Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 27)

2.2.1 Tổng quan về các KCN tỉnh Sóc Trăng

Khu công nghiệp An nghiệp được thành lập ngày 23/12/2005 và chính thức kêu gọi đầu tư từ ngày 18/01/2007; tọa lạc tại xã An Hiệp, xã Phú Tân, huyện Mỹ Tú và phường 7 thành phố Sóc Trăng; do Công ty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 338,2 tỷ đồng; diện tích 251,13 ha, trong đó diện tích đất cho thuê để xây dựng nhà máy, xí nghiệp 174,34 ha, diện tích đất xây dựng nhà ở công nhân và dịch vụ 7 ha, diện tích đất xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, mặt nước là 69,79 ha. Đến cuối năm 2009, kết cấu hạ tầng kỹ thuật (đường nội bộ, điện, nước, nhà máy xử lý nước thải ...) được đầu tư hoàn chỉnh.

Các ngành nghề kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp An Nghiệp gồm có: công nghiệp sản xuất chế biến các loại sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu; chế biến nông, thủy sản và thực phẩm; dệt may - giày dép; cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị, các sản phẩm điện, điện máy; chế biến, sản xuất đồ gỗ, vật liệu, thiết bị nội thất, sản xuất nhựa; sản xuất dược phẩm, chế phẩm vi sinh, sử dụng cho ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; sản xuất thức ăn gia súc, nuôi trồng thủy sản; sản xuất các loại sơn dùng cho công trình xây dựng công nghiệp dân dụng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, ...

2.2.1.2 Khu công nghiệp Trần Đề

Khu công nghiệp Trần Đề được thành lập ngày 11/9/2009, có vị trí nằm ở phía Đông của tỉnh, thuộc ấp Ngan Rô I, xã Đại Ân II, huyện Long Phú, nằm cặp sông Hậu và đường Nam sông Hậu, cách cửa biển Trần Đề 3 km. Hiện nay, Khu công nghiệp Trần Đề đang được thiết kế quy hoạch với quy mô diện tích 120 ha (giảm 20 ha so quy hoạch do tuyến Quốc lộ Nam sông Hậu đi qua).

Hiện trạng sử dụng đất của Khu công nghiệp Trần Đề: Đây là vùng đất trũng, đôi khi bị nhiễm mặn nên hiệu quả kinh tế đạt thấp. Trong tổng diện tích đất 120 ha, có 41,19 ha đất trồng lúa, năng suất bình quân khoảng 4,2 tấn/ha/năm; 68,9 ha đất trồng cây lâu năm; dân số khoảng 330 người (khoảng 81 hộ), dân tộc kinh chiếm khoảng 78,52%, còn lại là dân tộc khmer. Ngoài ra, không có các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

Ngành nghề kinh doanh dự kiến gồm: các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến các loại sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu; chế biến nông, thủy sản và thực phẩm; dệt may, giày dép; cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị, các sản phẩm điện, điện máy; chế biến, sản xuất đồ gỗ, vật liệu, thiết bị nội thất, sản xuất nhựa; sản xuất chế phẩm vi sinh, thức ăn gia súc, nuôi trồng thủy sản; sản xuất các loại sơn dùng cho công trình xây dựng công nghiệp dân dụng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, cơ khí nông nghiệp, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền, gia công sản xuất vật liệu kim loại, sản xuất sản phẩm cơ khí, lắp ráp dân dụng, ...

2.2.1.3 Khu công nghiệp Đại Ngãi

Khu công nghiệp Đại Ngãi được Chính phủ quy hoạch thuộc hệ thống các KCN Việt Nam; địa điểm đặt tại xã Long Đức, huyện Long Phú, cặp sông Hậu và đường Quốc lộ Nam sông Hậu, tiếp giáp với Trung tâm Nhiệt điện than Long Phú và Thương cảng Đại Ngãi. Diện tích thực hiện 80 ha (giảm 40 ha so quy hoạch do tuyến Nam sông Hậu đi qua và điều chỉnh một phần để xây dựng Trung tâm Điện lực Long Phú (do Tập đoàn Dầu khí đầu tư). Hiện nay, Ban Quản lý các KCN tỉnh đang tiến hành khảo sát, lập quy hoạch chi tiết, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyết định thành lập.

Hiện trạng sử dụng đất của khu công nghiệp Đại Ngãi: Tổng diện tích đất là 80 ha, trong đó đất trồng lúa 21,02 ha, đất trồng cây lâu năm 33,08 ha, đất giao thông thủy lợi 7,64 ha, đất ở 3,6 ha, đất khác 14,66 ha. Dân số khu vực dự án khoảng 430 người (107 hộ dân), ngoài ra không có các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

Ngành nghề kinh doanh dự kiến: Bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến các loại sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu; chế biến nông, thủy sản và thực phẩm; dệt may, giày dép; cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị, các sản phẩm điện, điện máy; chế biến, sản xuất đồ gỗ, vật liệu, thiết bị nội thất, sản xuất nhựa; sản xuất chế phẩm vi sinh, thức ăn gia súc, nuôi trồng thủy sản; sản xuất các loại sơn, cấu kiện bê tông đúc sẵn, cơ khí nông nghiệp, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền, gia công sản xuất vật liệu kim loại, sản xuất sản phẩm cơ khí, lắp ráp dân dụng, ...

2.2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư

Tính đến cuối năm 2009, trên địa bàn tỉnh chỉ có KCN An Nghiệp hoàn thành cơ sở hạ tầng và tiếp nhận đầu tư. Căn cứ các quy định của Chính phủ, Luật Đầu tư, UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành một số văn bản pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư xem xét, lựa chọn và đăng ký thực hiện các dự án đầu tư vào KCN An Nghiệp; cụ thể như: Quy định chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư vào Khu công nghiệp An Nghiệp theo Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày 18/01/2007; Quy định về giá cho thuê đất và mức thu tiền cơ sở hạ tầng trong Khu công nghiệp An Nghiệp theo Quyết định số 03/2007/QĐ-UBND ngày 19/01/2007; Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh theo Quyết định số 91/QĐ-UBND, ngày 28/3/2008.

Từ khi thành lập KCN An Nghiệp đến nay, tỉnh đã tổ chức một số hội thảo xúc tiến đầu tư tại thành phố Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và trong tỉnh với hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia.

Ngoài việc thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi đầu tư chung theo quy định của Trung ương như: ưu đãi về thuế, đất đai,..., tỉnh Sóc Trăng còn áp dụng các chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư như: hỗ trợ đào tạo nghề, xúc tiến thương mại, quảng cáo, chuyển giao công nghệ...; đồng thời tỉnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông, tập trung đầu mối, rút ngắn thời gian để các dự án đầu tư được triển khai nhanh chóng.

Kết quả, đến cuối năm 2008, kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN An Nghiệp được đầu tư hoàn chỉnh, thu hút được 33 dự án, tổng diện tích đất thuê là 129,94 ha, đạt 74,53% diện tích đất cho thuê, với tổng số vốn đăng ký đầu tư 2.492,95 tỷ đồng; trong đó, có 08 dự án đầu tư đã hoàn thành việc xây dựng xí nghiệp và đi vào sản xuất kinh doanh (diện tích 15,98 ha); 07 dự án đang triển khai xây dựng công trình (diện tích 14,469 ha); tổng diện tích đã triển khai xây dựng là 30,45 ha, đạt 23,43% diện tích cho thuê; 18 dự án đang lập hồ sơ đầu tư và tiến hành san lấp mặt bằng với diện tích 99,49 ha.

Trong năm 2009, tuy có thêm 04 dự án đăng ký mới vào KCN An Nghiệp, nhưng qua kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án, UBND tỉnh quyết định thu hồi đất 07 dự án trong khu công nghiệp này do không triển khai dự án theo thời hạn cam kết. Do vậy, KCN An Nghiệp chỉ có 30 dự án đầu tư với diện tích 117 ha, đạt 67,16% diện tích đất cho thuê; tổng số vốn đăng ký đầu tư các dự án là 2.863,9 tỷ đồng và có khả năng giải quyết việc làm cho khoảng 21.000 lao động.

