Tổng quan về thực tiễn hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 27)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

1.3. Tổng quan về thực tiễn hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình

và tác động khách quan. Đến thời điểm hiện nay, hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình bao gồm: xã hội hóa sản xuất chƣơng trình và xã hội hóa truyền dẫn phát sóng với yêu cầu, mục tiêu cao nhất vẫn là phát triển sự nghiệp truyền hình, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm truyền hình chất lƣợng cao, phục vụ lợi ích và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Để đảm bảo tính định hƣớng và vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong lĩnh vực truyền hình, cho đến thời điểm này, mặc dù đã thực hiện xã hội hóa ở cả 2 lĩnh vực liên quan đến nội dung và hạ tầng kỹ thuật nhƣng nội dung chƣơng trình đƣợc phát sóng vẫn do các đài truyền hình kiểm soát và chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình.

1.3. Tổng quan về thực tiễn hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình tại Việt Nam Việt Nam

Ngành truyền hình Việt Nam ra đời và phát sóng thử nghiệm đầu tiên từ năm 1970. Từ năm 1970 đến nay, ngành truyền hình Việt Nam nói chung đã có bƣớc phát triển rất nhanh về mọi mặt. Qui mô tổ chức ngày càng mở rộng, phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại, số lƣợng và chất lƣợng các nội dung chƣơng trình nâng cao...Sự phát triển chung của đất nƣớc trong hơn 25 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới đã làm thay đổi vị thế, diện mạo của nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực truyền hình. Trƣớc năm 1975, từ một đơn vị truyền hình duy nhất là Vô tuyến truyền hình Việt Nam (Đài Truyền hình Việt Nam) chỉ có 1 kênh phát sóng khoảng vài tiếng đồng hồ/ngày, đến nay, cả nƣớc đã có 67 đài truyền hình Trung ƣơng và địa phƣơng với hàng trăm kênh phát sóng liên tục 24/24. Riêng Đài Truyền hình Việt Nam hiện đã có 9 kênh truyền hình quảng bá và 18 kênh truyền hình tự sản xuất trên hệ thống cáp.

Các đài phát thanh - truyền hình các tỉnh, thành phố cũng tăng đáng kể số lƣợng kênh phát sóng. Ngoài ra, trong những năm gần đây đã thành lập thêm Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Kênh truyền hình Thông tấn xã, Kênh phát thanh có hình Đài Tiếng nói Việt Nam và kênh truyền hình An ninh đƣợc phát sóng dƣới các

21

hình thức truyền dẫn khác nhau. Sự phát triển nhanh về qui mô, số lƣợng kênh, số lƣợng chƣơng trình truyền hình ở từng giai đoạn là hoàn tòan phù hợp với đƣờng lối đổi mới, phù hợp yêu cầu và nhu cầu phát triển chung. Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi thông qua chủ trƣơng, đƣờng lối, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực truyền hình của Đảng, Nhà nƣớc, có thể khẳng định, một trong lý do đột phá dẫn đến sự phát triển nhanh của ngành truyền hình là việc mạnh dạn thực hiện từng bƣớc chủ trƣơng xã hội hóa. Xã hội hóa sản xuất chƣơng trình là cơ sở để nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa sản phẩm truyền hình, tăng doanh thu quảng cáo để phục vụ phát triển sự nghiệp truyền hình.

Trƣớc khi Bộ Thông tin - Truyền thông ban hành Thông tƣ số 19/2009/TT- BTTTT vào ngày 28 tháng 5 năm 2009 trở về trƣớc, hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình đã phát triển qua nhiều giai đoạn với hình thức, qui mô và tính chất khác nhau.

