Tình hình an ninh chính trị, kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 35)

Trong những năm qua, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nước và trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng luôn giữ vững ổn định. Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) tại Hồng Kông xếp Việt nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị và xã hội. So với các nước ASEAN khác như In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, và Trung quốc, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Sau khi đưa

ra chính sách “đổi mới”, Việt Nam đã và đang đạt được mức tăng trưởng GDP ổn định. Sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô đang được duy trì24. Cùng với cả nước, trong những năm qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng được giữ vững ổn định. Đó cũng chính là tiêu chí đầu tiên để nhà đầu tư quyết định chọn KCN An Nghiệp Sóc Trăng làm điểm xây dựng, phát triển doanh nghiệp của mình.

Các năm qua, tình hình kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng sản phẩm xã hội của tỉnh (GDP) tăng bình quân trong 4 năm (2005-2009) là 13,15%/năm. Kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư phát triển. Công tác thu hút nguồn vốn hỗ trợ chính thức của các nước (ODA), đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đạt được những kết quả tích cực. Trong 4 năm qua, toàn tỉnh đã thu hút được 11 dự án ODA của Nhật, Canada, Đức, Đan Mạch, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Châu Á…, với số vốn được phê duyệt trên 355 tỉ đồng.

Theo kết quả khảo sát, về nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KCN của các doanh nghiệp: có 100% doanh nghiệp đánh giá do môi trường chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được đảm bảo tốt.

2.3.3 Nguồn nguyên liệu nông sản, thủy sản

Bên cạnh diện tích gieo trồng lúa hàng năm hơn 160.000 ha, cho tổng sản lượng bình quân hàng năm trên 1,7 triệu tấn; điều kiện tự nhiên của tỉnh còn có nhiều thuận lợi cho phát triển thủy sản, nhất là lĩnh vực nuôi trồng, diện tích nuôi trồng hàng năm hơn 60.000 ha với sản lượng bình quân hơn 55 ngàn tấn, đây là lợi thế của tỉnh về khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho chế biến thuỷ sản (hiện toàn tỉnh hiện có 08 doanh nghiệp chế biến thủy sản với tổng công suất trên 90.000 tấn thành phẩm/năm).

2.3.4 Nguồn nhân lực

Hàng năm, hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề trong tỉnh đã đào tạo nghề cho hơn 20.000 lao động, góp phần làm cho tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt hơn 22% năm 2009 và mục tiêu đến năm 2015 là 40%.

Tỉnh hiện có 03 trường Cao đẳng, 02 trường trung học, 09 trung tâm dạy nghề tại các huyện, thành phố. Với các cơ sở đào tạo trên, hàng năm đào tạo cho trên 20.000 lao động. Bên cạnh đó, hiện tỉnh đang hoàn thành các thủ tục để thành lập 02 trường đại học ngoài công lập, dự kiến sau khi đi vào hoạt động sẽ đạo tào được 2.000 lao động có trình độ đại học/năm. Với hệ thống giáo dục đang được tỉnh quan tâm, đầu tư nêu trên, có thể khẳng định nguồn nhân lực của tỉnh sẽ là một lợi thế trong thu hút đầu tư.

Kết quả khảo sát về nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KCN của các doanh nghiệp: có 62,5% doanh nghiệp đánh giá tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên, lao động có tay nghề cao là rất ít, chỉ đáp ứng đủ về số lượng lao động với tay nghề hạn chế, thiếu lao động có kỹ thuật, tay nghề cao. Nhận thấy yếu kém này, năm 2009 tỉnh đã tiến hành xây dựng Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó, tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề, có nhiều chính sách khuyến khích học sinh vào trường nghề.

2.3.5 Chính sách hỗ trợ đầu tư

Kết quả khảo khảo sát cho thấy, về nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vốn xây dựng doanh nghiệp tại KCN: có 37,5% doanh nghiệp đánh giá chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh là khá hấp dẫn.

