Thời gian phát sóng các chƣơng trình có yếu tốxã hội hóa

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 50)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

2.2.2.Thời gian phát sóng các chƣơng trình có yếu tốxã hội hóa

Trƣớc năm 2002, các thể loại chƣơng trình phát sóng chƣa đa dạng, chủ yếu là các thể loại cơ bản của lĩnh vực truyền hình. Các thể loại chƣơng trình Tin tức, Phóng sự, Phim tài liệu, Tọa đàm theo hƣớng chính luận chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thời lƣợng phát sóng. Thời lƣợng của kênh và cấu trúc chƣơng trình phát sóng khá đơn điệu, chƣa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khán giả truyền hình ở nhiều độ tuổi. Tính áp đặt một chiều từ phía đài truyền hình về chƣơng trình, thời gian phát sóng các chƣơng trình tồn tại trong một thời gian dài. Sau năm 2002, tƣ duy của ngƣời làm truyền hình từng bƣớc thay đổi, chƣơng trình đƣợc cải tiến, cập nhật theo các định dạng format mới. Cấu trúc phát sóng chƣơng trình đƣợc cân đối

44

theo thể loại, ngày càng chú ý đến nhu cầu của khán giả để có sự điều chỉnh phù hợp. Sự tác động từ công ty truyền thông và công ty quảng cáo vào cấu trúc, thời gian phát sóng chƣơng trình cũng là một thực tế khó có thể tránh khỏi trong quá trình hợp tác sản xuất.

Những năm gần đây, vì nhiều lý do, các đài truyền hình có xu hƣớng tập trung phát sóng các chƣơng trình giải trí có yếu tố xã hội hóa trong những khung giờ thu hút đông ngƣời xem. Sự điều chỉnh này theo xu hƣớng của thị trƣờng truyền thông, quảng cáo khi mà thói quen, sở thích của khán giả tập trung nhiều vào các chƣơng trình ở thể loại giải trí. Số liệu khảo sát vào năm 2008 - 2009 do Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên Giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh dựa theo tổng mẫu điều tra 1057 hộ với 3.572 nhân khẩu cho thấy rõ xu hƣớng này.

Bảng 2.8: Khảo sát thị hiếu khán giả truyền hình tại thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2008 2009 Phim 64,23% 71% Ca nhạc 32,19% 31% Thể thao 21,99% 23% Trò chơi truyền hình 18,29% 10% Cải lƣơng 13,11% 10%

Chƣơng trình thiếu nhi 11,11% 5%

Sân khấu kịch 8,94% 5%

Nguồn: Ban Tuyên Giáo Thành ủy TP.HCM Sở thích và thói quen của khán giả vẫn thể hiện tính ổn định trong từng khung giờ và thể loại giải trí vẫn là thể loại đƣợc quan tâm, yêu thích. Trong nhiều năm qua, khoảng thời gian nhàn rỗi thu hút đông ngƣời xem nhất theo cơ cấu thành phần, độ tuổi trung bình của khán giả thƣờng tập trung vào các khung giờ trong ngày nhƣ sau:

- Từ 6 giờ đến 8 giờ - Từ 11 giờ đến 13 giờ - Từ 17 giờ đến 19 giờ - Từ 19 giờ đến 22 giờ

45

Các khung giờ nêu trên là những khung giờ tập trung đông nhất số lƣợng khán giả theo dõi chƣơng trình giải trí và tổng số lƣợng các chƣơng trình giải trí thƣờng tỷ lệ thuận với số lƣợng chƣơng trình có yếu tố xã hội hóa. Và đƣơng nhiên, những chƣơng trình thu hút đông ngƣời xem sẽ là thƣớc đo để các đơn vị kinh tế quảng cáo sản phẩm của mình. Kết quả khảo sát các chƣơng trình có doanh thu cao nhất trong năm 2011 cho thấy 10 chƣơng trình có doanh thu cao nhất đều là các chƣơng trình có yếu tố xã hội hóa.

Bảng 2.9: 10 chƣơng trình có doanh thu cao nhất năm 2011

Chƣơng trình Kênh Thể loại Doanh thu

(tỷ đồng)

Bộ tứ 10A8 VTV3 Phim 137,5

Chúc bé ngủ ngon VTV3 Thiếu nhi 121,5

Thƣ giãn cuối tuần VTV3 Giải trí 117,6

Chiếc nón kỳ diệu VTV3 Giải trí 117,4

Vật chứng mong manh VTV9, HTV7 Phim 96,3

Vƣợt lên chính mình HTV7 Giải trí 91,4

Một thời ta đuổi bóng HTV7, VTC9 Phim 84,6

Ô cửa bí mật HTV7 Phim 83,7

Thử thách nghiệt ngã VTV3 Phim 83,2

Chào buổi sáng VTV1, HTV7 Tổng hợp 81

Nguồn: TNS Trong năm 2011, các chƣơng trình có tỷ lệ ngƣời xem cao nhất tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng đều là những chƣơng trình có yếu tố xã hội hóa (ngoại trừ chƣơng trình Chúc mừng năm mới) đƣợc phát sóng vào khung giờ buổi tối.

