6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.2.3. Nội dung của các chƣơng trình có yếu tốxã hội hóa
Vì đa phần các chƣơng trình có yếu tố xã hội hóa là các chƣơng trình phim, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế nên nội dung các chƣơng trình này khá đa dạng, dễ thu hút ngƣời xem qua các hình thức thể hiện mới lạ của nghiệp vụ truyền hình. Truyền hình thực tế tuy là thể loại mới, khó thực hiện nhƣng một số chƣơng trình ngay sau khi phát sóng đã đƣợc dƣ luận đón nhận bởi sự chân thực, gần gũi, sát với thực tế cuộc sống. “Ngôi nhà mơ ước” và “Câu chuyện ước mơ” - hai chƣơng trình truyền hình thực tế mang đậm tính nhân văn, dẫn dắt ngƣời xem đến với cuộc sống thực tại của một bộ phận ngƣời dân nghèo ở mọi miền đất nƣớc. Sự quan tâm, chia sẻ của xã hội dành cho mỗi cảnh đời, mỗi số phận đƣợc khắc họa sinh động qua từng lời thoại, cảnh quay là nút thắt tạo nên sự hấp dẫn của một chƣơng trình không có kịch bản. Đạo diễn chƣơng trình Lê Phƣớc Lập cho rằng: “Chƣơng trình Ngôi nhà mơ ước và Câu chuyện ước mơ là những chƣơng trình truyền hình thực tế bám sát định hƣớng tuyên truyền cho chủ trƣơng an sinh xã hội “Vì ngƣời nghèo” của Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi nhà mơ ước bƣớc vào năm thứ 8 và Câu chuyện ước mơ sắp hoàn tất năm thứ 5 với hành trình chia sẽ ƣớc mơ của con ngƣời trong cuộc sống: học tập, nghề nghiệp, chữa bệnh…v.v. Hiệu ứng và sức sống của hai chƣơng trình còn đƣợc thể hiện qua sự khác biệt so với cách làm truyền thống của thể loại phóng sự hoặc tài liệu truyền hình, trở thành mô hình tích cực tác động hiệu quả vào chủ trƣơng, chính sách của các địa phƣơng trong công tác vì ngƣời nghèo”. Một chƣơng trình truyền hình thực tế khác: “Hành trình kết nối những trái tim” đƣợc thực hiện theo định dạng format nƣớc ngoài lại thu hút giới trẻ quan tâm theo dõi thông qua các chuyến đi trải nghiệm thực tế của nhiều bạn trẻ ở cùng độ tuổi. Hay nhƣ chƣơng trình “Con đã lớn khôn” - bản quyền của Nhật Bản
49
với những câu chuyện hình ảnh về các tình huống xử lý khá ngộ nghĩnh của các cháu thiếu nhi luôn đạt tỷ lệ rating cao trong 2 năm liên tục phát sóng. Nhiều chƣơng trình truyền hình thực tế đã phát sóng trên Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh có nhiều hình thức thể hiện, chủ đề nội dung đa dạng và dành cho nhiều đối tƣợng cùng tham gia. Trong 3 năm gần đây, truyền hình thực tế xuất hiện nhiều trên sóng truyền hình và xu hƣớng này sẽ tiếp tục phổ biến trong những năm sắp tới.
Do có nhiều loại hình trong trò chơi truyền hình nên nội dung của các chƣơng trình tiếp cận với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng đƣợc nhu cầu giải trí, cung cấp thông tin, kiến thức cho đối tƣợng khán giả. Từ các chƣơng trình trò chơi truyền hình đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam nhƣ SV96, Trò chơi liên tỉnh,
đến nay trò chơi truyền hình biến đổi khá đa dạng về loại hình và đối tƣợng mục tiêu: Chiếc nón kỳ diệu, Ai thông minh hơn học sinh lớp 5, Đấu trường 100, Đường lên đỉnh Olympia…của Đài Truyền hình Việt Nam hay các chƣơng trình Rồng vàng, Chung sức, 1 phút để chiến thắng, Nốt nhạc vui…của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh .
Ông Trƣơng Văn Minh – Trƣởng Ban Chƣơng trình Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh nhận xét: “Các chƣơng trình trò chơi truyền hình đứng vững từ 2 năm trở lên đều có định dạng format chặt chẽ về luật chơi, câu hỏi, đáp án. Tính chất nội dung chung của chƣơng trình theo xu hƣớng đơn giản, ít tính hàn lâm nhƣng vẫn khéo léo lồng ghép tiêu chí định hƣớng về giáo dục và thẩm mỹ. Vì vậy, trò chơi truyền hình trên sóng của Đài phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả mọi lứa tuổi. Riêng các chƣơng trình trò chơi truyền hình dành cho thiếu nhi không chỉ phục vụ lứa tuổi nhỏ tuổi mà các lứa tuổi khác cũng có thể xem chƣơng trình nhƣ ông bà, cha mẹ: Bố con cùng vui hay Chuyện nhỏ còn có định hƣớng chủ đề theo các sự kiện lịch sử trong năm. Bên cạnh đó, các chƣơng trình truyền hình mang tính vận động, giáo dục thể chất cho lứa tuồi thanh niên cũng thu hút ngƣời xem”. Nắm bắt đƣợc thị hiếu của khán giả và nhằm lôi cuốn, tăng tính hấp dẫn cho chƣơng trình, các công ty truyền thông tƣ nhân còn ồ ạt tham gia sản xuất các chƣơng trình giải trí
50
dƣới dạng Việt hóa các định dạng format chƣơng trình nổi tiếng từ nƣớc ngoài. Gần đây, trong lĩnh vực âm nhạc, nhiều chƣơng trình mới cũng theo phiên bản nƣớc ngoài và đƣợc lồng ghép dƣới nhiều thể loại trong cùng chƣơng trình. Đa số các chƣơng trình đều do các công ty truyền thông chủ động tìm mua bản quyền đang ăn khách, chủ động Việt hóa, quảng bá chƣơng trình và trực tiếp sản xuất. Các thể loại chƣơng trình phát sóng trên truyền hình đang dần biến dạng từ hình thức đến nội dung. Tính pha tạp, tổng hợp nhiều thể loại trong từng chƣơng trình khiến nội dung chính, chủ đề chính của một số chƣơng trình lu mờ so với các “chiêu trò” trong và ngoài sân khấu.
Cùng trong lĩnh vực giải trí, phim truyền hình ít tập và nhiều tập cũng ngày càng tăng về số lƣợng. Việc đầu tƣ của các đài truyền hình cho thể loại phim truyền hình song song với sự kết hợp đầu tƣ của các hãng phim tƣ nhân, công ty truyền thông đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho phim truyền hình. Chính việc quan tâm, đầu tƣ cho phim truyền hình nên phim truyền hình Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều trên sóng. Mặc dù chất lƣợng phim còn nhiều vấn đề cần quan tâm, song sự gia tăng về số lƣợng có thể đƣợc xem là bƣớc thành công ban đầu đối với phim truyền hình do các đơn vị trong nƣớc sản xuất. Phim “Việt giờ vàng” đƣợc Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh khởi xƣớng từ năm 2005 thổi luồng sinh khí mới cho hoạt động sản xuất phim nói chung cũng nhƣ tạo “đầu ra” cho phim truyền hình Việt lên sóng truyền hình. Sau một thời gian, phim truyền hình trong nƣớc sản xuất từng bƣớc thay thế cho phim truyền hình nƣớc ngoài vốn tràn ngập trên sóng truyền hình từ những năm 2005 trở về trƣớc. Để có từ 1500 giờ đến 2000 giờ phim Việt phát sóng trong một năm nhƣ hiện nay đòi hỏi Đài phải có nguồn kinh phí đầu tƣ rất lớn. Yêu cầu nâng tỷ lệ giờ phát sóng phim Việt lên 30% theo qui định so với năng lực sản xuất của một đơn vị truyền hình nhƣ Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh là yêu cầu khó khăn, khó có thể thực hiện. Vì vậy, xã hội hóa sản xuất phim truyền hình, mời gọi sự hợp tác của các công ty truyền thông và hãng phim tƣ nhân cùng tham gia sản xuất phim là nhu cầu có thật. Nếu không có sự tham gia của các thành phần kinh tế cùng liên kết sản xuất phim sẽ không thể đáp ứng yêu cầu
51
tăng số lƣợng phim. Các dòng phim tình cảm tâm lý xã hội, phim hình sự, phim chính luận, phim giải trí đơn thuần lần lƣợt đƣợc phát sóng ở nhiều khung giờ trên cả 2 kênh HTV9 và HTV7. Trong số các dòng phim, nội dung phim giải trí đơn thuần chiếm tỷ lệ khá cao do mức kinh phí đầu tƣ thấp từ kịch bản, diễn viên, kỹ thuật nhƣng ngƣợc lại có thể thu hút nhiều quảng cáo…Bên cạnh đó, phim giải trí không khó để có thể tìm đƣợc “đầu ra” ở những khung giờ phát sóng tốt. Vì vậy mà các hãng phim tƣ nhân, công ty truyền thông không ngần ngại khi bỏ vốn đầu tƣ vào sản xuất phim. Trong thời gian đầu thực hiện chủ trƣơng tăng thời lƣợng phát sóng phim truyền hình do trong nƣớc sản xuất, phim “Việt giờ vàng” trở thành tâm điểm chú ý của khán giả yêu thích thể loại này. Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ, nhiều phim truyền hình thay đổi hẳn về chất lƣợng nghệ thuật. Nhiều phim đƣợc phát sóng trong thời kỳ đầu không chỉ đa dạng về đề tài, đáp ứng nhu cầu giải trí mà còn mang tính giáo dục khá rõ nét. Thật đáng tiếc khi chỉ sau khoảng 2 năm, chất lƣợng phim truyền hình bắt đầu có dấu hiệu đi xuống, ngày càng ít xuất hiện các bộ phim đạt cả 2 tiêu chí nội dung và chất lƣợng nghệ thuật. Hiệu quả từ xã hội hóa sản xuất phim truyền hình chỉ dừng lại ở yếu tố thu hút đƣợc nhiều thành phần trong xã hội tham gia sản xuất phim.
