Giải pháp về xúc tiến đầu tư và nâng cao chỉ số PCI

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 61)

- Xúc tiến đầu tư

Xúc tiến đầu tư nhằm quảng bá, giới thiệu Sóc Trăng còn nhiều tiềm năng thế mạnh chưa được đầu tư khai thác hoặc nhà đầu tư chưa biết đến và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư; tận dụng các cơ hội xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ để có kế hoạch xúc tiến cho địa phương. Để đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến đầu tư cần thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:

- Tiếp tục tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về tiềm năng thế mạnh và những

chính sách ưu đãi đầu tư. Tỉnh đã thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền như: giới thiệu trang Website, đĩa CD, ấn phẩm về tiềm năng và cơ hội đầu tư, tổ chức tham gia các cuộc hội thảo, hội chợ trong tỉnh và khu vực. Tuy nhiên, hiện tại trang Website thông tin còn hạn chế, các tài liệu chưa phản ánh hết thông tin cần biết cho nhà đầu tư và chưa có chuyên mục trao đổi thông tin qua cổng thông tin điện tử, chưa có trang tin bằng tiếng Anh.

- Tổ chức họp mặt hàng năm với các Việt Kiều để qua đó giới thiệu và quảng bá hình ảnh tỉnh nhà về những cơ hội, tiềm năng, những hạn chế tạm thời, những lợi ích trong tương lai để từ đó vận động các cá nhân bỏ vốn đầu tư hay vận động, lôi kéo những nhà đầu tư khác.

- Trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cần đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại. Lợi ích từ công tác xúc tiến đầu tư là rất lớn, trong xu thế hiện nay nguồn vốn đầu tư từ các nước đang có xu hướng chảy về những nước có môi trường chính trị ổn định và tốc độ phát triển kinh tế cao (Việt Nam được đánh giá cao về sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế). Đổi mới phương pháp xúc tiến đầu tư theo hướng tập trung vào các tập

đoàn, công ty đa quốc gia; không cần thường xuyên tổ chức, tham gia đầy đủ các hội thảo về xúc tiến đầu tư; nên trực tiếp trao đổi với nhà đầu tư khi xác định đó là nhà đầu tư tiềm năng, thậm chí có thể ra nước ngoài trực tiếp trao đổi với nhà đầu tư khi cần thiết.

- Củng cố và nâng cao năng lực của Trung tâm xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại của tỉnh và năng lực xúc tiến đầu tư trong các KCN, tổ chức bộ máy xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp, đào tạo và bố trí cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực liên quan đến hoạt động đầu tư, từng bước xã hội hóa công tác xúc tiến đầu tư. Học hỏi kinh nghiệm của một số tỉnh khá thành công trong công tác này như Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh,….

- Thông qua các hoạt động như giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp KCN

trên trang Web của tỉnh, thiết lập mối quan hệ gắn bó với các tổ chức xúc tiến thương mại của nước ngoài tại Việt Nam, qua đó khai thác thị trường, tìm kiếm đối tác thương mại nhằm giới thiệu sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.

- Trong xúc tiến đầu tư phải thể hiện được tính minh bạch và điều kiện tiếp cận thông tin là nội dung được ưu tiên hàng đầu, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thu hút nhà đầu tư. Cụ thể là cần chuẩn bị đầy đủ những thông tin về thị trường, hàng hóa, khách hàng tiêu dùng,… nhằm cung cấp cho cả những nhà đầu tư tiềm năng và những nhà đầu tư đã triển khai thực hiện dự án, từ đó tạo ấn tượng đẹp cho nhà đầu tư, để nhà đầu tư cảm nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương.

- Thực tế hiện nay, bên cạnh một số đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, hầu như chính sách thu hút đầu tư giữa các tỉnh trong khu vực cũng tương tự nhau, tất cả đều tranh thủ tối đa các chính sách theo quy định của Chính phủ. Để gây ấn tượng, tạo cảm giác thân thiện lôi kéo nhà đầu tư, Sóc Trăng cần đẩy mạnh công tác tiếp thị địa phương. Trong quá trình tiếp thị địa phương chú ý nhấn mạnh các ngành, lĩnh vực công nghiệp địa phương kêu gọi đầu tư theo Quy hoạch phát triển công nghiệp do Chính phủ phân vùng; trong đó, cần cụ thể các ngành kêu gọi, ưu đãi đầu tư như: dệt may, giày dép, điện, khí đốt,...

- Vấn đề liên kết vùng để phát triển bền vững là một trong những vấn đề cần được coi trọng trong quá trình thu hút đầu tư; các tỉnh trong khu vực ĐBSCL cần tăng cường liên kết vùng nhằm tạo thêm động lực mới cho phát triển công nghiệp. Riêng Sóc Trăng cần xây dựng quan hệ đối tác với các nhà đầu tư tiềm năng như các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn trong nước và nước ngoài; mở rộng hợp tác thu hút đầu tư với các tỉnh, thành phố lân cận và trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhằm gắn kết chặt chẽ để nắm bắt kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trong công tác giới thiệu, mời gọi đầu tư.

- Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là thước đo cơ bản để đánh giá sự cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh; tuy nhiên, những năm qua Sóc Trăng có xu hướng giảm điểm ở nhiều chỉ tiêu thành phần, ảnh hưởng đến tiềm năng thu hút đầu tư của tỉnh; vì vậy, để cải thiện vị trí của tỉnh trong bảng xếp hạng PCI hàng năm, nhất là so sánh với các tỉnh lân cận trong vùng, từ đó tạo sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư vào KCN, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần xúc tiến ngay việc xây dựng Đề án hoàn chỉnh về nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, làm cơ sở huy động mọi nguồn lực triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện các chỉ số thành phần của PCI; trong đó quan tâm thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

- Tiến hành rà soát các chỉ tiêu thành phần có điểm số nhỏ, có xu hướng giảm điểm trong các năm qua; trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo cải thiện đều cả 9 chỉ tiêu thành phần; trong đó, ưu tiên cải thiện các chỉ số Sóc Trăng bị giảm điểm trong các năm qua như “Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin”, “Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh”, “Đào tạo lao động ” và “Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân”.

- Tăng cường thông tin tuyên truyền về các kế hoạch, giải pháp của tỉnh về cải thiện PCI để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin chính sách của tỉnh và nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc hỗ trợ doanh nghiệp.

- Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm tối đa chi phí thời gian của doanh nghiệp để khởi sự kinh doanh và trong thực hiện các quy định

của Nhà nước. Cụ thể là tăng cường ứng dụng tin học hoá trong nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”, “một đầu mối liên thông”; đơn giản thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục khai, nộp thuế,…

- Đẩy mạnh công tác công khai, minh bạch hoá thông tin cho doanh nghiệp. Tạo dựng cơ chế thông tin hai chiều thường xuyên, tăng cường các diễn đàn trao đổi giữa chính quyền với doanh nghiệp; xây dựng hệ thống cung cấp thông tin tổng hợp cho doanh nghiệp; tổ chức tiếp nhận các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)