Như vậy, đến cuối năm 2009, tại KCN An Nghiệp chỉ có 08 dự án đi vào sản xuất kinh doanh (không tăng so với năm 2008); 09 dự án đang triển khai xây dựng công trình (diện tích 17,4 ha); 13 dự án đang lập hồ sơ đầu tư và tiến hành san lấp mặt bằng với diện tích 8,1 ha. Giá trị sản xuất của 08 doanh nghiệp Khu công nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2009 đạt 557,8 tỷ đồng, bằng 70,74% kế hoạch.

2.2.3 Hiệu quả hoạt động các KCN tỉnh Sóc Trăng

Thực hiện Quyết định số 1107/QĐ - TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Sóc Trăng đã triển khai được 3 khu công nghiệp là Khu công nghiệp An Nghiệp, Khu công nghiệp Trần Đề, Khu công nghiệp Đại Ngãi. Và đến nay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chỉ có Khu công nghiệp An nghiệp đi vào hoạt động và thực hiện các biện pháp kêu gọi đầu tư. Số liệu ở bảng 2.2 cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu xem xét qua các năm đều tăng, riêng chỉ có chỉ tiêu số lượng dự án, diện tích đất cho thuê và tổng vốn đăng ký đến cuối năm 2009 đã giảm so với năm 2008.

Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, mặc dù giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008, 2009 có tăng so với 2007, nhưng do ảnh hưởng của cuộc suy giảm kinh tế thế giới nên tình hình tiêu thụ của các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn làm cho tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN năm 2008, 2009 đạt thấp so kế hoạch.

Bảng 2.3 Kết quả thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng NĂM CHỈ TIÊU ĐVT 2007 2008 2009 Số dự án thuê đất Dự án 23 33 30 - Vốn đầu tư đồng Tỷ 2.146 3.492 2.863

- Diện tích đất cho thuê Ha 77,4 (44%) 129,9 (74%) 117 (67%)

Số dự án hoạt động Dự án 07 08 08

Số dự án đang triển khai Dự án 16 25 22

Số dự án FDI Dự án 0 0 0

Giá trị sản xuất công nghiệp đồng Tỷ (86% KH) 343,4 (30% KH) 504,6 (70% KH) 557,8 Thuế thu nhập doanh nghiệp đồng Tỷ 11,5 14,12 18,7

Lao động Người 3.165 4.570 4.800

Nguồn: Báo cáo năm 2007, 2008, 2009 của BQL các KCN tỉnh Sóc Trăng

Kết quả thu hút vốn đầu tư cho thấy trong năm 2008 có thêm 10 dự án đăng ký mới so năm 2007 là rất đáng phấn khởi; tuy nhiên, sang năm 2009 có 04 dự án đăng ký mới và 07 trường hợp trả lại đất, không thực hiện dự án (tổng vốn đầu tư giảm 629 tỷ đồng so năm 2008). Tính đến cuối năm 2009, còn 22 dự án đang triển khai; trong đó, có 11 dự án kéo dài từ năm 2007 đến nay đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của KCN.

Mặc dù kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư khá hoàn chỉnh, nhưng kết quả thu hút vốn đầu tư vào KCN An Nghiệp còn khá khiêm tốn; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có quy mô lớn, đóng góp nhiều vào giá trị sản xuất của KCN, tuy nhiên, đến nay KCN An Nghiệp chưa thu hút được nguồn vốn này, làm hạn chế kết quả hoạt động của KCN (trên địa bàn tỉnh hiện có 03 Dự án FDI được triển khai ngoài KCN, với tống vốn đầu tư hơn 3,2 triệu USD).

Trong quá trình thu hút vốn đầu tư còn cấp phép đại trà, chưa mạnh dạn chọn lọc dự án theo danh mục kêu gọi đầu tư; thực tế đến nay tại KCN An Nghiệp chưa thu hút được vốn đầu tư vào các ngành nghề chủ lực như: dệt - may, da -

giầy, cơ khí chế tạo, điện máy, chế phẩm vi sinh sử dụng cho chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản theo danh mục kêu gọi đầu tư.

