Hoàn thiện cơ chế, chính sách, chế độ tài chính

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 95)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3.3.4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, chế độ tài chính

Nghị định 43/CP của Chính phủ và quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong giai đoạn 2010 - 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã giúp Đài tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả nguồn thu, tăng thu để tích lũy đầu tƣ phát triển. Tuy nhiên, so với thực tiễn của hoạt động truyền hình trong điều kiện kinh tế thị trƣờng phát triển, nhất là vai trò của kinh tế truyền hình ngày càng rõ nét, các cơ chế quản lý tài chính đang áp dụng đối với Đài cần đƣợc tiếp tục điều chỉnh, nâng cao hơn vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Riêng đối với Đài sẽ cần quan tâm giải quyết một số mặt nhƣ sau:

Thứ nhất, điều chỉnh chế độ kinh phí, thù lao nội bộ theo hƣớng tăng kinh phí sản xuất, tăng thù lao cho đội ngũ thực hiện các chƣơng trình không xã hội hóa thuộc nhóm chính luận và chính luận - nghệ thuật; Thứ hai, thay đổi một số phƣơng thức tài chính liên quan đến các hình thức liên kết xã hội hóa sản xuất chƣơng trình theo hƣớng giao kinh phí sản xuất cho đơn vị trong Đài, nâng mức thù lao cao cho đội ngũ của Đài ở từng khâu sản xuất. Để thực hiện đƣợc yêu cầu này nhất thiết phải xác định rõ tiêu chí xã hội hóa nhƣ đã nêu ở phần trên và khảo sát năng lực sản xuất của đội ngũ trong Đài. Nói chung, trong quá trình triển khai tiếp theo chỉ nên tiến hành xã hội hóa ở những khâu sản xuất, những chƣơng trình mà đội ngũ của Đài chƣa có điều kiện phát huy hoặc còn hạn chế nhất định về năng lực.

89

Đài cần tiếp tục chủ động xin cơ chế thành lập các công ty dịch vụ thành viên theo theo yêu cầu, nhu cầu phát triển từng giai đoạn và tiến hành cổ phần hóa, đa dạng hóa hình thức sở hữu đối với các lĩnh vực không liên quan đến công tác nội dung, thậm chí cả những lĩnh vực không liên quan trực tiếp đến truyền hình. Ví dụ nhƣ cơ chế sở hữu các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp…vv.

Tiểu kết chƣơng 3

Các nội dung trong chƣơng 3 của luận văn đã đề cập sâu hơn những khía cạnh tích cực từ hoạt động liên kết sản xuất chƣơng trình, trong đó đặc biệt khẳng định những yếu tố thuận lợi và hiệu quả kinh tế thu đƣợc từ hoạt động này. Bên cạnh những mặt tích cực, nội dung của chƣơng 3 cũng đã phân tích sâu những điểm còn hạn chế trong hoạt động liên kết với các công ty truyền thông tƣ nhân. Qua phân tích hạn chế của hoạt động xã hội hóa nói chung và liên kết sản xuất chƣơng trình nói riêng cho thấy, nguyên nhân của những hạn chế xuất phát từ các điều kiện, bối cảnh đặc thù ở từng giai đoạn, có sự tác động đa chiều từ hoạt động nội tại, từ nhiều lĩnh vực, nhiều phía. Tuy vậy, theo suy nghĩ và quan điểm riêng dựa vào kinh nghiệm thực tiễn quản lý, tác giả cũng đã mạnh dạn nêu rõ những hạn chế chủ quan trong hệ thống quản lý, tổ chức điều hành để qua đó xác định rõ hơn trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể trong từng lộ trình phát triển. Một trong những lý do cơ bản là quá trình phát triển hoạt động xã hội hóa chƣa song hành với công tác quản lý và năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, thị trƣờng truyền thông, truyền hình và xu hƣớng thị hiếu khán giả cũng phát triển, thay đổi nhanh trong khi các văn bản qui phạm pháp luật chƣa kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm định hƣớng và hỗ trợ hoạt động quản lý. Các nguyên nhân khách quan và chủ quan đều đƣợc nhìn nhận, đánh giá khách quan, sát thực tiễn để từ đó có những giải pháp mang tính khả thi, có thể vận dụng trong thực tiễn quản lý và sản xuất chƣơng trình.