* Về hình thức, tính chất xã hội hóa trong cơ chế bao cấp:

Nếu hiểu xã hội hóa theo khái niệm thu hút nguồn lực xã hội cùng tham gia vào một số hoạt động mà trƣớc đó chỉ đƣợc một đơn vị, một bộ phận hay một ngành chức năng thực hiện thì có thể nhận thấy hình thức xã hội hóa theo khái niệm này đã tồn tại từ ngay trong thời kỳ còn chế độ bao cấp. Ví dụ nhƣ ngành Thể dục Thể thao đã từng huy động nguồn nhân lực để tạo cơ sở vật chất, sân tập thể thao ở các địa phƣơng; vận động các trƣờng học, địa phƣơng dành đất làm sân thể thao, làm bể bơi cho học sinh tập luyện; hoạt động thể dục thể thao không chỉ do ngành thể thao tổ chức mà các lực lƣợng, tổ chức chính trị - xã hội khác ngoài ngành nhƣ lực lƣợng vũ trang, giáo dục, thanh niên, phụ nữ cũng tham gia tổ chức các hoạt động thể dục thể thao trong phạm vi của tổ chức mình. Các ngành, lĩnh vực khác cũng đã có nhiều hoạt động tƣơng tự nhằm thu hút nguồn lực ngoài ngành chăm lo cho công tác giáo dục, thể thao…Bản chất mục đích của cách làm này đến nay vẫn đƣợc tiếp tục thực hiện nhƣng có sự thay đổi về tính chất, qui mô, hình thức hợp tác và phƣơng thức thực hiện theo các tiêu chí khác nhau, phù hợp với đặc thù của nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc.

22

Riêng lĩnh vực truyền hình cũng không nằm ngoại lệ. Ngay từ những thời kỳ đầu, bên cạnh các chƣơng trình truyền hình do ngƣời làm truyền hình sản xuất thì ngành truyền hình cũng đã phối hợp sản xuất chƣơng trình truyền hình thông qua sự hợp tác, hỗ trợ của các ngành khác. Việc phối hợp sản xuất xuất phát từ nhiều yêu cầu khác nhau về nhiệm vụ tuyên truyền, về năng lực sản xuất và chuyên môn đặc thù, về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trong quá trình sản xuất chƣơng trình. Hình thức hợp tác sản xuất cũng thay đổi theo từng giai đoạn nhƣng vẫn theo một nguyên tắc chung là tận dụng, phát huy thế mạnh của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực về chuyên môn, nguồn nhân lực, vật chất để đóng góp vào quá trình sản xuất một chƣơng trình truyền hình cụ thể. Đơn cử nhƣ các chƣơng trình: Truyền hình Quân đội, Truyền hình Công an, Truyền hình Công đoàn…vv. Các chƣơng trình hợp tác sản xuất này vẫn đang đƣợc tiếp tục thực hiện cho đến thời điểm hiện nay ở các đài truyền hình trên cả nƣớc. Đây đƣợc xem là một trong những hoạt động xã hội hóa dƣới hình thức liên kết sản xuất chƣơng trình truyền hình giữa đài truyền hình với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị.

Một hình thức thu hút nguồn lực khác đƣợc thực hiện trong một thời gian dài ở thời kỳ bao cấp và có thể đƣợc xem là hình thức xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình nhằm làm phong phú, đa dạng các chƣơng trình truyền hình, đó là trao đổi chƣơng trình hoặc dùng kinh phí ngân sách mua chƣơng trình của các nƣớc. Các mô hình hoạt động, các hình thức xã hội hóa nhƣ vừa nêu khá phổ biến bởi các hoạt động đều không thể tách khỏi các điều kiện của cơ chế quản lý bao cấp. Tƣ duy bao cấp, phụ thuộc vào ngân sách nhà nƣớc để phát triển sự nghiệp đã chi phối toàn bộ hoạt động ở nhiều lĩnh vực, trong đó có truyền hình. Thậm chí, ngay cả khi Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 90/CP vào năm 1997 về chủ trƣơng và phƣơng hƣớng xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, nhƣng nhiều ngành vẫn xem xã hội hoá chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của nhân dân trong điều kiện ngân sách nhà nƣớc hạn hẹp. Tƣ tƣởng và thói quen bao cấp vẫn còn khá nặng nề. Nhận định này cho thấy, thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa đòi hỏi phải có quá trình thay

23

đổi về nhận thức, tƣ duy mới có thể hiện thực hóa chủ trƣơng, chính sách vào thực tiễn.