Sóc Trăng có nhiều lợi thế so sánh về nguồn nguyên liệu nông, thuỷ sản, nhưng cũng có quan điểm giống các KCN thuộc các tỉnh lân cận như Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu,… KCN An Nghiệp Sóc Trăng cũng dành nhiều danh mục kêu gọi vốn đầu tư vào các ngành sản xuất công nghiệp như dệt - may, da - giầy, cơ khí chế tạo, điện máy. Do kêu gọi đầu tư dàn trải, chưa tập trung vào quy hoạch, kêu goi đầu tư các ngành có thể tận dụng, phát huy lợi thế riêng có của Sóc Trăng với chi phí sản xuất cạnh tranh và đảm bảo có nguồn nguyên liệu tại chỗ, ổn định nên kết quả thu hút vốn đầu tư trong thời gian qua là khá thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của KCN (trong 30 dự án đăng ký tại KCN An nghiệp, chưa có dự án nào đầu tư vốn vào lĩnh vực dệt - may, da - giầy, cơ khí chế tạo, điện máy).

Như vậy, với mục tiêu phấn đấu lấp đầy diện tích đất cho thuê vào cuối năm 2009 theo Đề án xây dựng KCN An Nghiệp được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; có thể nói kết quả thu hút vốn đầu tư vào KCN An Nghiệp là chưa đạt mục tiêu đề ra (chỉ đạt 67% diện tích đất cho thuê). Tình hình một số doanh nghiệp không thực hiện dự án, chấp thuận trả lại đất đã thuê là một khó khăn cần được quan tâm, làm rõ nguyên nhân, sớm có giải pháp khắc phục.

Trên cơ sở xem xét tình hình kinh tế thế giới, sự phát triển kinh tế trong nước và các hoạt động nỗ lực thu hút đầu tư của địa phương, có thể nhận định một số thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động ảnh hưởng đến kết quả thu hút vốn đầu tư tại KCN An Nghiệp từ khi thành lập đến cuối năm 2009; cụ thể như sau:

- Về thuận lợi: Tình hình an ninh chính trị trong nước và trên địa bàn tỉnh được giữ vững, ổn định. Chính quyền địa phương quan tâm, ban hành nhiều chính sách về hỗ trợ đào tạo lao động, xúc tiến thương mại, quảng cáo, chuyển giao công nghệ, tạo cơ chế thông thoáng trong thu hút đầu tư,…; định kỳ 6 tháng một lần, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức đối thoại với doanh nghiệp trong KCN nhằm tích cực tìm giải pháp hỗ trợ kịp thời, giúp doanh nghiệp trong KCN tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Về khó khăn: nhiều doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, đăng ký thuê đất đầu tư thêm nhà xưởng, nhưng do tình hình suy thoái kinh tế, thị trường tiêu thụ, nhất là hàng xuất khẩu bị thu hẹp ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh, làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn cho đầu tư mở rộng sản xuất nên xảy ra tình trạng chậm triển khai dự án; bên cạnh đó, việc nhà máy xử lý nước thải thi công chậm, kéo dài (mới được hoàn thành vào cuối năm 2009, chậm hơn 2 năm so với kế hoạch đi vào hoạt động và thu hút đầu tư trong năm 2007 của KCN) đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư tại KCN.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN

tỉnh Sóc Trăng

Để tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi tiến hành khảo sát môi trường đầu tư tại KCN An Nghiệp. Quá trình khảo sát được thực hiện bằng cách gửi phiếu khảo sát (nội dung phiếu khảo sát theo phụ lục 3) đến các giám đốc của 8 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN; nội dung khảo sát tập trung xem xét các chỉ tiêu, từ đó tìm hiểu nhận định của các nhà đầu tư về môi trường đầu tư hiện tại của các KCN trong tỉnh.

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế, điều kiện tự nhiên của địa phương, kết hợp kết quả khảo sát đánh giá môi trường đầu tư tại KCN An Nghiệp được tổng hợp ở phụ lục số 04, có thể nhận định như sau:

2.3.1 Vị trí địa lý, giao thông, hạ tầng kỹ thuật

Sóc Trăng có hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện (qua khảo sát, có 75% doanh nghiệp nêu lý do chọn đầu tư là do Sóc Trăng có vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện), đây là lợi thế so sánh khá tốt so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL về giao lưu hàng hoá trong nước và quốc tế... Sóc Trăng đang tiến hành thủ tục đầu tư xây dựng cảng Đại Ngãi khả năng tiếp nhận tàu 10.000-20.000

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)