Trong nội dung định hƣớng phát triển xã hội hóa, tác giả đặc biệt chú trọng đến hai yêu cầu cơ bản, đó là quán triệt nội dung các văn kiện Nghị quyết của Đảng,

90

nhất là định hƣớng chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 5 khóa X về Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu đổi mới công tác dự báo xu hướng phát triển, xu hướng tác động về nhiều mặt đến hoạt động phát triển truyền hình trong những năm sắp tới. Tác giả nêu rõ quan điểm cho rằng, các giải pháp sẽ chỉ mang tính khả thi cao nếu hoạt động phát triển luôn bám sát theo đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về xã hội hóa và kết hợp đồng thời với khả năng dự báo xu hƣớng trong lĩnh vực truyền hình. Hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện theo quan điểm xuyên suốt: làm chủ hoạt động xã hội hóa; ƣu tiên phát huy tối đa tiềm năng, năng lực của đội ngũ trong Đài; tận dụng các nguồn lực xã hội, giữ vững định hƣớng nội dung.

91

KẾT LUẬN

Từ thực tế nghiên cứu dƣ luận xã hội của các cơ quan quản lý có trách nhiệm và từ nhiều nguồn khảo sát trong và ngoài nƣớc về sự phát triển của thị trƣờng truyền thông nói chung trong những năm gần đây đã tiếp tục khẳng định, truyền hình và những sản phẩm của truyền hình ngày càng có sức lan tỏa mạnh, có giá trị nhất định chi phối đến các mặt của đời sống xã hội. So sánh với các phƣơng tiện truyền thông khác, truyền hình vẫn là loại hình truyền thông có tầm thu hút, tầm ảnh hƣởng rộng và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Trong thực tiễn phát triển gần đây, hoạt động của truyền hình không chỉ thể hiện vai trò của mình thông qua các chức năng cơ bản vốn có mà đã từng bƣớc hình thành rõ nét hơn một số chức năng mới. Dịch vụ kinh tế truyền hình đƣợc xem là chức năng mới của truyền hình trong hoạt động chung của nền kinh tế thị trƣờng và hoạt động này càng trở nên phổ biến, phát triển nhanh. Hiệu quả từ hoạt động phát triển dịch vụ kinh tế truyền hình từng bƣớc đƣợc thừa nhận và khuyến khích thể hiện qua một số văn bản qui phạm pháp luật. Dịch vụ kinh tế truyền hình tuy khá đa dạng nhƣng hiện nay chủ yếu tiến hành theo hình thức xã hội hóa, liên kết sản xuất chƣơng trình và kênh chƣơng trình để thu hút quảng cáo. Hoạt động xã hội hóa và hình thức xã hội hóa này đang mang lại nguồn thu lớn và là nguồn thu chính cho đài truyền hình. Từ thực tiễn phát triển nhanh của hoạt động xã hội hóa cùng những tác động tích cực và hạn chế của nó đến hoạt động chung của truyền hình đặt ra yêu cầu cần phải có đánh giá đúng để định hƣớng hoạt động này đảm bảo tính bền vững giữa hai yếu tố nội dung và phát triển kinh tế truyền hình. Từ lý do này mà trong thời gian gần đây, hoạt động xã hội hóa truyền hình và xã hội hóa sản xuất chƣơng trình nói riêng trở thành mối quan tâm hàng đầu với không chỉ các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý mà hoạt động này còn nhận đƣợc sự chú ý của nhiều tầng lớp xã hội.

