Giới thiệu

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 40)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

2.1.1. Giới thiệu

Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (tiền thân là Đài Truyền hình Giải phóng) phát sóng chƣơng trình truyền hình đầu tiên vào tối ngày 1/5/1975, chỉ một ngày sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Mặc dù điều kiện tác nghiệp vô cùng khó khăn nhƣng đội ngũ những ngƣời làm truyền hình cách mạng vẫn nêu cao quyết tâm tổ chức phát sóng chƣơng trình truyền hình đầu tiên của chính phủ cách mạng. Thành công của buổi phát hình lịch sử tối ngày 1/5/1975 khẳng định năng lực và tiềm năng của đội ngũ những ngƣời làm truyền hình cách mạng, đồng thời đặt nền móng và niềm tin cho chặng đƣờng phát triển tiếp theo của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Từ một kênh HTV9 phát 1 tiếng/ngày vào năm 1975 với diện phủ sóng hẹp, đến nay Đài đã có 17 kênh truyền hình do Đài tự sản xuất, liên kết sản xuất. Các kênh phát sóng 24/24 bằng nhiều phƣơng thức truyền dẫn khác nhau trên phạm vi toàn quốc và phát sóng qua vệ tinh. Sự phát triển nhanh về qui mô, chất lƣợng đội ngũ, về cơ sở vật chất, kỹ thuật, về nội dung và chất lƣợng chƣơng trình là nền tảng phát triển cơ bản, là sự kế thừa mang tính

34

truyền thống và cũng là nguồn lực để Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển trong thời kỳ hội nhập. Một số dấu mốc quan trọng tác động đến hiệu quả của hoạt động xã hội hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh:

Tháng 11/1989, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thành lập Trung tâm Dịch vụ Truyền hình khởi đầu cho sự phát triển dịch vụ - kinh tế truyền hình. Chức năng chính của Trung tâm là thực hiện các dịch vụ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, thông tin kinh tế, thông báo... trên các kênh của HTV; sản xuất các chƣơng trình quảng cáo; sản xuất và phát hành các chƣơng trình nghe nhìn chất lƣợng cao bằng các thiết bị chuyên dụng, hiện đại. Cung cấp, thiết kế và lắp đặt các thiết bị kỹ thuật, chuyển giao công nghệ nghe nhìn.

Ngày 1/7/2005, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thành lập Trung tâm Truyền hình Cáp HTVC – đơn vị sự nghiệp có thu với hơn 80 kênh phát sóng. Hiện nay, Trung tâm Truyền hình Cáp HTVC có số lƣợng khách hàng lên đến hàng trăm ngàn hộ gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố trên cả nƣớc.

Năm 2006, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh khánh thành Tòa nh à Trung tâm Truyền hình có tổng diê ̣n tích gần 20 ngàn m2, 600 chỗ ngồi với hệ thống các phim trƣờng đƣợc thiết kế hiện đại. Tính đến năm 2012, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh có 26 đơn vị thành viên, trong đó có 4 đơn vị sự nghiệp có thu là: Trung tâm Dịch vụ truyền hình, Trung tâm Truyền hình Cáp HTVC, Hãng phim Truyền hình TFS, Tạp chí HTV và Công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Truyền thông. Trong tổng số 26 đơn vị có 14 đơn vị trực tiếp tham gia sản xuất chƣơng trình. Tổng số nhân sự hiện nay là 991 ngƣời trong biên chế, hợp đồng lao động với Đài và khoảng 1.100 cộng tác viên dài hạn. Trong tổng số ngƣời lao động trong biên chế và hợp đồng lao động với Đài có khoảng hơn 500 biên tập, phóng viên, đạo diễn, quay phim trực tiếp tham gia sản xuất.

Hoạt động xã hội hóa của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh có thể chia thành 3 giai đoạn dựa theo theo qui mô phát triển về số lƣợng, chất lƣợng chƣơng trình xã hội hóa, số liệu doanh thu hàng năm. Hoạt động xã hội hóa chỉ thực sự sôi

35

động khi nhiều thành phần kinh tế tƣ nhân trực tiếp đầu tƣ, tham gia vào lĩnh vực truyền thông.

Từ năm 1975 đến năm 1989: Các hoạt động chung của Đài trong thời kỳ này

đều thực hiện theo cơ chế quản lý bao cấp và chỉ tập trung sản xuất chƣơng trình phục vụ các nhiệm vụ tuyên truyền, trong đó có phối hợp sản xuất chƣơng trình với các đơn vị trong hệ thống nhà nƣớc.

Từ năm 1989 đến năm 2002: Trong xu thế phát triển chung, Đài Truyền hình

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)