* Về hình thức, tính chất xã hội hóa trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

Từ khi Đảng ta tiến hành đƣờng lối đổi mới và đồng thời có chủ trƣơng xã hội hóa, hoạt động xã hội hóa bƣớc đầu chỉ đƣợc thực hiện ở một số lĩnh vực với các hoạt động riêng lẻ, thiếu đồng bộ. Hoạt động xã hội hóa chủ yếu bắt đầu xuất phát từ lĩnh vực thể thao, văn hóa…Một số đài truyền hình kết hợp với ngành Thể dục Thể thao, Văn hóa cùng phối hợp tổ chức sự kiện, phát sóng sự kiện nhƣ một sản phẩm của truyền hình. Các sự kiện văn hóa, thể thao đƣợc chuyển tải đến công chúng thông qua phƣơng tiện truyền hình đã thu hút sự quan tâm theo dõi ngày càng nhiều của công chúng. Chủ động kêu gọi tài trợ từ phía đài truyền hình nhằm bù đắp chi phí sản xuất trở thành một trong những phƣơng thức xã hội hóa khá mới mẻ trong giai đoạn đầu. Kinh tế phát triển, việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thƣơng hiệu của các doanh nghiệp là nhu cầu không thể thiếu. Sự gắn kết giữa các đơn vị kinh tế, đơn vị tổ chức sự kiện và truyền thông bắt đầu hình thành rõ nét.

Trong thời gian đầu, hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình chỉ dƣới hình thức kêu gọi tài trợ hoặc trả quyền lợi bằng thƣơng hiệu của đơn vị kinh tế tài trợ. Về sau, hình thức tài trợ có sự thay đổi bằng thƣơng hiệu sản phẩm của chính các đơn vị kinh tế đó. Có thể nói, về thực chất, các hình thức xã hội hóa đều do các đài truyền hình tự chủ động “thí điểm” theo cách hiểu, cách nghĩ, cách làm riêng. Một trong những nguyên nhân cơ bản tác động, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa cũng nhƣ đa dạng hóa hình thức xã hội hóa chính là sự hình thành nền kinh tế thị trƣờng với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Từ khi có Nghị quyết 05/CP của Chính phủ cho đến trƣớc khi có văn bản hƣớng dẫn, qui định chính thức về xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình (Thông tƣ 19/2009/TT-BTTTT), hoạt động xã hội hóa nói chung và xã hội hóa sản xuất chƣơng trình phát triển rất nhanh, đa dạng dƣới nhiều hình thức. Một số hình thức phổ biến nhƣ: đài truyền hình đặt hàng sản xuất chƣơng trình theo yêu cầu; công ty truyền thông sản xuất chƣơng trình rồi bán lại bản quyền phát sóng (lấy tiền hoặc quảng cáo) cho đài truyền hình; và hình thức

24

đài truyền hình và các doanh nghiệp cùng hợp tác sản xuất và khai thác chƣơng trình trên sóng truyền hình.

Trên thực tế, một số đài truyền hình vừa “thí điểm” xã hội hóa, vừa điều chỉnh sao cho không đi chệch chủ trƣơng. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng, ở một chừng mực nào đó, nếu tiến hành xã hội hóa nhƣ đã thực hiện trƣớc khi có Thông tƣ của Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ khó có thể kiểm soát tốt hoạt động này nếu nhìn từ góc độ quản lý nhà nƣớc.

Từ chủ trƣơng chung về xã hội hóa và nhằm tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, đặc biệt là cơ chế tài chính cho các đơn vị triển khai thực hiện, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2006 qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nội dung Nghị định nhấn mạnh đến việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lƣợng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc giải quyết thu nhập cho ngƣời lao động. Tinh thần chung của Nghị định là thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bƣớc giảm dần bao cấp từ ngân sách. Đây là Nghị định có ý nghĩa quan trọng về tính pháp lý tài chính bởi quá trình thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa cần thực hiện đồng bộ giữa chủ trƣơng và các cơ chế, chính sách liên quan đƣợc áp dụng thực hiện trong thực tiễn, đặc biệt là sự hỗ trợ của cơ chế tài chính.

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)