Theo tác giả, điểm mấu chốt của hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình hiện nay chính là xác định rõ quan điểm, mục đích của xã hội hóa trong mối tƣơng

92

quan giữa lợi ích của đài truyền hình với lợi ích của các đơn vị hợp tác, đặc biệt là công ty truyền thông tƣ nhân. Muốn vậy cần phải phân tích, làm rõ vai trò, chức năng và mục đích của các chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hoạt động xã hội hóa. Quan trọng hơn, tất cả chất liệu dùng để phân tích, đánh giá phải từ thực tiễn hoạt động trong từng môi trƣờng cụ thể. Cũng từ yêu cầu này, luận văn “Xã hội hóa sản xuất chƣơng trình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và định hƣớng phát triển” mong muốn thông qua thực tiễn sản xuất sẽ làm rõ hơn các yếu tố tác động đa dạng của thị trƣờng truyền hình, quá trình vận động của xã hội hóa trong mối quan hệ khá phức tạp khi có yếu tố thị trƣờng, đặc biệt là vai trò tác động quan trọng của các công ty truyền thông tƣ nhân. Để làm rõ các luận điểm, luận văn tập trung vào một số nội dung chính:

Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc từ giai đoạn bắt đầu thực hiện đƣờng lối đổi mới liên quan đến hoạt động xã hội hóa nói chung và hoạt động xã hội hóa truyền hình nói riêng. Từ hệ thống quan điểm, chủ trƣơng chung gắn liền với quá trình tự vận động tiến hành thực hiện xã hội hóa của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh để khẳng định tính đúng đắn cũng nhƣ khẳng định xu hƣớng xã hội hóa là tất yếu, phù hợp với nhu cầu phát triển của sự nghiệp truyền hình.

Tác giả cũng đã hệ thống hóa quá trình phát triển hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình, trong đó tập trung chỉ rõ các mặt thành công, hạn chế ở từng giai đoạn. Đây là những giai đoạn phát triển xã hội hóa sản xuất chƣơng trình diễn ra với qui mô lớn, bằng nhiều hình thức đa dạng. Các dẫn chứng trong luận văn thông qua số liệu đánh giá cụ thể về số lƣợng chƣơng trình, thời gian phát sóng, chất lƣợng nội dung chƣơng trình cho thấy hoạt động xã hội hóa đƣợc thực hiện theo hƣớng tự phát, tập trung phát triển số lƣợng chƣơng trình và chƣa quan tâm nhiều đến chất lƣợng các chƣơng trình xã hội hóa. Chính quá trình phát triển thiếu cơ bản, khoa học đã làm ảnh hƣởng ít nhiều đến định hƣớng xã hội hóa cho từng chƣơng trình, từng thể loại chƣơng trình, làm mất cân đối giữa chƣơng trình xã hội hóa và không xã hội hóa trong tổng thể nội dung phát sóng.

93

Luận văn còn đề cập đến tính mất cân đối giữa năng lực quản lý, năng lực sản xuất chƣơng trình so vối tốc độ phát triển các chƣơng trình xã hội hóa. Nội dung này đặt ra một yêu cầu quan trọng là cần xác định rõ năng lực sản xuất của đội ngũ, mặt mạnh, mặt hạn chế trong năng lực sản xuất để từ đó xác định mục tiêu, tiêu chí xã hội hóa cho từng khâu sản xuất, từng thể loại chƣơng trình. Việc xác định năng lực sản xuất cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực sản xuất của đội ngũ chuyên môn trong Đài, từ đó có thể nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát nội dung ngày càng chặt chẽ hơn.