Bảng 2.10: Các chƣơng trình có tỷ lệ ngƣời xem cao nhất 2011 tại TP. Hồ Chí Minh

Tên chƣơng trình Thể loại Tỷ lệ Rating

Trở về Phim 6,4

Tiếng hát mãi xanh Ca nhạc 5,6

Táo rồng 2012 Sân khấu 4,3

Chúc mừng năm mới 3,8

Giải thƣởng truyền hình HTV

Sự kiện giải trí 3,7

46

Trong năm 2012, các chƣơng trình có yếu tố xã hội hóa vẫn tiếp tục dẫn đầu về mức độ thu hút ngƣời xem trong tổng số chƣơng trình đƣợc khảo sát. Thể loại phim, ca nhạc giải trí và truyền hình thực tế có tỷ lệ rating cao. Số liệu khảo sát cho thấy, thị hiếu và thời gian theo dõi các chƣơng trình của khán giả không có sự thay đổi trong các khung giờ nhƣ đã thống kê ở phần trên. Tất cả các chƣơng trình đều có yếu tố xã hội hóa thông qua liên kết sản xuất với các công ty truyền thông tƣ nhân.

Bảng 2.11: Khảo sát các chƣơng trình nối bật nhất đến tháng 8/2012

Chƣơng trình Kênh Thể loại Thời gian Rating

Khi ngƣời ta yêu Vĩnh Long Phim 17g 7,6

Vƣợt lên chính mình HTV7 Giải trí 20g 5,2

Giọng hát Việt VTV3 Giải trí 21g 5,2

Đại náo nữ nhi quốc Vĩnh Long Phim 11g30 4,9

Tây du ký HTV3 Phim 21g30 4,8

Ngôi nhà mơ ƣớc HTV7 Giải trí 19g30 4,6

Tiếu lâm bách nghệ HTV7 Giải trí 22g 4,4

Bao thanh thiên SCTV Phim 22g 4,3

Một phút để chiến thắng

HTV7 Giải trí 21g 4,2

Thông điệp yêu thƣơng

HTV7 Giải trí 22g 4,1

Nguồn: TNS

Cũng theo số liệu phân bổ quĩ thời gian, khán giả truyền hình nói chung dành phần lớn quĩ thời gian cho thể loại phim truyền hình và các thể loại giải trí khác trong tổng thời lƣợng theo dõi các chƣơng trình truyền hình. Khán giả truyền hình ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ có tổng thời gian xem phim truyền hình cao nhất so với khán giả ở một số tỉnh, thành phố khác. Khung thời gian có nhiều khán giả xem nhất cũng đồng thời là khung thời gian phát sóng các chƣơng trình mang tính chất giải trí nhiều nhất. Điều này cho thấy, nhu cầu, sở thích và thói quen xem truyền hình của khán giả là một trong những yếu tố quan trọng để các công ty truyền thông, công ty quảng cáo đầu tƣ sản xuất chƣơng trình và đăng ký phát sóng.

47

Hình 2.1: Tỷ lệ thời gian xem các thể loại chƣơng trình tại các thành phố lớn

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy một vài điểm chung thể hiện qua mối quan hệ giữa thói quen, sở thích của khán giả, số lƣợng khá giả theo dõi chƣơng trình với doanh thu quảng cáo. Mối quan hệ này thƣờng là tỷ lệ thuận. Mặc dù mối quan hệ tỷ lệ thuận này không mang yếu tố quyết định, song tỷ suất ngƣời xem cao thể hiện xu hƣớng thị hiếu của công chúng, xu hƣớng quảng cáo và chính xu hƣớng này tác động đến kế hoạch sản xuất, cấu trúc phát sóng…

Hình 2.2: Khảo sát tỷ lệ ngƣời xem và thị hiếu khán giả trong từng khung giờ trong ngày vào 2 tháng 7 và tháng 8 /2012: 0 1 2 3 4 5 6 7 Rating% VTV9 HTV7 HTV9 HTV2 HTV3 VL1 SCTV9 SCTV7

48

Kết quả từ bảng khảo sát đối với chƣơng trình phát sóng của các đài truyền hình trong từng khung giờ tiếp tục khẳng định thị hiếu của khán giả tập trung vào thể loại phim truyền hình và giải trí vẫn là xu hƣớng chủ đạo. Vì vậy, thời gian phát sóng các chƣơng trình để tăng doanh thu quảng cáo cũng phụ thuộc vào các tiêu chí này.

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 50)