Thành công của hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 75)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3.1.1. Thành công của hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình

Đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc đã làm thay đổi nhận thức, tƣ duy, cách tiếp cận của đội ngũ quản lý trong lĩnh vực truyền hình. Từ tƣ duy bao cấp chuyển sang tƣ duy thị trƣờng đòi hỏi sự chủ động, năng động và đặc biệt không chấp nhận tƣ tƣởng ỷ lại, chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách để phát triển sự nghiệp. Từ mô hình cũ, cơ chế cũ chuyển sang áp dụng mô hình mới; từ qui trình sản xuất đơn giản, thụ động chuyển sang qui trình sản xuất hiện đại; từ phƣơng thức tự tổ chức sản xuất chƣơng trình chuyển sang đa dạng hóa phƣơng thức hợp tác sản

69

xuất chắc chắn sẽ không tránh khỏi những vấn đề mới phát sinh. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, chủ trƣơng mạnh dạn thí điểm thực hiện xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh là hoàn toàn phù hợp với chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, phù hợp với xu thế phát triển của ngành truyền hình. Sự thay đổi về nhận thức, tƣ duy của đội ngũ lao động; hiệu quả kinh tế; tính đa dạng, phong phú về thể loại và hình thức thể hiện là những thành công rõ nét nhất của cả quá trình thực hiện xã hội hóa.

Tƣ duy và nhận thức nghề nghiệp: Đội ngũ những ngƣời làm truyền hình ở Đài

Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh vốn đã nhiều năm quen với cách nghĩ, cách làm việc của thời kỳ bao cấp. Mặc dù là cơ quan báo chí nhƣng cơ chế hoạt động nói chung mang nặng hình thức hành chính và bị chi phối bởi cơ chế bao cấp trong toàn hệ thống, nhất là hệ thống tài chính và hệ thống sản xuất chƣơng trình. Trong điều kiện nhƣ vậy, khả năng sáng tạo, chủ động của đội ngũ bị hạn chế, đồng thời khả năng và cơ hội tiếp cận công nghệ, phƣơng thức sản xuất truyền hình hiện đại gần nhƣ rất ít. Vì vậy, sau khi tiến hành xã hội hóa sản xuất chƣơng trình, những hạn chế ở thời kỳ bao cấp từng bƣớc đƣợc tháo gỡ. Đối với đội ngũ quản lý và đội ngũ trực tiếp tham gia sản xuất, sự thay đổi lớn nhất chính là thay đổi về tƣ duy lãnh đạo, về nhận thức nghề nghiệp…Các thế hệ lãnh đạo trƣớc đây của Đài đã từng có thời gian trực tiếp chỉ đạo hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình cho rằng: “Cái đƣợc lớn nhất của công tác xã hội hóa trong sản xuất chƣơng trình là thay đổi cách nghĩ, cách làm của đội ngũ sản xuất từ nghiệp dƣ thành chuyên nghiệp…Ngƣời làm truyền hình nghiêm túc hơn trong lao động, không dễ dãi, tùy tiện trong từng khâu của qui trình sản xuất”.

Hiệu quả kinh tế: Theo số liệu thống kê so sánh giữa 2 năm 1995 so với năm 2002,

tỷ lệ doanh thu của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2002 tăng 3,78 lần (378%) so với 1995, trong đó doanh thu quảng cáo tăng 3,4 lần (340%) và nộp ngân sách tăng 5,38 lần (538%). Trong các năm từ năm 2006 đến năm 2010, doanh thu hàng năm đều đạt mức tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc. Mặc dù hiệu quả kinh tế của từng năm không phản ánh đầy đủ thực chất hoạt động xã hội

70

hóa sản xuất chƣơng trình của Đài nhƣng dù sao cũng khẳng định yếu tố tích cực của xã hội hóa, đó là góp phần giảm chi phí ngân sách, tăng tích lũy để đầu tƣ cho hoạt động phát triển sự nghiệp truyền hình.

Bảng 3.1: Doanh thu hàng năm của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

ĐVT:Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

2002 2003 2004 2005 2006

Tổng thu 368,337 491,569 556,242 701,888 981,073 Thu quảng cáo 318,314 397,072 428,565 568,000 813,368 Thu truyền hình Cáp 2,369 16,529 Thu tài trợ chƣơng trình 5,015 21,901 40,088 41,000 27,871 Tăng trƣởng % 100 129 148 135 121 Quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp --- --- 60,966 151,377 191,353 347,069 Sử dụng quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tƣ --- --- --- --- 219 46,146 45,908 ĐVT:Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng thu 1,189,199 1,406,403 2,111,237 2,420,250 1,971,437 Thu quảng cáo 1,024,933 1,186,332 1,751,284 1,665,280 1,231,767 Thu truyền hình Cáp 19,310 31,453 164,947 383,288 428,313 Thu tài trợ chƣơng trình 54,622 36,657 47,592 151,561 46,877 Tăng trƣởng % 116 114 134 129 83 Quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp 280,224 313,916 547,215 431,995 407,038 Sử dụng quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tƣ 12,463 47,807 78,388 140,813 406,240

71

Một số lý do cơ bản để tăng nguồn thu:

Số liệu tăng trƣởng doanh thu hàng năm liên quan mật thiết đến việc tăng số lƣợng phát sóng các chƣơng trình xã hội hóa. Số lƣợng chƣơng trình xã hội hóa, đặc biệt là chƣơng trình giải trí tăng nhanh trong các năm từ 2005 đến năm 2009 là cơ sở để tạo nguồn thu từ quảng cáo. Theo đánh giá của ông Nguyễn Hồng Quân - nguyên giám đốc Trung tâm Dịch vụ Truyền hình (1999 - 2002): “Đài mua bản quyền chƣơng trình và đứng ra tổ chức thực hiện; phân công cho một đơn vị của Đài trực tiếp sản xuất, đồng thời Đài bán quảng cáo và kêu gọi tài trợ. Cách làm này tạo hiệu quả tốt về kinh doanh và chất lƣợng chƣơng trình”.

Khả năng tăng doanh thu quảng cáo còn xuất phát từ yếu tố thuận lợi về xu hƣớng phát triển của nền kinh tế và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Tầm phát sóng của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam và đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nơi có sức tiêu thụ lớn nhất cả nƣớc.

Cơ chế mới cho phép Đài tự chủ tài chính theo Nghị định 43/CP của Chính phủ là điều kiện thuận lợi để Đài phát huy tính chủ động trong việc xây dựng các kế hoạch thu chi tài chính, đẩy mạnh khai thác các dịch vụ truyền hình, xây dựng chế độ thù lao, khen thƣởng linh hoạt với thực tế sản xuất.

Nâng cao chất lƣợng chƣơng trình:

Sự cạnh tranh về năng lực sản xuất giữa các đơn vị trực thuộc Đài với các công ty truyền thông và giữa các công ty truyền thông với nhau vô hình trung trở thành yếu tố cạnh tranh khách quan, lành mạnh giúp nâng dần chất lƣợng chƣơng trình. Với các chƣơng trình xã hội hóa, các công ty truyền thông cũng phải tự xác định cho mình mức độ “an toàn” về nội dung, chất lƣợng của chƣơng trình nhằm tránh mất uy tín với Đài. Bên cạnh đó, để thu hút quảng cáo, các công ty truyền thông cũng rất chú trọng về hình thức thể hiện của chƣơng trình. Xuất phát từ các yêu cầu này, kinh phí đầu tƣ thƣờng khá lớn trong tổng kinh phí dành cho khâu dàn dựng, thiết kế sân khấu. Bố cục sân khấu, phối cảnh, âm thanh, ánh sáng theo phong cách hiện đại và đƣợc “chăm sóc” đến từng chi tiết. Kinh phí đầu tƣ, tính sáng tạo, tính tƣơng tác cao, tính hiệu quả, tính chuyên nghiệp kết hợp với sự hỗ trợ của công

72

nghệ mới đã tạo nên thành công cho nhiều chƣơng trình. Tính sinh động, hấp dẫn trong hình thức thể hiện của các chƣơng trình này chính là sự khác biệt rõ nét nhất nếu so sánh với các chƣơng trình có cùng thể loại, cùng tính chất nhƣng không có yếu tố xã hội hóa. Ngoài ra, các chƣơng trình giải trí có yếu tố xã hội hóa có thế mạnh riêng nhờ giải thƣởng cao và hình thức giải thƣởng đa dạng.

Hiệu quả về sử dụng nguồn lực: Là một trong những điểm thành công cơ bản của hoạt động xã hội hóa. Các cơ chế hợp tác cho phép các công ty truyền thông chủ động và linh hoạt trong khâu sử dụng lao động, qua đó thu hút nguồn lực xã hội đóng góp ngay từ khâu ý tƣởng cho đến từng khâu của qui trình sản xuất. Theo bà Phạm Trƣờng Sơn, Trƣởng Ban Khai thác Phim truyền hình: “Điểm khác biệt cơ bản giữa chƣơng trình xã hội hóa và không xã hội hóa là chƣơng trình xã hội hóa thu hút đƣợc chất xám, năng lực sáng tạo và nguồn lực vật chất…Các chƣơng trình cập nhật đƣợc xu thế làm truyền hình mới của thế giới, phát huy tốt hơn cái tôi sáng tạo của những ngƣời làm nghề. Trong khi đó, các chƣơng trình không xã hội hóa nhƣng có cùng tính chất với chƣơng trình xã hội hóa lại quanh quẩn trƣớc sau cũng chỉ với từng đó anh em biên tập, quay phim, đạo diễn…của Đài. Dù cho đội ngũ này có tâm huyết, có giỏi đến đâu thì chƣơng trình vẫn rất dễ đi vào lối mòn (về nội dung cũng nhƣ hình thức), đơn điệu, nhàm chán, khó lòng bắt kịp xu thế làm truyền hình hiện đại và đáp ứng thị hiếu khán giả. Tóm lại, một bên phát huy nhiều nguồn lực còn một bên là công việc của một đơn vị. Đó là chƣa nói đến “năng lực” tìm nguồn quảng cáo, khả năng quảng bá, giới thiệu các chƣơng trình mới. Đây đƣợc xem là thế mạnh của các công ty truyền thông hiện nay”. Khác với thời kỳ trƣớc khi xã hội hóa, hiện nay các công ty truyền thông không còn bị bó buộc phải lựa chọn ngƣời dẫn chƣơng trình trong số những ngƣời dẫn chƣơng trình thuộc biên chế của Đài. Đƣợc linh hoạt lựa chọn ngƣời dẫn chƣơng trình từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội đã hƣớng đến sự cạnh tranh lành mạnh giữa đội ngũ những ngƣời dẫn chƣơng trình. Qua nhiều chƣơng trình giải trí cho thấy, ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình ngày càng đóng vai trò quyết định đến sự thành công cũng nhƣ khả năng thu hút khán giả cho chƣơng trình.

73

Số lƣợng công ty truyền thông tăng nhanh nhƣng lại tự sàng lọc qua thực tế hoạt động là điều kiện thuận lợi để Đài lựa chọn đối tác, lựa chọn nguồn lực để hợp tác sản xuất. Trong thực tế, để tồn tại và tạo dựng thƣơng hiệu trong bối cảnh cạnh tranh của thị trƣờng truyền thông nhƣ hiện nay, tự thân các công ty truyền thông vẫn buộc phải hƣớng đến các mục tiêu tích cực. Trong quá trình tự sàng lọc, các công ty truyền thông có qui mô lớn, phát triển mạnh và tồn tại đến ngày hôm nay thông thƣờng đều có một quá trình đầu tƣ nghiêm túc, bài bản. Hơn nữa, không phải công ty truyền thông nào cũng đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu. Mặc dù con số này rất hiếm.

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 75)