Xã hội hóa sản xuất phim truyền hình mang đến lợi ích cho nhiều phía nhƣng cũng có không ít những hạn chế. Hạn chế lớn nhất chính là chất lƣợng phim. Theo đánh giá chung, nội dung phim truyền hình còn thiếu chiều sâu, hời hợt, chạy theo thị hiếu tầm thƣờng, thiếu tính giáo dục. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, nội dung các phim trùng lắp về ý tƣởng, đề tài thiếu đa dạng, thiếu tính sáng tạo. Các nhà phê bình, các nhà báo từng phát biểu ở các hội thảo về phim truyền hình cũng đều có cùng nhận xét chung về chất lƣợng phim truyền hình. Theo nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long: “Việc xã hội hóa đã làm cho chất lƣợng phim truyền hình ngày càng tuột dốc khi ai cũng có thể sản xuất mà không cần kinh nghiệm, chỉ cần có kinh phí. Đội ngũ làm phim ngày càng nghiệp dƣ, tác giả kịch bản non tay, đạo diễn thiếu trách nhiệm, diễn viên không chuyên ồ ạt xuất hiện trên mành ảnh nhỏ”. Nghệ sĩ ƣu tú Nguyễn Việt Hùng – Nguyên Giám đốc Hãng phim truyền hình TFS cho rằng: “Các
52
đơn vị tƣ nhân chỉ chăm chăm giờ Vàng để kiếm lợi. Nền tảng không vững. Coi chừng sập! Các đài truyền hình đã biết điều này nhƣng không dễ điều chỉnh”. Việc chạy theo dòng phim giải trí đơn thuần, dễ đầu tƣ và thu lợi nhuận nhanh là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng phim thấp. Những mặt hạn chế về nội dung của phim truyền hình xuất phát ngay từ nguyên nhân đầu tiên là tính mục đích của đơn vị sản xuất - hãng phim tƣ nhân và công ty truyền thông. Việc xác định mục đích lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh của một số công ty, hãng phim tác động đến chất lƣợng đầu tƣ cho phim ngay từ khâu kịch bản. Nhƣ vậy, trong giai đoạn từ khoảng năm 2005 đến nay, mục đích ban đầu phát triển phim truyền hình cũng chỉ nhằm tăng số lƣợng phim Việt, giảm phát sóng phim nƣớc ngoài. Chất lƣợng phim Việt vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Thị trƣờng sản xuất phim truyền hình cũng vì thế mà chạy theo tiêu chí số lƣợng, tiêu chí lợi nhuận. Phim “mì ăn liền” là đặc điểm phổ biến của phim truyền hình Việt trong những năm qua. Chính vì mục đích chạy theo số lƣợng mà trong năm 2011 và 2012, đại diện các cơ quan quản lý và dƣ luận thông qua các phƣơng tiện truyền thông bắt đầu bày tỏ nhiều ý kiến khác nhau về hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình. Bên cạnh việc thừa nhận mặt tích cực của hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình, cơ quan quản lý và dƣ luận cũng bày tỏ sự lo ngại về tính mục đích, tiêu chí hoạt động và quản lý hoạt động xã hội hóa nói chung cũng nhƣ chất lƣợng nội dung, tính định hƣớng của các chƣơng trình. Dƣ luận tập trung ý kiến phản ánh nhiều nhất về chất lƣợng phim truyền hình và nội dung một số chƣơng trình giải trí. Những đánh giá, nhận xét của dƣ luận về nội dung các chƣơng trình giải trí phát trên sóng truyền hình là hệ quả của quá trình xã hội hóa thiếu định hƣớng. Bên cạnh đó, số lƣợng chƣơng trình xã hội hóa