Hiệu quả hoạt động các KCN tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 31)

Thực hiện Quyết định số 1107/QĐ - TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Sóc Trăng đã triển khai được 3 khu công nghiệp là Khu công nghiệp An Nghiệp, Khu công nghiệp Trần Đề, Khu công nghiệp Đại Ngãi. Và đến nay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chỉ có Khu công nghiệp An nghiệp đi vào hoạt động và thực hiện các biện pháp kêu gọi đầu tư. Số liệu ở bảng 2.2 cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu xem xét qua các năm đều tăng, riêng chỉ có chỉ tiêu số lượng dự án, diện tích đất cho thuê và tổng vốn đăng ký đến cuối năm 2009 đã giảm so với năm 2008.

Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, mặc dù giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008, 2009 có tăng so với 2007, nhưng do ảnh hưởng của cuộc suy giảm kinh tế thế giới nên tình hình tiêu thụ của các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn làm cho tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN năm 2008, 2009 đạt thấp so kế hoạch.

Bảng 2.3 Kết quả thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng NĂM CHỈ TIÊU ĐVT 2007 2008 2009 Số dự án thuê đất Dự án 23 33 30 - Vốn đầu tư đồng Tỷ 2.146 3.492 2.863

- Diện tích đất cho thuê Ha 77,4 (44%) 129,9 (74%) 117 (67%)

Số dự án hoạt động Dự án 07 08 08

Số dự án đang triển khai Dự án 16 25 22

Số dự án FDI Dự án 0 0 0

Giá trị sản xuất công nghiệp đồng Tỷ (86% KH) 343,4 (30% KH) 504,6 (70% KH) 557,8 Thuế thu nhập doanh nghiệp đồng Tỷ 11,5 14,12 18,7

Lao động Người 3.165 4.570 4.800

Nguồn: Báo cáo năm 2007, 2008, 2009 của BQL các KCN tỉnh Sóc Trăng

Kết quả thu hút vốn đầu tư cho thấy trong năm 2008 có thêm 10 dự án đăng ký mới so năm 2007 là rất đáng phấn khởi; tuy nhiên, sang năm 2009 có 04 dự án đăng ký mới và 07 trường hợp trả lại đất, không thực hiện dự án (tổng vốn đầu tư giảm 629 tỷ đồng so năm 2008). Tính đến cuối năm 2009, còn 22 dự án đang triển khai; trong đó, có 11 dự án kéo dài từ năm 2007 đến nay đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của KCN.

Mặc dù kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư khá hoàn chỉnh, nhưng kết quả thu hút vốn đầu tư vào KCN An Nghiệp còn khá khiêm tốn; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có quy mô lớn, đóng góp nhiều vào giá trị sản xuất của KCN, tuy nhiên, đến nay KCN An Nghiệp chưa thu hút được nguồn vốn này, làm hạn chế kết quả hoạt động của KCN (trên địa bàn tỉnh hiện có 03 Dự án FDI được triển khai ngoài KCN, với tống vốn đầu tư hơn 3,2 triệu USD).

Trong quá trình thu hút vốn đầu tư còn cấp phép đại trà, chưa mạnh dạn chọn lọc dự án theo danh mục kêu gọi đầu tư; thực tế đến nay tại KCN An Nghiệp chưa thu hút được vốn đầu tư vào các ngành nghề chủ lực như: dệt - may, da -

giầy, cơ khí chế tạo, điện máy, chế phẩm vi sinh sử dụng cho chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản theo danh mục kêu gọi đầu tư.

Sóc Trăng có nhiều lợi thế so sánh về nguồn nguyên liệu nông, thuỷ sản, nhưng cũng có quan điểm giống các KCN thuộc các tỉnh lân cận như Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu,… KCN An Nghiệp Sóc Trăng cũng dành nhiều danh mục kêu gọi vốn đầu tư vào các ngành sản xuất công nghiệp như dệt - may, da - giầy, cơ khí chế tạo, điện máy. Do kêu gọi đầu tư dàn trải, chưa tập trung vào quy hoạch, kêu goi đầu tư các ngành có thể tận dụng, phát huy lợi thế riêng có của Sóc Trăng với chi phí sản xuất cạnh tranh và đảm bảo có nguồn nguyên liệu tại chỗ, ổn định nên kết quả thu hút vốn đầu tư trong thời gian qua là khá thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của KCN (trong 30 dự án đăng ký tại KCN An nghiệp, chưa có dự án nào đầu tư vốn vào lĩnh vực dệt - may, da - giầy, cơ khí chế tạo, điện máy).

Như vậy, với mục tiêu phấn đấu lấp đầy diện tích đất cho thuê vào cuối năm 2009 theo Đề án xây dựng KCN An Nghiệp được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; có thể nói kết quả thu hút vốn đầu tư vào KCN An Nghiệp là chưa đạt mục tiêu đề ra (chỉ đạt 67% diện tích đất cho thuê). Tình hình một số doanh nghiệp không thực hiện dự án, chấp thuận trả lại đất đã thuê là một khó khăn cần được quan tâm, làm rõ nguyên nhân, sớm có giải pháp khắc phục.

Trên cơ sở xem xét tình hình kinh tế thế giới, sự phát triển kinh tế trong nước và các hoạt động nỗ lực thu hút đầu tư của địa phương, có thể nhận định một số thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động ảnh hưởng đến kết quả thu hút vốn đầu tư tại KCN An Nghiệp từ khi thành lập đến cuối năm 2009; cụ thể như sau:

- Về thuận lợi: Tình hình an ninh chính trị trong nước và trên địa bàn tỉnh được giữ vững, ổn định. Chính quyền địa phương quan tâm, ban hành nhiều chính sách về hỗ trợ đào tạo lao động, xúc tiến thương mại, quảng cáo, chuyển giao công nghệ, tạo cơ chế thông thoáng trong thu hút đầu tư,…; định kỳ 6 tháng một lần, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức đối thoại với doanh nghiệp trong KCN nhằm tích cực tìm giải pháp hỗ trợ kịp thời, giúp doanh nghiệp trong KCN tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Về khó khăn: nhiều doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, đăng ký thuê đất đầu tư thêm nhà xưởng, nhưng do tình hình suy thoái kinh tế, thị trường tiêu thụ, nhất là hàng xuất khẩu bị thu hẹp ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh, làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn cho đầu tư mở rộng sản xuất nên xảy ra tình trạng chậm triển khai dự án; bên cạnh đó, việc nhà máy xử lý nước thải thi công chậm, kéo dài (mới được hoàn thành vào cuối năm 2009, chậm hơn 2 năm so với kế hoạch đi vào hoạt động và thu hút đầu tư trong năm 2007 của KCN) đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư tại KCN.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 31)