Giải pháp về nguyên liệu và nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 54)

- Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định

Vùng nguyên liệu ổn định đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn ổn định, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định của địa phương có thể xem là lợi thế trong thu hút đầu tư. Sóc Trăng có nguồn nguyên liệu nông, thuỷ sản dồi dào, đặc biệt là lúa đặc sản và con tôm sú; tuy nhiên, năng suất, sản lượng không ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, dịch bệnh. Để xây dựng nguồn nguyên liệu có tính ổn định hơn, tạo lợi thế so sánh cho đại phương, tỉnh cần tập trung một số giải pháp:

+ Đầu tư kết cấu hạ tầng thuỷ lợi, giao thông cho vùng trồng lúa đặc sản, vùng cây ăn quả, vùng nuôi tôm sú; ngành nông nghiệp làm tốt công tác kiểm soát giống lúa, tôm; hướng dẫn nông dân chọn giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sau thu hoạch để tạo nguồn nguyên liệu sạch cho công nghiệp chế biến.

+ Thực hiện hiệu quả mối liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khu công nghiệp hợp tác với nông dân để quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu ổn định, cung ứng cho hoạt động sản xuất công nghiệp trên cơ sở nhu cầu nguyên liệu cần cung cấp cho các nhà máy trong hệ thống các KCN đã được quy hoạch.

+ Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng chuyển mạnh sang nuôi công nghiệp và bán công nghiệp với các trang trại nuôi ao, nuôi bể có hệ thống cấp thoát nước kiên cố, đồng thời tăng cường phát triển các mô hình nuôi ruộng, nuôi bè, nuôi VAC và sản xuất giống. Mở rộng sử dụng các chế phẩm công nghệ sinh học để đảm bảo nuôi thủy sản bền vững và nuôi theo qui phạm thực hành tốt (GAP), qui phạm ứng xử có trách nhiệm (CoC) để không bị trở ngại bởi hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) khi xuất khẩu sản phẩm.

+ Phát huy thế mạnh về nông nghiệp, thuỷ sản, tiếp tục mở rộng phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp như khu nông nghiệp công nghệ cao, khu nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, thuỷ sản ứng dụng công nghệ hiện đại.

+ Khuyến khích, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, đảm bảo đủ tiềm lực làm vệ tinh cho các nhà đầu tư nhằm cung cấp những yếu tố đầu vào cho các dự án. Công nghiệp phụ trợ yếu, yếu tố đầu vào không đảm bảo là vấn đề hầu hết các địa phương trong khu vực đang phải đối mặt và chưa tháo gỡ được.

Những ưu thế về lao động sẽ là cơ hội thuận lợi để thu hút đầu tư, Sóc Trăng có nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ lao động có kỹ thuật cao còn thấp, đây cũng là trở ngại rất lớn trong thu hút đầu tư của tỉnh. Nguồn nhân lực được xác định là lực lượng lao động trực tiếp, có tay nghề, có trình độ chuyên môn tại các KCN và cán bộ làm công tác quản lý tại các cơ quan quản lý Nhà nước; vì vậy để đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, Sóc Trăng cần tập trung thực hiện một số giải pháp đối với 02 lực lượng có tính quyết định chất lượng nguồn nhân lực nêu trên, theo các giải pháp sau:

- Đối với lực lượng lao động trực tiếp, có tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ tại các KCN:

+ Tỉnh cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho các Trường Cao đẳng dạy nghề, Cao đẳng cộng đồng và các trung tâm dạy nghề, thành lập trung tâm dạy nghề tại các huyện mới được thành lập (Châu Thành, Trần Đề), nâng cấp các trung tâm dạy nghề thành trường trung cấp nghề nhằm đáp ứng nhu cầu lao động tại các KCN trong tương lai. Triển khai hiệu quả Đề án về Nâng cao chất lượng các trung tâm dạy nghề đến năm 2020 và Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh.

+ Tỉnh cần ban hành chính sách hỗ trợ hợp lý, cơ chế khuyến khích nhà đầu tư tuyển dụng lao động phổ thông để đào tạo nghề làm việc cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Sử dụng ngân sách đài thọ cho công tác đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn cơ bản về quản lý, đài thọ toàn phần hoặc một phần học phí cho các học viên trường nghề, các lớp đào tạo thợ chuyên môn kỹ thuật và quản lý.

+ Thành lập trung tâm tư vấn pháp luật miễn phí trong KCN; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện luật lao động. Nắm tình hình đời sống công nhân trong các KCN về chế độ chính sách tiền lương, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ,….nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhằm giải quyết thoả đáng những khiếu nại, khiếu kiện công nhân, không để xảy ra những cuộc đình công làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh nhà.

giữa doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng với các nhà quản lý đào tạo và dạy nghề, nhằm đảm bảo nội dung chương trình giảng dạy sát hợp với nhu cầu công việc của nhà tuyển dụng và kịp thời cung cấp nguồn lao động có tay nghề cho các nhà đầu tư. Sử dụng Ngân sách đài thọ toàn phần hoặc một phần học phí cho các học viên trường nghề, nhất là đối với học viên là người dân tộc thiểu số, các lớp đào tạo thợ chuyên môn kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho các KCN và xuất khẩu lao động.

+ Tiến hành bổ sung, sửa đổi Đề án xây dựng KCN An Nghiệp theo hướng cho phép xây dựng nhà ở, khu vui chơi, giải trí cho công nhân trong khuôn viên KCN. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các chính sách ưu đãi, kêu gọi tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi công cộng, vui chơi giải trí cho lực lượng lao động làm việc tại các KCN; phấn đấu mỗi KCN phải có ít nhất 01 điểm vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao. Từ đó tạo điều kiện cho lao động ổn định cuộc sống, gắn bó với doanh nghiệp KCN, đồng thời đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.

- Đối với lực lượng cán bộ làm công tác quản lý tại các cơ quan quản lý Nhà nước:

+ Tỉnh cần xây dựng Đề án mang tính chiến lược lâu dài, bền vững về nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ trong cơ quan quản lý Nhà nước. Trước mắt là sửa đổi, bổ sung chính sách thu hút nhân tài theo hướng có nhiều ưu đãi hơn để thu hút nhân lực có chuyên môn cao ở địa phương khác về công tác trong các sở, ban, ngành của tỉnh.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về lĩnh vực đầu tư ở các cơ quan quản lý Nhà nước như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các KCN, trung tâm xúc tiến đầu tư, cán bộ chuyên trách ở Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, thành phố.

+ Liên kết với các nơi, đặc biệt là TP Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh để đào tạo cán bộ quản lý theo từng chuyên ngành (công nghiệp, thương mại, dịch vụ, quản lý kinh tế vĩ mô, vi mô, quản lý đô thị,..).

+ Mạnh dạn cử cán bộ đi đào tạo, tập huấn trong và ngoài nước. Cử cán bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)