Các phƣơng thức liên kết sản xuất chƣơng trình truyền hình xã hội hóa

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 67)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

2.3. Các phƣơng thức liên kết sản xuất chƣơng trình truyền hình xã hội hóa

Hình thức liên kết sản xuất chƣơng trình giữa Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và các đối tác là các công ty truyền thông có sự thay đổi, điều chỉnh trong từng thời kỳ phát triển. Từ thời điểm bắt đầu tiến hành hoạt động xã hội hóa, các hình thức liên kết chủ yếu bao gồm: trao đổi bản quyền, phối hợp sản xuất một phần hoặc toàn bộ chƣơng trình, phối hợp sản xuất toàn bộ kênh chƣơng trình. Các hình thức liên kết này mặc dù đã thực hiện từ nhiều năm trƣớc khi có Thông tƣ 19 của Bộ Thông tin và Truyền thông nhƣng về cơ bản không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, xét về phƣơng thức liên kết cụ thể có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên, liên quan đến phƣơng thức tài chính thì mỗi đài truyền hình có sự chủ động, linh hoạt trong quá trình thực hiện. Qua thực tiễn hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình có thể tổng hợp một số hình thức, phƣơng thức liên kết cụ thể nhƣ sau:

1. Phương thức hợp tác sản xuất chương trình và trao đổi bằng quảng cáo:

Theo hình thức này, các công ty truyền thông đầu tƣ kinh phí để sản xuất chƣơng trình, Đài sẽ trả quyền lợi cho công ty bằng quảng cáo và đồng thời các công ty phải cam kết mua quảng cáo trong chƣơng trình. Về phía Đài sẽ chịu trách nhiệm các khâu: biên tập, duyệt kịch bản chi tiết, duyệt thiết kế sân khấu và kế

61

hoạch sản xuất, nghiệm thu sản phẩm cuối cùng để duyệt phát sóng. Phƣơng thức này đƣợc thực hiện trong điều kiện ngân sách có hạn và cũng đồng thời là điều kiện buộc các công ty truyền thông nâng chất lƣợng chƣơng trình thì mới có thể tăng thu quảng cáo để bù đắp chi phí sản xuất chƣơng trình. Tuy nhiên, phƣơng thức này có phần tạo áp lực tìm quảng cáo đối với đối tác. Cũng vì lý do này mà Đài đã từng bƣớc giảm số lƣợng chƣơng trình đƣợc thực hiện theo phƣơng thức trả quyền lợi quảng cáo kết hợp yêu cầu cam kết quảng cáo trong chƣơng trình. Theo số liệu tổng hợp, trong 2 năm 2008 - 2009, tổng số lƣợng chƣơng trình xã hội hóa theo phƣơng thức này với khoảng 30 chƣơng trình trong tổng số khoảng 130 chƣơng trình xã hội hóa. Năm 2010, các chƣơng trình thực hiện theo phƣơng thức này giảm còn khoảng 5 chƣơng trình.

2. Các công ty tài trợ kinh phí sản xuất chương trình và được trả quyền lợi bằng quảng cáo:

Đài chủ động kinh phí tổ chức sản xuất toàn bộ chƣơng trình và mời gọi các thành phần kinh tế tham gia tài trợ chƣơng trình. Trong trƣờng hợp này, Đài sẽ trả quyền lợi cho đối tác bằng quảng cáo.

Riêng trong trƣờng hợp Đài chỉ có khả năng đầu tƣ một phần kinh phí tổ chức sản xuất toàn bộ chƣơng trình hoặc ngƣợc lại đối tác chỉ đầu tƣ một phần kinh phí thì Đài sẽ trả quyền lợi quảng cáo, quyền lợi khác theo hợp đồng sản xuất và mức đóng góp của hai bên. Phƣơng thức này phụ thuộc nhiều vào năng lực sáng tạo, sản xuất của đội ngũ trong Đài nhƣng lại trong điều kiện ngân sách chi phí cho sản xuất có hạn.

3. Mua bản quyền chương trình phát sóng và thu theo cam kết quảng cáo:

Đây là phƣơng thức mới và đƣợc thực hiện phổ biến từ năm 2007 đối với các chƣơng trình xã hội hóa. Trong các năm từ 2009 đến 2011, phƣơng thức này chiếm tỷ lệ khoảng 60% trong tổng số chƣơng trình xã hội hóa. Trong phƣơng thức này có thể chia ra thành một số hình thức cụ thể nhƣ sau:

- Đài chủ động đặt hàng và trả tiền mua bản quyền chƣơng trình, đồng thời bỏ toàn bộ chi phí sản xuất trọn gói chƣơng trình; đối tác sử dụng kinh phí để sản xuất

62

và cam kết chất lƣợng chƣơng trình cũng nhƣ hiệu quả quảng cáo vào chƣơng trình; mức cam kết theo từng chƣơng trình cụ thể và đƣợc Đài căn cứ theo tỷ suất rating, doanh thu quảng cáo vào cùng một khung giờ của các năm trƣớc.

- Đặt hàng các đối tác sản xuất chƣơng trình phát sóng theo kế hoạch của các đơn vị trong Đài, đồng thời giao toàn bộ chi phí cho đối tác sản xuất chƣơng trình; Đài tự lo quảng cáo cho chƣơng trình. Trƣờng hợp này có thể xem đối tác nhƣ một đơn vị vệ tinh.

- Khoán một phần kinh phí cho đối tác để sản xuất chƣơng trình; đối tác chủ động xây dựng format chƣơng trình và nhân sự để sản xuất. Quyền lợi do hai bên thỏa thuận theo hợp đồng cụ thể dựa trên phần công việc của mỗi bên.

- Quyền lợi đƣợc chia theo doanh số quảng cáo thu đƣợc từ chƣơng trình. Trong trƣờng hợp này, đối tác chi phí toàn bộ cho quá trình sản xuất chƣơng trình từ đầu đến sản phẩm cuối cùng (biên tập, thẩm định nội dung do Đài chịu trách nhiệm). Doanh thu quảng cáo sau khi thu đƣợc sẽ bù đắp trƣớc chi phí sản xuất cho đối tác và trong trƣờng hợp doanh thu vƣợt quá chi phí sản xuất thì 2 bên sẽ thoả thuận cùng chia sẻ quyền lợi theo tỷ lệ thể hiện ở từng hợp đồng. Tất cả phƣơng thức, tỷ lệ chia sẻ quyền lợi, khung giá trả quyền lợi quảng cáo đều thực hiện theo qui định và tùy thuộc vào tính chất, hình thức của từng chƣơng trình.

Qua các hình thức liên kết, xã hội hóa sản xuất chƣơng trình nói chung và các phƣơng thức liên kết cụ thể ở góc độ tài chính nhƣ vừa đề cập ở phần trên cho thấy một số điểm nổi bật, đáng chú ý nhƣ: phƣơng thức liên kết liên quan đến tài chính mang yếu tố quyết định việc sẽ sản xuất hay không sản xuất chƣơng trình hoặc có sự tác động nhất định đến chất lƣợng của quá trình sản xuất cũng nhƣ chất lƣợng của sản phẩm cuối cùng; Phƣơng thức mua bản quyền chƣơng trình phát sóng và thu theo cam kết quảng cáo đang là xu hƣớng chủ đạo trong hình thức, phƣơng thức liên kết, xã hội hóa sản xuất chƣơng trình.

63

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 67)