Các chƣơng trình xã hội hóa đầu tiên của Đài Truyền hình thành

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 42)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

2.1.2. Các chƣơng trình xã hội hóa đầu tiên của Đài Truyền hình thành

tiễn hoạt động, xóa bỏ cơ chế bao cấp và chủ động đề xuất cơ chế quản lý mới. Đài chủ động phát triển các loại hình dịch vụ truyền hình với mục đích bù đắp chi phí sản xuất. Từ hình thức đơn giản ban đầu là đăng phát Thông tin kinh tế để tăng doanh thu, Đài đã chuyển từng bƣớc sang hình thức kêu gọi tài trợ, đăng phát

quảng cáo trong chương trình. Dịch vụ mua bán, trao đổi các loại sản phẩm truyền hình và hợp tác sản xuất, trao đổi quảng cáo cũng bắt đầu đƣợc thực hiện nhƣng với qui mô đơn lẻ. Trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2002, Đài có 2 nguồn kinh phí chính là nguồn từ ngân sách và nguồn từ doanh thu tài trợ, quảng cáo.

Từ năm 2002 cho đến nay: Đây là thời kỳ hoạt động xã hội hóa phát triển

nhanh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Hoạt động xã hội hóa liên tục thay đổi về hình thức, phƣơng thức liên kết; chƣơng trình xã hội hóa tăng nhanh về số lƣợng. Sự thay đổi đặc trƣng nhất của thời kỳ này chính là sự thay đổi về mô hình quản lý liên quan đến tài chính và nhân sự và sự tham gia của công ty truyền thông tƣ nhân. Đài đƣợc phép thí điểm khoán thu, chi và áp dụng cơ chế tài chính mới trong hoạt động sự nghiệp.

2.1.2. Các chƣơng trình xã hội hóa đầu tiên của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh phố Hồ Chí Minh

Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên của ngành truyền hình Việt Nam khởi đầu hoạt động xã hội hóa thông qua một hoạt động thể dục thể thao để kêu gọi tài trợ. Bằng cách gián tiếp thông qua Cuộc đua xe đạp tranh Cúp truyền hình lần thứ 1 diễn ra vào năm 1989, các chƣơng trình truyền hình đƣợc sản

36

xuất trƣớc, trong và sau thời gian diễn ra cuộc đua đều quảng bá thƣơng hiệu, nhãn hàng của đơn vị tài trợ. Tại thời điểm này đã có 2 hình thức xã hội hóa.

Thứ nhất, đài truyền hình khởi xƣớng, tổ chức sự kiện cùng với một đơn vị ngoài ngành truyền hình để phục vụ khán giả thông qua các chƣơng trình phát sóng.

Thứ hai, các chƣơng trình vừa sản xuất, phát sóng phục vụ khán giả, vừa đồng thời quảng bá thƣơng hiệu, nhãn hàng của đơn vị tài trợ. Số tiền thu đƣợc từ tài trợ, quảng cáo giúp tăng doanh thu, tăng thu nhập cho đội ngũ sản xuất chƣơng trình và theo đó nâng cao chất lƣợng của các chƣơng trình truyền hình đồng hành cùng cuộc đua…vv.

Ông Nguyễn Chí Tân - nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài, ngƣời gắn bó trực tiếp với Cuộc đua xe đạp tranh cúp truyền hình cho biết: “Ở vào thập niên 90, các nguồn thu của Đài chỉ liên quan đến một phần của qui trình sản xuất theo cách làm đơn lẻ, thiếu hệ thống và đặc biệt là không tính toán đƣợc khả năng và hiệu quả của công việc. Chính vì vậy, công tác xã hội hóa có qui mô tƣơng đối lớn, huy động nguồn lực bên ngoài để tham gia tổ chức, điều hành, sản xuất chƣơng trình đƣợc khởi đầu bằng Cuộc đua xe đạp tranh cúp truyền hình”. Tiếp theo ngay sau Cuộc đua xe đạp tranh cúp truyền hình, năm 1991, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Cuộc thi Tiếng hát truyền hình dành cho các thí sinh của mọi miền đất nƣớc. Cuộc thi vẫn tiếp tục đƣợc thực hiện từ năm 1991 đến nay bằng nhiều hình thức liên kết, kêu gọi tài trợ, quảng cáo. Năm 2012, cuộc thi đƣợc giao cho công ty truyền thông May Q tham gia tổ chức sản xuất chƣơng trình.

Một hoạt động xã hội hóa tiếp theo mà Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện khá bài bản, đúng nghĩa xã hội hóa sản xuất chƣơng trình, đó là chƣơng trình giải trí Rồng vàng (phiên bản “Ai là triệu phú” của Anh) và chƣơng trình Chung sức. Đây là hai chƣơng trình truyền hình liên kết sản xuất với các công ty truyền thông tƣ nhân. Hai chƣơng trình này đều đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, đòi hỏi tƣ duy và cách tiếp cận của ngƣời làm truyền hình hiện đại vào thời điểm bấy giờ. Cũng theo ông Nguyễn Chí Tân, tính chuyên nghiệp không chỉ

37

bao hàm các yếu tố chuyên môn đơn thuần về hình thức thể hiện, hình ảnh, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng mà còn liên quan đến công tác phối hợp, tổ chức sản xuất…

Xã hội hóa sản xuất chƣơng trình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2002. Vào cuối năm 2003, thêm một chƣơng trình mới Chung sức đƣợc thử nghiệm theo phƣơng thức hợp tác khá cụ thể giữa Đài và công ty truyền thông. Hợp đồng sản xuất chƣơng trình Chung sức đƣợc phân công cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1: Phân công công việc giữa các bên hợp tác

Đài Truyền hình chịu trách nhiệm Đối tác sản xuất chịu trách nhiệm

1. Tuyển sinh 1. Mua bản quyền

2. Thiết bị ghi hình 2. Mời tƣ vấn sản xuất nƣớc ngoài 3. Đạo diễn phim trƣờng, quay phim 3. Soạn ngân hàng câu hỏi

4. Chủ nhiệm 4. Thuê nghiên cứu, khảo sát câu hỏi 5. Duyệt câu hỏi, thẩm định nội dung

chƣơng trình

5. Chọn ngƣời dẫn chƣơng trình và trả thù lao

6. Duyệt thiết kế sân khấu 6. Khảo sát, chọn và thuê địa điểm quay

7. Kỹ thuật 7. Thiết kế và sản xuất sân khấu

8. Dựng hậu kỳ 8. Thuê thiết bị chuyên dụng âm thanh, ánh sáng

9. Duyệt nội dung chƣơng trình 9. Đạo diễn dàn dựng và nhân sự tổ chức sản xuất

10. Duyệt ký phát sóng 10. Hậu cần

Từ cuối 2004, nhiều chƣơng trình đƣợc chuyển sang xã hội hóa toàn bộ qui trình sản xuất. Hình thức liên kết này đƣợc hiểu là đài truyền hình chịu trách nhiệm quan trọng nhất ở khâu cuối cùng của qui trình sản xuất, phát sóng, đó là: thẩm định và duyệt nội dung phát sóng. Ví dụ nhƣ đối với chƣơng trình Chung Sức

38

Bảng 2.2: Phân công công việc giữa các bên hợp tác

Đài Truyền hình chịu trách nhiệm Đối tác sản xuất chịu trách nhiệm

1. Biên tập theo dõi sản xuất chƣơng trình

1. Mua bản quyền

2. Duyệt câu hỏi và thẩm định nội dung 2. Mời tƣ vấn sản xuất nƣớc ngoài 3. Duyệt thiết kế sân khấu 3. Soạn ngân hàng câu hỏi

4. Thẩm định nội dung, chất lƣợng sản phẩm trƣớc khi phát sóng

4. Thuê tƣ vấn khảo sát câu hỏi 5. Chịu trách nhiệm nội dung và ký phát

sóng

5. Chọn và trả thù lao cho ngƣời dẫn chƣơng trình

6. Khảo sát, chọn, thuê địa điểm quay chƣơng trình

7. Thiết kế và sản xuất sân khấu 8. Thiết bị ghi hình và thuê thiết bị chuyên dụng âm thanh, ánh sáng 9. Đạo diễn dàn dựng

10. Nhân sự tổ chức sản xuất 11. Đạo diễn hình, quay phim 12. Kỹ thuật

13. Tuyển sinh 14. Hậu cần

15. Chủ nhiệm chƣơng trình 16. Dựng hậu kỳ

Các chƣơng trình truyền hình trong thời gian đầu nhƣ Cuộc đua xe đạp tranh cúp truyền hình, Cuộc thi Tiếng hát truyền hình, Chung sức đƣợc thực hiện trong điều kiện vừa làm, vừa rút kinh nghiệm và cũng từ những chƣơng trình này đã gợi mở thêm nhiều cách làm mới, phƣơng thức mới trong hoạt động liên kết sản xuất. Có thể nói, sự phát triển của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh gắn liền với hiệu quả thu đƣợc từ các hoạt động xã hội hóa, liên kết sản xuất chƣơng trình. Từ

39

trông chờ vào nguồn ngân sách, thụ động trong tổ chức sản xuất, không có nguồn vốn để đầu tƣ cơ sở vật chất, nâng cấp thiết bị kỹ thuật, nhƣng chỉ sau vài năm tiến hành xã hội hóa với các hình thức đa dạng, với nhiều chƣơng trình phát sóng thu hút khán giả, Đài có điều kiện tăng nguồn thu hàng năm, tích lũy để phát triển sự nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)