe một thời. Phóng viên chương trình Công nghiệp & Thương mại đã bám sát các công trình trọng điểm của đất nước, phản ánh trung thực công cuộc lao động sáng tạo của giai cấp công nhân, sau khi đất nước thống nhất như nối liền đường sắt Bắc-Nam, xây dựng dường dây 500 Kv, Thủy điện Sông Đà, Trị An, Nhiệt điện Phả Lại, dầu khí Vũng Tàu, hệ thống sân bay, cảng biển, xây dựng đường Hồ Chí Minh, xây dựng hệ thống cầu trên quốc lộ 1A...

Từ thực tiễn tuyên truyền, chuyên mục dành riêng cho công nhân và vấn đề công đoàn đã được xây dựng trở thành chương trình Lao động & công đoàn. Bằng những thông tin chân thực, chương trình đã phản ánh những bức xúc của công nhân lao động trong quan hệ lao động và việc làm, điều kiện làm việc, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, nhà ở, đời sống văn hóa tinh thần... Vấn đề được thính giả quan tâm là phát triển tổ chức công đoàn, bảo đảm quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài... Một trong những vấn đề trọng tâm của chương trình là xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân tiên tiến, hiện đại, khoa học, giàu chất xám và tổ chức công đoàn ngày càng lớn mạnh.

Trong những năm qua, với sự nỗ lực của phóng viên, biên tập viên chương trình đã cung cấp, phản ánh, phân tích, bình luận chuyên sâu những vấn đề liên quan, từ việc ca ngợi những tấm gương điển hình, đến phê phán những thói xấu, những khuyết điểm, tiêu cực... đem lại hiệu quả tuyên truyền, góp phần giáo dục và định hướng dư luận xã hội.

Chương trình khoa học kỹ thuật: Vấn đề phổ biến kiến thức khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống được Đài TNVN quan tâm, nhất là từ thời kỳ khôi phục và phát triển đất nước sau năm 1954 đến nay. Những năm 60 của thế kỷ 20, vấn đề phổ biến kiến thức khoa học và đời sống trở thành tiết mục chuyên sâu của Câu lạc bộ Khoa học và Đời sống thuộc Ban Đối nội. Năm 1976, phòng Khoa học và Đời sống trở thành một đơn vị của Ban Khoa giáo. Nội dung chủ yếu của chương trình là truyền đạt quan điểm, chủ trương, chính sách về cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Phổ biến kiến thức phổ thông về khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đời sống, đồng thời, nâng cao một số chuyên đề cho đối tượng là trí thức.

Một phần của tài liệu Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)