Tác giả cũng dành phần nhiều nội dung phân tích mặt hạn chế, tích cực và mối quan tâm của các công ty truyền thông trong quá trình tham gia hợp tác sản xuất. Bên cạnh việc khẳng định sự tồn tại, đồng hành của các công ty truyền thông trong quá trình phát triển truyền hình nhƣ một yêu cầu khách quan, luận văn cũng chỉ rõ những mâu thuẫn đã và có thể sẽ phát sinh từ những mục đích khác nhau của các bên tham gia hợp tác. Để làm rõ luận điểm này, tác giả đã dẫn chứng một số số liệu, biểu đồ, các yếu tố khách quan và chủ quan để chứng minh xu thế thị trƣờng hóa truyền hình và những tác động của nó đang xâm nhập sâu, trực tiếp đến tính định hƣớng của hoạt động xã hội hóa. Những tác động đến sản phẩm của quá trình xã hội hóa sản xuất chƣơng trình không còn biểu hiện một cách chung chung, mơ hồ mà thực tế có thể nhận thấy thông qua việc chi phối, điều chỉnh một cách tinh tế bởi thị trƣờng quảng cáo, thị phần và xu hƣớng thị hiếu khán giả và nhiều yếu tố khác. Các yếu tố nêu trên không chỉ tác động đến xu hƣớng xã hội hóa mà vô hình trung đã tác động đến hiệu quả tuyên truyền của các chƣơng trình không xã hội hóa. Vấn đề này đƣợc đặt ra trong luận văn nhƣ sự gợi mở về việc cần thiết phải tăng cƣờng công tác quản lý, đầu tƣ cho các chƣơng trình không xã hội hóa.

Luận văn không chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá xu hƣớng thị trƣờng, xu hƣớng phát triển các chƣơng trình xã hội hóa liên quan đến số lƣợng chƣơng trình, khung giờ phát sóng, mặt hạn chế của các công ty truyền thông mà còn phân tích các khía cạnh về công tác tổ chức, quản lý, giám sát, các hình thức, phƣơng thức và qui trình xã hội hóa. Đặc biệt, tác giả nêu rõ một số quan điểm, biện pháp tổ

94

chức thực hiện đƣợc đúc kết từ kinh nghiệm quản lý, điều hành nhằm nâng cao nhận thức, tăng cƣờng hiệu quả quản lý, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các bên tham gia hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình.

Mặc dù luận văn đã có đề xuất một số giải pháp cụ thể mang tính định hƣớng, trong đó có đề xuất bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động phát triển dịch vụ kinh tế trong lĩnh vực truyền hình, song sẽ thật đầy đủ nếu tác giả có thể đề xuất thêm một số mô hình xã hội hóa sản xuất cho từng thể loại chƣơng trình cụ thể. Đây là yêu cầu quan trọng đối với thực tiễn sản xuất nhƣng cũng cần thêm thời gian để đúc kết, hoàn thiện khi hội đủ các yếu tố về tính pháp lý, tính định hƣớng và tính ổn định tƣơng đối của hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình. Qua những nội dung phân tích, đánh giá, dự báo của luận văn và nhìn từ góc độ quản lý có thể nhận thấy, hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình sẽ tiếp tục phát triển nhanh, đa dạng về hình thức liên kết, về phƣơng thức sản xuất - tài chính, về tầm ảnh hƣởng của công ty truyền thông tƣ nhân và khả năng bị chi phối bởi nhiều tác động khách quan khác không nằm trong tầm kiểm soát, quản lý của đài truyền hình. Vì vậy, mục tiêu lớn nhất của luận văn là dự báo xu thế và những khả năng tác động trong điều kiện không tách rời truyền hình với các qui luật phát triển khác, từ đó đặt ra thái độ khách quan, nghiêm túc, nhất quán về mục đích hợp tác để đảm bảo cho hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình và sự nghiệp truyền hình phát triển bền vững.

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tƣ tƣởng Văn hóa Trung ƣơng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam (2002), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22- CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT Qui định về việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình,

28/5/2009, Hà Nội

3. Lê Thanh Bình (2009), Một số vấn đề về quản lý nhà nước kinh tế, văn hóa, giáo dục trên thế giới và Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4. Lê Thanh Bình (2009), Quản lý Nhà nước về pháp luật và báo chí, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội

5. Chính phủ (1999), Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao,

19/8/1999, Hà Nội

6. Chính phủ (2005), Nghị quyết 05/2005/ NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao,18/4/2005, Hà Nội

7. Hoàng Đình Cúc - Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)