Với quyết tâm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Sóc Trăng đã tập trung thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ (phụ lục 5); đồng thời, trên cơ sở những lợi thế, tiềm năng của tỉnh, xây dựng thêm một số chế độ đãi ngộ đặc biệt về giá cho thuê đất và phí sử dụng hạ tầng, điện, nước trong KCN, miễn giảm một số loại thuế, hỗ trợ quảng cáo, xúc tiến thương mại,…. nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, nhanh chóng lắp đầy diện tích đất cho thuê trong KCN (Bảng 2.3 cho thấy giá thuê đất và phí sử dụng hạ tầng tại các KCN Sóc Trăng khá thấp so các tỉnh trong khu vực).

Bảng 2.3 Biểu giá thuê đất và phí sử dụng hạ tầng một số KCN:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Sóc Trăng Cần Thơ Vĩnh Long TP.HCM

- Giá thuê đất USD/năm/m2 0,1 0,6 0,3 60

- Phí hạ tầng USD/năm/m2 0,07 0,2 0,2 10

- Giá điện VNĐ/Kwh 875 875 875 898

- Giá nước VNĐ/m3 4.500 4.500 5.200 6.700

2.3.6 Thủ tục hành chính

Xác định cải cách hành chính có ý nghĩa quyết định đến sức mạnh thu hút vốn đầu tư, Sóc Trăng luôn quan tâm cải cách theo hướng tinh gọn, giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Cụ thể là thực hiện có hiệu quả Đề án 30 của Chính phủ, Sóc Trăng đã tập trung rà soát đơn giản hoá thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa liên thông (tại Ban quản lý KCN), giải quyết hồ sơ, các thủ tục cấp phép nhanh gọn, đúng thời gian quy định; (thời gian cấp phép đầu tư được rút ngắn từ 25 ngày năm 2007, giảm còn không quá 10 ngày như hiện nay). Bên cạnh đó, trong thực thi nhiệm vụ, các sở, ngành đã thay đổi tư duy mới về phép hành xử, theo phương châm coi khách hàng là thượng đế.

Qua kết quả khảo sát các doanh nghiệp hoạt động tại KCN cho thấy, đa số các doanh nghiệp cho rằng tỉnh đã cố gắng tạo môi trường đầu tư khá tốt tại KCN; cụ thể là, có 75% doanh nghiệp nhận xét tỉnh đã quan tâm ưu đãi nhiều về “thuế, tiền thuê đất, tín dụng, đào tạo lao động”, đồng thời, đánh giá cao nỗ lực thực hiện cải cách thủ tục hành chính “một cửa, tại chỗ” và hiệu quả hoạt động của Ban quản lý KCN. Một kết quả đáng mừng là 100% doanh nghiệp xác nhận việc quyết định đầu tư vốn xây dựng doanh nghiệp tại KCN là do tính hấp dẫn của các chính sách ưu đãi và hầu hết các doanh nghiệp khẳng định tỉnh đã thực hiện nghiêm túc các cam kết về chính sách ưu đãi đầu tư.

Như vậy, kết quả khảo sát các doanh nghiệp tại KCN và kết quả nghiên cứu của Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam đều cho thấy Sóc Trăng có thiết chế pháp lý cơ bản đáp ứng yêu cầu cho môi trường đầu tư phát triển và được đánh giá là ngang tầm với mặt bằng chung của khu vực.

2.3.7 Đất đai

Môi trường đầu tư tại KCN An Nghiệp được đánh giá cao về tính tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, việc doanh nghiệp có thể dể dàng thuê được đất với diện tích, thời gian thoả mãn nhu cầu cho đầu tư và sự đảm bảo thời gian bàn giao mặt bằng triển khai dự án theo cam kết là điểm mạnh được doanh nghiệp đánh giá cao. Song song đó, chi phí không chính thức là mục tiêu được lãnh đạo tỉnh, Ban Quản lý KCN quan tâm, hạn chế tối đa, góp phần giảm chi phí không đáng có cho doanh nghiệp, bước đầu tạo được niềm tin đối với nhà đầu tư.

Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đối với chính sách này, Sóc Trăng được đánh giá là 8,01 điểm, cao hơn so với điểm của trung vị ĐBSCL là 7,35 điểm; mặt khác, theo kết quả khảo sát thì đa số doanh nghiệp cho rằng tại KCN An Nghiệp có sự ổn định trong sử dụng đất, cụ thể là có 100% doanh nghiệp xác nhận được cấp giấy chứng nhận đúng hẹn và điều kiện cho thuê đất luôn ổn định. Ngược lại, về phía doanh nghiệp chưa đảm bảo thời gian triển khai dự án, trong năm 2009, UBND tỉnh Sóc Trăng đã rút giấy phép cho thuê đất đối với 07 trường hợp doanh nghiệp chậm tiến độ triển khai dự án.

2.4 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với môi trường thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng

Từ việc phân tích tình hình đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng; có thể thấy tỉnh Sóc Trăng có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN như sau:

* Một số điểm mạnh:

An ninh chính trị ổn định: Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa

bàn tỉnh Sóc Trăng luôn giữ vững ổn định. Nhà đầu tư thật sự yên tâm khi quyết định chọn KCN An Nghiệp Sóc Trăng làm điểm xây dựng, phát triển doanh nghiệp của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môi trường kinh tế ổn định: Trong những năm qua, tình hình kinh tế của

tỉnh có sự phát triển mạnh. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng sản phẩm xã hội của tỉnh (GDP) tăng bình quân trong 4 năm (2005-2009) là 13,15%/năm.

Mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa: với 72 km

bờ biển và 32 tuyến sông, kênh, rạch; địa bàn tỉnh hiện có 4 tuyến quốc lộ đi qua, trong đó, có Quốc lộ Nam sông Hậu nối liền cảng Cái Cui, Thành phố Cần Thơ với các KCN được quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh (phụ lục 6); thêm vào đó, luồng đường biển qua cửa Định An và Trần Đề cho phép tàu trên 5.000 tấn lưu thông là những điều kiện lý tưởng làm cho Sóc Trăng có lợi thế so sánh khá tốt so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL về giao lưu hàng hoá trong nướcvà quốc tế...

Sóc Trăng có thế mạnh về nguồn nguyên liệu nông sản, thủy sản: với tổng

sản lượng lúa bình quân hàng năm trên 1,7 triệu tấn; sản lượng thuỷ sản bình quân hơn 55 ngàn tấn/năm thể hiện thế mạnh về nguồn nguyên liệu nông sản, thủy sản.

Nguồn nhân lực đảm bảo nhu cầu lao động cho các KCN hiên tại và tương lai: với 03 trường Cao đẳng, 02 trường trung học, 09 trung tâm dạy nghề tại các huyện, thành phố, và dự kiến thành lập và hoạt động 02 trường đại học vào năm 2015, hàng năm đào tạo được 2.000 lao động có trình độ đại học và 20.000 lao động có tay nghề, có thể khẳng định nguồn nhân lực của tỉnh là một lợi thế trong thu hút đầu tư.

Chính sách hỗ trợ đầu tư khá hấp dẫn: Sóc Trăng thực hiện đầy đủ các

chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ; đồng thời, trên cơ sở những lợi thế, tiềm năng của tỉnh, xây dựng thêm một số chế độ đãi ngộ đặc biệt về giá cho thuê đất và phí sử dụng hạ tầng trong KCN, miễn giảm một số loại thuế, hỗ trợ quảng cáo, xúc tiến thương mại,….

