6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.4. Qui trình sản xuất và quản lý nội dung các chƣơng trình có yếu tốxã hộ
hóa
Hiện nay có nhiều chƣơng trình xã hội hóa có qui trình sản xuất và cách thức quản lý nội dung khác nhau do tính chất đặc thù của từng thể loại chƣơng trình hoặc theo hình thức phân công quản lý riêng của từng đơn vị chuyên môn. Tuy nhiên, dù ở hình thức, phƣơng thức liên kết với đối tác nào thì nguyên tắc chung nhất vẫn là Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm biên tập, thẩm định kịch bản, nội dung và duyệt sản phẩm cuối cùng trƣớc khi phát sóng.
Xét duyệt chƣơng trình: từ năm 2002 đến thời điểm năm 2010, qui trình tiếp
nhận, thẩm định, xét duyệt định dạng format các chƣơng trình có yếu tố xã hội hóa của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh còn khá đơn giản. Tiêu chí để xét duyệt định dạng format, thẩm định chƣơng trình để quyết định cho phép đƣa chƣơng trình vào sản xuất còn chung chung. Các chƣơng trình phim, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế hay các thể loại khác đều có cùng một mẫu về tiêu chí thẩm định nội dung. Các tiêu chí gồm: Mục đích chƣơng trình, ý nghĩa của chƣơng trình, tính tƣ tƣởng của chƣơng trình và tính chủ đề của chƣơng trình. Cả 4 tiêu chí này đƣợc các Trƣởng đơn vị chuyên môn nhận xét khoảng vài dòng cho mỗi tiêu chí. Đây là cơ sở thẩm định nội dung để tiến hành ký hợp đồng sản xuất với các đối tác.
Đến năm 2011, hình thức xét duyệt có một số thay đổi theo hƣớng yêu cầu các công ty truyền thông giới thiệu, cung cấp đầy đủ thông tin về định dạng format chƣơng trình mới (bản quyền trong nƣớc hoặc bản quyền mua từ nƣớc ngoài), kế hoạch sản xuất, dự toán kinh phí sản xuất, khung giờ phát sóng và kế hoạch quảng bá chƣơng trình…Hình thức này chủ yếu áp dụng cho các chƣơng trình có qui mô lớn. Riêng đối với các chƣơng trình có yếu tố xã hội hóa nhƣng qui mô nhỏ, kinh phí sản xuất thấp, nằm trong kế hoạch sản xuất hàng năm sẽ do các Trƣởng đơn vị chuyên môn trực tiếp xét duyệt, thẩm định theo 4 tiêu chí và trình Ban Tổng Giám đốc xét duyệt về chủ trƣơng. Sau khi đƣợc sự chấp thuận về chủ trƣơng cho phép sản xuất chƣơng trình, các đơn vị đối tác sẽ trực tiếp thƣơng thảo hợp đồng với đơn
64
vị tài chính và trình Ban Tổng Giám đốc ký duyệt hợp đồng. Từ thời điểm này, các công ty truyền thông triển khai tổ chức sản xuất dƣới sự giám sát, thẩm định của đội ngũ biên tập đƣợc Đài đƣợc phân công. Nhìn chung, hình thức tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt cho phép sản xuất chƣơng trình tuy có sự thay đổi, quan tâm nhiều hơn đến tiêu chí chất lƣợng, nội dung chƣơng trình nhƣng chƣa đƣợc chuẩn hóa cho từng thể loại chƣơng trình.
