Khái niệm xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 25)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

1.2. Khái niệm xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình

Nhƣ đã trình bày ở phần trên, cụm từ “Xã hội hóa” đã đƣợc đề cập trong nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 1991- 2000. Theo quan điểm của Nghị quyết, xã hội hội hóa có thể đƣợc hiểu là một hoạt động nhằm mở rộng các nguồn đầu tƣ, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội; phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm tạo điều kiện phát triển một số lĩnh vực. Tuy nhiên cũng cần nhận thức đầy đủ rằng, thực hiện xã hội hóa không phải là giải pháp tạm thời, tình thế mà cần thực hiện lâu dài nhằm thu hút tiềm năng to lớn từ xã hội. Mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau nhƣng nhìn chung, dù ở lĩnh vực nào thì những khái niệm này vẫn không ngoài mục đích thu hút nguồn lực xã hội để đóng góp vào sự phát triển cho một lĩnh vực cụ thể. Nhƣ riêng trong hoạt động xã hội hóa văn hóa, thông tin cũng là để huy động mọi nguồn lực xã hội đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Hoạt động xã hội hóa ở lĩnh vực giáo dục, y tế, thể thao hay văn hóa thông tin cũng đều cần có những cơ chế, tiêu chí, qui định cụ thể nhằm phát huy tốt nhất vai trò của xã hội hóa. Xã hội hóa nhƣng vẫn trong khuôn khổ chính sách, định hƣớng chung của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Có nhƣ vậy, xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thông tin hay xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình nói chung, sản xuất chƣơng trình truyền hình nói riêng mới không tách khỏi mục đích, tiêu chí chung, đảm bảo đúng định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc.

Với cách hiểu theo những khái niệm nêu trên, xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực truyền hình hay trong sản xuất chƣơng trình truyền hình cũng chính là để thu hút nguồn lực xã hội bên ngoài ngành truyền hình tham gia vào các hoạt động của lĩnh vực này. Trong thời kỳ đầu, hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình chủ yếu chỉ là xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình theo hình thức liên kết, hợp tác giữa đài truyền hình với các đối tác. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây,

19

xã hội hóa ở lĩnh vực truyền hình không chỉ dừng lại ở hoạt động thu hút nguồn lực để sản xuất chƣơng trình truyền hình đơn thuần mà còn có các mô hình hợp tác, liên kết ở lĩnh vực khác của truyền hình.

Sự phát triển của khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ truyền dẫn cũng đã có tác động quan trọng vào nhận thức và hƣớng đi của ngƣời làm truyền hình trong việc triển khai các hoạt động xã hội hóa. Trong điều kiện cần sớm hòa nhập với xu thế phát triển công nghệ thế giới, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của khán giả bằng nhiều phƣơng thức đa dạng, thuận tiện và chất lƣợng cao, các đơn vị truyền hình bắt buộc phải ứng dụng các công nghệ truyền dẫn, phát sóng mới theo lộ trình số hóa của thế giới. Vì vậy, vào năm 2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2020, về cơ bản sẽ ngừng phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ tƣơng tự (analog) để chuyển sang phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ số (digital) khi 95% số hộ gia đình có máy thu hình có khả năng thu đƣợc các kênh chƣơng trình truyền hình quảng bá bằng những phƣơng thức truyền dẫn, phát sóng số khác nhau; ngừng việc sử dụng công nghệ truyền hình cáp tƣơng tự trƣớc năm 2020 để chuyển hoàn toàn sang công nghệ số với 100% các mạng cáp dọc các tuyến đƣờng, phố chính tại trung tâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

Ngay sau khi có chủ trƣơng mới, Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) là một trong những đơn vị đầu tiên có vốn đầu tƣ bên ngoài ngành truyền hình tham gia vào việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn truyền hình kỹ thuật số vệ tinh ở Việt Nam. Cụ thể là đầu tƣ vào thị trƣờng truyền hình trả tiền. Đơn cử về hiệu quả truyền dẫn và tiết kiệm tài nguyên tần số đƣợc thể hiện rõ nhất qua việc AVG có thể phủ sóng tòan quốc chỉ cần thông qua 3 tần số 57, 58, 59.

Việc xã hội hóa công đoạn truyền dẫn, phát sóng trong lộ trình số hóa truyền hình dƣới sự kiểm soát của Nhà nƣớc sẽ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc trong việc phát triển, đầu tƣ nâng cấp hạ tầng truyền dẫn truyền hình, từ đó có thể tập trung sử dụng nguồn vốn cho việc phát triển nội dung chƣơng trình.

20

Nhƣ vậy, bản chất và qui mô của hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)