Thủ tục hành chính được quan tâm cải tiến theo hướng tinh gọn: xác định

cải cách hành chính là yêu cầu tất yếu cho sự phát huy tiềm năng của tỉnh, Sóc Trăng đã tập trung rà soát đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận chủ trương chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thiết chế pháp lý cơ bản đáp ứng yêu cầu cho môi trường đầu tư: tỉnh đã thực hiện cơ chế một cửa liên thông (tại Ban quản lý KCN), giải quyết hồ sơ nhanh gọn, các thủ tục cấp phép luôn đúng thời gian quy định; thời gian cấp phép đầu tư đã được rút ngắn từ 25 ngày năm 2007, giảm còn 10 ngày.

Nhà đầu tư dể dàng tiếp cận đất đai và được đảm bảo sự ổn định trong quá trình sử dụng: việc doanh nghiệp có thể dể dàng thuê được đất với diện tích, thời

gian thoả mãn nhu cầu cho đầu tư và sự đảm bảo thời gian bàn giao mặt bằng triển khai dự án theo cam kết là điểm mạnh được doanh nghiệp đánh giá cao. Song song đó, thực hiện giảm chi phí không chính thức là mục tiêu được lãnh đạo tỉnh, Ban Quản lý KCN quan tâm, hạn chế tối đa.

* Một số điểm yếu:

Dịch vụ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu: mặc dù có quan tâm cải thiện, cơ sở hạ tầng của tỉnh hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Chi phí vận chuyển hàng hoá từ Sóc Trăng đến cảng xuất khẩu là tương đối cao so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL; mặc dù có nhiều thuận lợi về giao thông thuỷ, nhưng hiện tỉnh chưa có cảng phục vụ xuất khẩu hàng hoá; dịch vụ ngoài hàng rào KCN chưa được đầu tư.

Công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại còn hạn chế:

Thời gian qua, tỉnh có quan tâm cải thiện hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại, nhưng chưa nhiều, hiệu quả chưa cao. Đặc biệt là, chương trình xúc tiến, vận động đầutư còn chung chung, chưa chỉ ra được lợi thế rõ rệt so các tỉnh khác. Việc tổ chức xúc tiến đầu tư ở nước ngoài được Chính phủ đánh giá là khá hiệu quả; tuy nhiên, những năm qua, Sóc Trăng chưa thực hiện được.

Nguồn lao động kỹ thuật cao còn hạn chế. Mặc dù nguồn lực lao động dồi

dào, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp (dưới 5%). Hiện lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao có xu hướng tìm việc làm ở các thành phố lớn; do vậy việc lôi kéo được lực lượng lao động này về làm việc tại tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp KCN trong thời gian tới là vấn đề cần có giải pháp thu hút, đãi ngộ mạnh hơn hiện nay.

Chí phí không chính thức ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại KCN An Nghiệp: việc các doanh nghiệp xác nhận phải trả thêm khoản chi không chính thức

vẫn còn tồn tại ở KCN An Nghiệp, đây là yếu tố nhạy cảm, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư của KCN; đa số doanh nghiệp nhận định thái độ đối xử phụ thuộc vào mức đóng góp về tài chính.

Sự quan tâm hỗ trợ từ phía lãnh đạo tỉnh chưa nhiều: tính năng động và tiên

trường hợp doanh nghiệp gặp vấn đề khó khăn, cần sự hỗ trợ kịp thời của tỉnh. Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân chưa được quan tâm thực hiện.

Tính minh bạch và tiếp cận thông tin cần được quan tâm cải thiện: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, trước khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp luôn cần những thông tin rõ ràng, chính xác đối với các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư; tuy nhiên, các doanh nghiệp tại KCN cho rằng việc tiếp cận thông tin đầy đủ về ưu đãi đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, thâm chí về chi phí mua điện, nước cũng là những thông tin được các cơ quan quản lý cho là bí mật, không thông tin rộng rãi. Theo VCCI, Sóc Trăng được đánh giá là tỉnh có chỉ số minh bạch bằng 54% so trung vị khu vực; vấn đề này cần được nhanh chóng cải thiện.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có dấu hiệu đi xuống: Năm 2009,

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 35)