Quản lý nội dung: năm 2004, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu tăng thời lƣợng phát sóng lên 40 giờ/ngày trên cả 2 kênh HTV7 và HTV9 và còn tăng thêm 4 kênh kỹ thuật số và các kênh truyền hình cáp HTVC. Tổng thời lƣợng phát sóng 160 giờ trên tất cả các kênh. Từ thời điểm này, khâu quản lý nội dung bộc lộ một số hạn chế xuất phát từ tƣơng quan giữa số lƣợng chƣơng trình phát sóng và năng lực kiểm duyệt. Số lƣợng chƣơng trình phát sóng nói chung, trong đó có chƣơng trình xã hội hóa tăng nhanh dẫn đến “quá tải” trong khâu kiểm duyệt. Đối với các chƣơng trình có qui mô lớn, đội ngũ biên tập giám sát quá trình sản xuất chƣơng trình chủ yếu trao đổi với đối tác bằng kinh nghiệm nghề nghiệp. Do thiếu các qui chuẩn cụ thể trong qui trình sản xuất, trong từng khâu sản xuất, từng nội dung công việc cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất của mỗi thể loại nên đa số các biên tập đều giám sát một cách chung chung hoặc “phó thác” cho đối tác sản xuất.
Với các chƣơng trình xã hội hóa khác, đa số chƣơng trình do công ty truyền thông sản xuất và cung cấp sản phẩm cuối cùng để lãnh đạo các đơn vị chuyên môn kiểm duyệt phát sóng. Trên thực tế, nhiều chƣơng trình không đƣợc “chăm chút” từ đầu nên chất lƣợng chƣơng trình không cao. Nhiều chƣơng trình không thể sửa chữa, thay đổi nội dung do yêu cầu về thời gian hoặc kinh phí nên thƣờng có hiện tƣợng cho phép phát sóng nếu chƣơng trình không có sai sót về nội dung. Tóm lại, các chƣơng trình xã hội hóa do các công ty sản xuất toàn bộ chƣơng trình cần xác định lại hình thức, phƣơng thức, qui trình sản xuất và công tác thẩm định nội dung chƣơng trình. Trong đó có một vấn đề cũng cần quan tâm đó là các yếu tố tác động của các công ty truyền thông vào qui trình biên tập, thẩm định nội dung phát sóng.
65
Gần đây, ý kiến lo lắng của dƣ luận cũng là những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý, định hƣớng cho hoạt động xã hội hóa. Xã hội hóa theo tiêu chí nào, hình thức nào, mô hình, nào? Tỷ lệ chƣơng trình xã hội hóa ở từng thể loại là bao nhiêu sẽ hợp lý so với năng lực sản xuất và đảm bảo định hƣớng nội dung? Xã hội hóa ở chƣơng trình nào, thể loại nào với mức độ nào? Có cần qui định cụ thể để điều chỉnh các quan hệ hợp tác giữa các thành phần sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình xã hội hóa sản xuất chƣơng trình? Xã hội hóa hay không xã hội hóa những chƣơng trình, thể loại nào? Các giải pháp nào cho chƣơng trình không xã hội hóa nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng tốt?.
Trƣớc yêu cầu phải từng bƣớc hoàn thiện hoạt động xã hội hóa chƣơng trình, ngày 27/7/2012, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số 1445/QĐ-TH về Qui chế thẩm định, phê duyệt, ký duyệt phát sóng và qui trình thực hiện chƣơng trình truyền hình. Các điều khoản trong qui chế đề cập đến việc phân cấp thẩm định, phê duyệt trong bộ máy tổ chức của Đài; tiêu chí về nội dung và kỹ thuật của các chƣơng trình phát sóng; tiêu chí về hình thức thể hiện; tiêu chí chung về phƣơng thức sản xuất theo các qui định hiện hành…Do tính chất đặc thù, linh hoạt của hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình nên phạm vi điều chỉnh của qui chế chỉ dừng ở mức độ yêu cầu chung với tất cả các chƣơng trình. Nói một cách ví von, xây một ngôi nhà sẽ không chỉ cần bản vẽ phối cảnh, bản vẽ kiến trúc mà quan trọng nhất vẫn là bản vẽ thiết kế chi tiết của ngôi nhà. Để sản xuất một chƣơng trình truyền hình, một kênh truyền hình cũng vậy, cần phải hội đủ những thông tin chi tiết về năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, dự báo thị trƣờng, xu hƣớng khán giả, các qui chuẩn qui định trong quá trình sản xuất và phân công lao động…một cách bài bản, chi tiết. Đứng trƣớc xu hƣớng phát triển chung, đặc biệt là xu hƣớng xã hội hóa chƣơng trình và kênh truyền hình, việc ban hành một qui chế riêng đối với các chƣơng trình có yếu tố xã hội hóa, với từng thể loại nhằm điều chỉnh các mối quan hệ với đối tác, các khâu trong qui trình xét duyệt, thẩm định và qui trình sản xuất, phát sóng là cần thiết trong giai đoạn sắp tới.