tăng đồng nghĩa với việc phải giảm số lƣợng chƣơng trình không xã hội hóa trong một khung giờ cụ thể. Cùng với các chƣơng trình xã hội hóa, các chƣơng trình không xã hội hóa với đa số thuộc nhóm chính luận chiếm tỷ lệ cao trong tổng thời lƣợng phát sóng của 2 kênh. Các công ty truyền thông cũng có tham gia liên kết sản xuất nhƣng chủ yếu theo hình thức đặt hàng. Các chƣơng trình không xã hội hóa hoặc không có điều kiện để xã hội hóa đều thiếu sự hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài, phải sản
53
xuất bằng nguồn kinh phí của Đài. Việc tăng số lƣợng các chƣơng trình Việt hóa do các công ty truyền thông sản xuất cũng là một trong những lý do làm hạn chế khả năng tƣ duy, sáng tạo của đội ngũ sản xuất ở Đài. Nếu không có định hƣớng cụ thể, sự quan tâm đầu tƣ về nhiều mặt sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng nội dung chƣơng trình không xã hội hóa.
Bảng 2.12: So sánh mặt tích cực, hạn chế cơ bản liên quan đến nội dung, hình thức của các chƣơng trình giải trí có yếu tố xã hội hóa và không xã hội hóa nhƣ một số chƣơng trình Trò chơi truyền hình, Truyền hình thức tế, giải trí âm nhạc:
Chƣơng trình xã hội hóa Chƣơng trình không xã hội hóa
- Chƣơng trình có lợi thế sử dụng định dạng format nổi tiếng của nƣớc ngoài. Các format đã đƣợc thử nghiệm thành công về mức độ thu hút và tuổi thọ chƣơng trình
- Sử dụng format trong nƣớc sản xuất. Các format phát sóng lần đầu nên nhiều yếu tố bất lợi so với format nƣớc ngoài.
- Nội dung, hình thức format thể hiện sự sáng tạo, hấp dẫn
- Format thiếu tính sáng tạo do chủ yếu theo hình thức đố vui đơn giản, đơn điệu
- Giải thƣởng cao cho khán giả và ngƣời chơi
- Không có giải thƣởng cho khán giả; giải thƣởng cho ngƣời chơi thấp - Có sự tham gia của những ngƣời nổi
tiếng với tƣ cách là ngƣời dẫn chƣơng trình, ban giám khảo, thậm chí khán giả (mời riêng)
- Không có do không có chủ đích mời
- Nội dung chƣơng trình và hình thức thể hiện không gò bó, khuôn khổ, theo hƣớng giải trí đơn thuần và có xu hƣớng thị trƣờng; tính cạnh tranh cao; một số nội dung của chƣơng trình theo Format
- Nội dung giải trí âm nhạc có tính định hƣớng cao, thiên về giáo dục truyền thống, đa số chƣơng trình giải trí âm nhạc phục vụ khán giả trung niên trở lên; trò chơi truyền hình theo
54
nƣớc ngoài còn chƣa phù hợp với văn hóa, lối sống của ngƣời Việt Nam
hƣớng cung cấp kiến thức qua hình thức thể hiện đơn điệu, thiếu tính cạnh tranh
- Qui trình sản xuất, hậu kỳ theo yêu cầu, tiêu chuẩn định dạng format
- Qui trình sản xuất, hậu kỳ theo kinh nghiệm
- Tính tƣơng tác cao - Ít hoặc không có tính tƣơng tác - Ngƣời dẫn chƣơng trình thuộc nhiều
thành phần khác nhau trong xã hội, nhận lời mời trực tiếp từ các công ty (có sự đồng ý của Đài) nên nội dung, phong cách dẫn đa dạng…
- Đa số ngƣời dẫn chƣơng trình có biên chế hoặc cộng tác viên
- Quảng bá, giới thiệu chƣơng trình sắp phát sóng hoặc đang phát sóng
- Giới thiệu trên sóng của Đài và các phƣơng tiện truyền thông khác