6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3.2. Định hƣớng phát triển hoạt động xã hội hóa của Đài Truyền hình Thành
phố Hồ Chí Minh
Trong gần 20 năm qua, hoạt động xã hội hóa của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã mở ra nhiều hƣớng đi mới, phát huy lợi thế của các nguồn lực xã hội đóng góp vào sự nghiệp phát triển của Đài. Bên cạnh việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về công tác xã hội hóa, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh còn linh hoạt vận dụng và vận dụng sáng tạo, hiệu quả các chính sách mới vào thực tiễn hoạt động. Đây là bài học quí, là kim chỉ nam để Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh - cơ quan truyền thông lớn của khu vực kinh tế trọng điểm tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động xã hội hóa trong các giai đoạn từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020.
Từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, định hƣớng hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình từ nay đến năm 2020 nhất thiết cần phải tiếp tục bám sát các phƣơng hƣớng, luận điểm quan trọng trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, Chƣơng trình động của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X về “Công tác tƣ tƣởng, lý luận và báo chí trƣớc yêu cầu mới”, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2015 và đề án “Qui hoạch báo chí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tầm nhìn 2020”.
Trong xu thế phát triển sắp tới, định hƣớng cho hoạt động xã hội hóa, xã hội hóa sản xuất chƣơng trình cũng cần đặc biệt coi trọng vai trò dự báo xu hƣớng phát triển của các lĩnh vực, của các công ty truyền thông tƣ nhân có tác động trực tiếp đến lĩnh vực truyền hình, đặc biệt là nội dung của các chƣơng trình truyền hình. Đó là:
Xu hƣớng phát triển đa dạng các mô hình công ty, tập đoàn truyền thông tƣ nhân theo hƣớng hợp nhất, tạo sức mạnh về nguồn tài chính trong nƣớc và nƣớc ngoài để có thể chi phối hoạt động của hệ thống truyền hình thông qua khả năng điều tiết thị phần khán giả, thị trƣờng quảng cáo.
81
Xu hƣớng đầu tƣ vốn mạnh hơn, tham gia sâu hơn vào quá trình liên kết sản xuất kênh truyền hình chuyên biệt của các tập đoàn truyền thông tƣ nhân nhằm mục đích chia sẻ thị phần khán giả, thị phần quảng cáo với các kênh truyền thống của đài truyền hình. Trong trƣờng hợp này, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và các nhiệm vụ khác của đài truyền hình sẽ bị ảnh hƣởng đáng kể.
Xu hƣớng đầu tƣ vật chất, kỹ thuật vào hệ thống hạ tầng truyền dẫn phát sóng nhằm chủ động phân phối kênh phát sóng trên hạ tầng do các tập đoàn, công ty truyền thông tƣ nhân làm chủ đầu tƣ. Đến một thời điểm nào đó, khi các công ty truyền thông đã làm chủ một số hệ thống truyền dẫn và có khả năng chi phối thị phần khán giả sẽ dẫn đến cạnh tranh với đài truyền hình. Ở điều kiện này, Đài truyền hình sẽ chỉ sản xuất chƣơng trình và buộc phải thƣơng lƣợng theo các điều kiện cam kết bất lợi khi không kiểm soát hoàn toàn hệ thống truyền dẫn.
Xu hƣớng thu hút nguồn nhân lực giỏi của đài truyền hình về làm việc cho các công ty truyền thông tƣ nhân.
Trên đây là một số yếu tố có thể tác động đến định hƣớng phát triển lĩnh vực truyền hình nói chung và hoạt động xã hội hóa nói riêng. Các yếu tố nêu trên hoàn toàn có thể tác động trực tiếp đến hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình và chất lƣợng của các sản phẩm truyền hình. Để định hƣớng hoạt động xã hội hóa kèm theo những giải pháp khả thi thì cần phân tích, đánh giá từng hoạt động trong mối tƣơng quan tổng thể các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, nhất là giải quyết mối tƣơng quan giữa phát triển kinh tế và văn hóa, xã hội. Cụ thể hơn trong lĩnh vực hoạt động xã hội hóa truyền hình trong giai đoạn sắp tới chính là giải quyết bài toán lợi ích kinh tế, phát triển kinh tế truyền hình song song với nhiệm vụ chính trị và các chức năng, nhiệm vụ quan trọng khác của cơ quan báo chí truyền thông.