6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
1.4.2. Hệ thống văn bản quản lý hoạt động xã hội hóa và xã hội hóa sản
xuất chƣơng trình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Trƣớc năm 2002, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh hoạt động trong cơ chế quản lý nhƣ đối với môt đơn vị hành chính, đặc biệt là cơ chế tài chính. Với cơ chế nhƣ vậy, việc phát triển sự nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách. Ngƣời
30
lao động chỉ hƣởng lƣơng theo ngạch, bậc công chức. Hoạt động chung của Đài bị bó hẹp trong khuôn khổ của một đơn vị hành chính dẫn đến bị động và lúng túng trong công tác sử dụng nguồn lực con ngƣời, vật chất trong và ngoài xã hội. Mặc dù Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện một số hoạt động quảng cáo, mua bán bản quyền và các loại dịch vụ truyền hình để tạo nguồn thu nhƣng đa số các hoạt động liên quan đến tài chính - dịch vụ trong thời gian trƣớc năm 2002 đều phải thông qua cơ chế báo cáo, xin - cho theo từng công việc cụ thể. Trong khi đó, sản xuất chƣơng trình gắn liền với nhu cầu sử dụng lao động, cơ chế thù lao…và thay đổi liên tục theo nhu cầu phát triển. Vì vậy, cách làm này không chỉ mâu thuẫn với thực tiễn đổi mới mà quan trọng hơn là kìm hãm sự phát triển sự nghiệp, hạn chế hoạt động sản xuất chƣơng trình vốn rất sinh động, đa dạng. Ngân sách eo hẹp cùng với yêu cầu, nhu cầu phát triển ngày càng cao đòi hỏi cần sớm có một cơ chế quản lý, cơ chế tài chính mới.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng về tiếp tục phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động văn hóa nghệ thuật, thông tin đại chúng; từng bƣớc hiện đại hóa ngành phát thanh - truyền hình; đổi mới cơ chế quản lý và chế độ chính sách phù hợp với đặc điểm của mỗi ngành, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã mạnh dạn đề xuất “Đề án khoán thu chi - đổi mới cơ chế tài chính” nhằm tạo động lực phát triển sự nghiệp của Đài. Đề án này đã đƣợc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định cho phép thực hiện thí điểm từ tháng 12/2001. Đây là văn bản có ý nghĩa quan trọng, tháo gỡ và mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Dƣới đây là hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động xã hội hóa của Đài kể từ năm 2001:
* Quyết định số 131/2001/QĐ-UB năm 2001 về cho phép thí điểm khoán thu, chi tài chính đối với hoạt động của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
* Quyết định số 252/2005/QĐ-UBND về chế độ tài chính đối với hoạt động sự nghiệp của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
31
* Quyết định số 2428/QĐ-UBND về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm tòan bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên
* Qui chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định phim truyền hình xã hội hóa của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Số 1797/QĐ-TH ngày 12/10/2011)
* Công văn số 528/VP- VX ngày 25/1/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về định hƣớng hợp tác liên kết với các đối tác đầu tƣ của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, hoạt động xã hội hóa của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo nội dung Thông tƣ số 19 của Bộ Thông tin - Truyền thông và trong tháng 9/2012 Đài cũng đang trình Ủy ban nhân dân thành phố dự thảo “Qui chế hợp tác sản xuất chƣơng trình truyền hình”.
Tiểu kết chƣơng 1
Kinh tế phát triển, sức mua tăng dẫn đến nhu cầu ngày càng cao về truyền thông. Chính mối quan hệ này là điều kiện gần nhƣ bắt buộc các đài truyền hình phải tiếp cận tƣ duy mới về kinh tế truyền thông trong cơ chế thị trƣờng cũng nhƣ sự phát triển nhanh của thị trƣờng truyền thông. Bên cạnh đó, mức sống và trình độ dân trí tăng, nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu truyền thông tăng cũng là những điều kiện thúc đẩy thị trƣờng truyền thông phát triển. Trong xu thế này, các đài truyền hình buộc phải tự đổi mới, tự nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh mới có thể đáp ứng những đòi hỏi hợp lý của thị trƣờng quảng cáo và tiêu dùng. Tự đổi mới bằng cách nào? Làm thế nào có thể tăng nguồn thu? Làm thế nào có thể nâng chất lƣợng phục vụ thông qua các sản phẩm truyền hình nhƣng vẫn phải đảm bảo tính định hƣớng? Những câu hỏi đƣợc đặt ra trong điều kiện chƣa có cơ chế thuận lợi, ngân sách lại hạn hẹp nhƣng bắt buộc phải làm là những câu hỏi không hề đơn giản đối với đội ngũ những ngƣời làm truyền hình. Và cũng xuất phát từ những điều kiện có thể xem là bắt buộc nên các đài truyền hình đã không còn cách nào khác là phải
32
tự tìm tòi, sáng tạo, tự vận dụng cách làm mới trong các hoạt động đặc thù của lĩnh vực truyền hình. Xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình có thể xem là một trong những bƣớc đi “tự đổi mới” mình của ngành truyền hình. Vận dụng xã hội hóa mang lại kết quả khả quan về nhiều mặt, song cũng không thiếu những khó khăn, thách thức và hạn chế…
Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên mà luận văn sẽ tập trung nghiên cứu đối tƣợng chính là thành phần kinh tế tƣ nhân tham gia liên kết, hợp tác sản xuất chƣơng trình với đài truyền hình. Nếu giải quyết tốt mối quan hệ giữa đài truyền hình với các đối tác công ty truyền thông tƣ nhân thông qua các hình thức xã hội hóa sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình, đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững.
33
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH