Điều kiện phát triển kinh tế xã hội, dân số, mức tiêu thụ của ngƣờ

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 31)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

1.4.1. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội, dân số, mức tiêu thụ của ngƣờ

dân thành phố

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội lớn của cả nƣớc, là đầu tàu về tính năng động, sáng tạo trong xây dựng và phát triển, nhất là luôn chủ động đổi mới, mạnh dạn vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách mới vào

25

thực tiễn, mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội trên nhiều lĩnh vực. Thời điểm năm 1986 đến 2010, kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng trƣởng bình quân 10,2%/ năm và thành phố trở thành một trong các đô thị lớn trong khu vực có tốc độ tăng trƣởng kinh tế 2 con số trong một thời gian dài. Trong kế hoạch 5 năm 1991 - 1995, tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn tăng bình quân 12,6%/năm, tạo điều kiện quan trọng để thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch phát triển trong 15 năm tiếp theo (1996 - 2010) với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tạo tiền đề vật chất giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển đô thị và văn hóa - xã hội. Trong 20 năm (1991 - 2010) thực hiện Chiến lƣợc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nƣớc, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tăng trƣởng liên tục với tốc độ 10,5%, đƣa quy mô kinh tế trên địa bàn tăng gấp 8 lần; GDP/ngƣời tăng gần 6 lần. Đặc biệt, khu vực dịch vụ, các ngành Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng; Khoa học Công nghệ - chuyển giao; Vận tải - kho bãi - Bƣu điện … có tốc độ tăng trƣởng cao hơn từ 1,5 - 2 lần tốc độ tăng trƣởng bình quân của cả khu vực dịch vụ. Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh, thành phố nâng mức đóng góp vào GDP của cả nƣớc từ 13% năm 1986 lên 21% năm 2010; đóng góp khoảng 30% nguồn thu ngân sách quốc gia; 25% tổng doanh thu dịch vụ và bán lẻ, 28% giá trị sản xuất công nghiệp…vv. Bên cạnh những đóng góp vật chất, từ đầu thập niên 80 đến nay, thành phố đƣợc xem là một trong những nơi hình thành những nhân tố mới đóng góp vào quá trình hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế thị trƣờng ( theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM)

Năm 1982, Nghị quyết 01-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo điều kiện cho thành phố thực hiện những cơ chế và chính sách mang tính thí điểm, đột phá nhằm tạo ra những bài học thực tiễn làm cơ sở hình thành những chính sách và cơ chế quản lý chung của cả nƣớc. Các quan hệ thị trƣờng đã sớm hình thành từ một trung tâm kinh tế của cả nƣớc và có tác động lan tỏa đến nhiều lĩnh vực. Trong quá trình từ năm 2000 đến nay, kinh tế thành phố đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá cao, bình quân giai đoạn 2001-2005 là 11%, giai đoạn 2006 - 2010 là 11,2%/năm, hơn 1,5 lần tốc độ tăng trƣởng chung của cả nƣớc.

26

+ GDP bình quân đầu ngƣời:

Giai đoạn 2001-2005: 1.692 đô la Mỹ Giai đoạn 2006-2010: 2.843 đô la Mỹ Giai đoạn 2011-2015: 4.800 đô la Mỹ + Dân số trung bình:

Năm 2005: 6.291,1 nghìn ngƣời Năm 2010: 7.396,4 nghìn ngƣời

Bảng 1.1: Mức chi tiêu đời sống bình quân một ngƣời/ 1 tháng

ĐVT: Nghìn đồng

Năm 2002 2004 2006 2008 2010

Tổng số 666,0 826,8 1.052,1 1.618,2 2.237,2 Thành thị 742,5 894,4 1.135,1 1.739,6 1.429,6

Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM

Bảng 1.2: Chi tiêu đời sống bình quân một ngƣời một tháng khu vực thành thị:

ĐVT: Nghìn đồng Năm 2002 2004 2006 2008 2010 Văn hóa, thể thao, giải trí 19.500 20.940 53.250 61.820 86.530 Thiết bị, đồ dùng 44.760 67.250 92.630 113.230 143.536 Ăn, uống, hút 338.600 399.780 462.000 772.560 1.025.518 May mặc 23.810 28.800 45.110 58.710 81.213 Đi lại và bƣu

điện

77.860 110.940 140.500 282.680 385.225

Giáo dục 40.530 51.790 72.700 94.260 175.262 Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM

Theo đà phát triển kinh tế chung, sức mua của các tầng lớp dân cƣ liên tục tăng. Chính sức mua đƣợc kích thích đã thúc đẩy thị trƣờng nội địa hoạt động hiệu quả hơn. Sức mua tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ cao hơn mặt bằng

27

chung của cả nƣớc. Với hàng loạt giải pháp kích cầu đƣợc thành phố áp dụng còn thúc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng, gắn kết tăng trƣởng kinh tế với nâng cao chất lƣợng cuộc sống, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa tinh thần; giảm tỷ lệ số hộ đói nghèo từ trên 70% đầu những năm 1980 xuống dƣới 7% năm 2005. Năm 2011, tổng số hộ nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh có mức thu nhập bình quân dƣới 12 triệu đồng/ngƣời/năm là 96.744 hộ (chiếm 5,3% tổng số hộ dân toàn thành). Tỷ lệ giảm nghèo đã thay đổi đáng kể từ khi thành phố tăng mức chuẩn của hộ nghèo từ 6 triệu đồng/ tháng lên 12 triệu đồng/tháng (theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM)

Bảng 1.3: Tỷ lệ hộ gia đình có đồ dùng lâu bền chủ yếu (tỷ lệ % của toàn thành phố): Năm 2002 2004 2006 2008 2010 Máy thu hình Tivi 89,10 95,80 96,00 99,00 99,82 Radio cassett 36,10 26,50 20,33 8,00 5,93 Tủ lạnh 50,90 61,20 69,33 78,33 83,31

Máy điều hòa 10,30 14,30 17,00 21,67 24,04

Máy giặt 22,20 27,00 44,67 52,00 61,26

Xe máy 73,80 79,60 84,33 91,67 94,96

Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM Ở một góc độ khác, các kết quả khảo sát trong năm 2011 còn cho biết, đa số hộ gia đình ở khu vực nội thành của 4 thành phố lớn đã kết nối với các mạng truyền hình cáp. Dẫn đầu là thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ 88% và Hà Nội 86%. Ở Đà Nẵng và Cần Thơ, loại hình bắt sóng bằng ăng-ten trời vẫn còn phổ biến và chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 49.8% và 43.7%. Kinh tế xã hội phát triển, đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện là những điều kiện quan trọng góp phần gia tăng tỷ lệ sử dụng các phƣơng tiện truyền thông và giải trí. Các hộ gia đình có ít nhất 1 máy thu hình (tivi) trở lên hiện khá phổ biến ở các đô thị lớn. Thậm chí, có nhiều hộ gia đình sử dụng

28

trung bình từ 2 đến 3 máy thu hình (tivi) để có thể theo dõi nhiều chƣơng trình truyền hình khác nhau trong cùng thời điểm.

Hình 1.1: Tỷ lệ hộ gia đình sở hữu Tivi và các phƣơng tiện khác tại 4 thành phố

Bảng 1.4: Tỷ lệ dân số 15 - 54 tuổi sử dụng/tiếp xúc hàng ngày với các loại phƣơng tiện truyền thông tại 4 thành phố trong năm 2010 - 2011

29

Hình 1.2: Xu hƣớng sử dụng các phƣơng tiện truyền thông tại các tỉnh, thành phố lớn

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông cũng phát triển mạnh mẽ tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo thống kê chƣa đầy đủ, riêng tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011 có khoảng 2.800 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình (trong đó hơn 200 doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, 37 doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng); hơn 1.900 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông (trong đó có 160 doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, 23 doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng); 175 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực truyền dẫn (trong đó có 32 doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, 4 doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng). Ngoài ra, có hơn 1.700 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có 117 doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, 13 doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng ( theo số liệu của Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM).

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)