66
Tiểu kết chƣơng 2
Qua tổng quan hoạt động xã hội hóa và xã hội hóa sản xuất chƣơng trình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, xã hội hóa đã mang lại nhiều lợi ích thông qua việc hợp tác với các công ty truyền thông. Tiết kiệm đƣợc nguồn kinh phí đầu tƣ cho sản xuất chƣơng trình; tận dụng đƣợc nguồn lực xã hội để đa dạng dạng hóa chƣơng trình; chuyên nghiệp hóa đội ngũ; tăng doanh thu từ tài trợ, quảng cáo để phát triển sự nghiệp truyền hình…vv là những kết quả cơ bản đạt đƣợc từ hoạt động xã hội hóa.
Từ thực tiễn hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình cũng đúc kết đƣợc nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý, hoạt động tài chính - dịch vụ, hoạt động kỹ thuật phục vụ công tác chuyên môn, hoạt động pháp lý trong lĩnh vực truyền hình và đặc biệt là kinh nghiệm quản lý, hợp tác, liên kết sản xuất với các đối tác là các công ty truyền thông hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Cũng từ việc phân tích thực trạng hoạt động xã hội hóa đã là rõ thêm nhiều vấn đề mới không chỉ giải quyết đơn thuần trong phạm vi tác động của một đài truyền hình. Thị trƣờng truyền thông, truyền hình và quảng cáo phát triển nhanh, mối quan hệ hợp tác sản xuất đa dạng hơn, phức tạp hơn nên việc quyết định sản xuất, phát sóng một chƣơng trình truyền hình ngày càng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Đó là thói quen, xu hƣớng thị hiếu của khán giả, xu hƣớng thị trƣờng quảng cáo, đó là mục đích, ý chí “áp đặt” của các công ty truyền thông nhƣ một đối tác bình đẳng, đó là những tác động của thị trƣờng quảng cáo dƣờng nhƣ đang “dẫn dắt” hƣớng đi của hoạt động xã hội hóa truyền hình…vv. Chính vì vậy, những “xung đột” phát sinh về mục đích, định hƣớng tiêu chí, về những lợi ích cụ thể sẽ không thể tránh khỏi trong quá trình hợp tác sản xuất chƣơng trình.
Từ phân tích thực trạng hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình còn cho thấy nhiều vấn đề cần giải quyết liên quan đến chất lƣợng các chƣơng trình giải trí, liên quan đến công tác quản lý nội dung và qui trình sản xuất, liên quan đến định hƣớng hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình và sự cần thiết phải quan tâm đến các chƣơng trình không xã hội hóa. Định hƣớng và giải pháp không thể chỉ dựa
67
theo cảm tính, kinh nghiệm mà cần phải dựa trên những thông số, số liệu nghiên cứu cụ thể về tổ chức bộ máy, tổ chức nhân sự, năng lực sản xuất, năng lực đầu tƣ, thị trƣờng truyền thông, quảng cáo, xu hƣớng thị hiếu…Nói cách khác, cần phải xác định rõ mục đích, tiêu chí, mặt mạnh, mặt hạn chế trong tổng thể so sánh với năng lực sản xuất, với sự phát triển của các công ty truyền thông để từ đó xác định hƣớng đi cho hoạt động xã hội hóa.
68
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN