Định hướng phát triển các ngành sản phẩm công nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 46)

3.1.2.1 Công nghiệp chế biến nông thuỷ sản và thực phẩm

Công nghiệp chế biến nông thuỷ sản và thực phẩm là ngành sản phẩm có thế mạnh, đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GTSX công nghiệp của tỉnh hiện nay. Khả năng mở rộng sản xuất công nghiệp chế biến nông thuỷ sản và thực phẩm của tỉnh trong thời kỳ tới phụ thuộc chủ yếu vào qui mô sản xuất nguyên liệu tại chỗ và thu hút đầu tư công nghiệp để nâng cao tỷ lệ nông thuỷ sản qua chế biến. Hướng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản và thực phẩm là khuyến khích đầu tư phát triển các nhà máy chế biến trang thiết bị hiện đại gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu tại chỗ để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ưu tiên cho các dự án đầu tư sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ hiện còn thiếu nhà máy chế biến như chế biến thịt, sữa, rau quả; chế biến thuỷ sản, chế biến rượu bia, nước giải khát; chế biến đa dạng hoá sản phẩm từ đường mía, gạo, chế biến thức ăn gia súc, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.2.2 Công nghiệp dệt may - giày dép

Công nghiệp dệt may- giày dép và các sản phẩm liên quan hiện qui mô sản xuất còn rất nhỏ, giá trị sản xuất chiếm chưa đến 1% trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Công nghiệp dệt may- giày dép là ngành sản phẩm Sóc Trăng có tiềm năng và cơ hội phát triển vào giai đoạn sau 2010 do có lợi thế về lao động dồi dào hơn so với vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam hiện đang là trung

tâm công nghiệp dệt may- giày dép lớn nhất cả nước; dệt sợi cũng là ngành sản xuất có truyền thống từ lâu đời ở tỉnh.

Hướng phát triển công nghiệp dệt may- giày dép và các sản phẩm có liên quan là từng bước định hình và phát triển ngành sản phẩm dưới các hình thức cơ sở sản xuất vệ tinh, gia công ở cả khu vực đô thị và nông thôn tiến đến mở rộng qui mô sản xuất kết hợp với phát triển các ngành bổ trợ như sợi, chỉ may, nhuộm, thiết kế mẫu mã để phát triển chiều sâu công nghiệp dệt may- giày dép, phát triển khu công nghiệp dệt may vào giai đoạn sau 2010 đến 2015. Phát triển công nghiệp dệt may- giày dép trở thành ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh vào giai đoạn sau 2010, giá trị sản xuất tăng bình quân 22- 23% và trên 30% trong giai đoạn 2011- 2020.

3.1.2.3 Công nghiệp cơ khí và gia công kim loại

Sóc Trăng có tiềm năng phát triển công nghiệp cơ khí nông nghiệp, cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền đến 10.000 DTW (khi một số cảng biển như Trần Đề, Đại Ngãi,... được xây dựng) và gia công sản xuất vật liệu kim loại cho xây dựng, ngoài ra có thể phát triển các sản phẩm cơ khí lắp ráp dân dụng với lợi thế về điều kiện vị trí ở khu vực ven biển của khu vực ĐBSCL, sản xuất có thể vận chuyển bằng đường biển, khả năng tiếp cận toàn bộ thị trường tiêu thụ của khu vực ĐBSCL khá thuận lợi, điều kiện chi phí mặt bằng, lao động nếu được đào tạo tốt có lợi thế so sánh cao hơn địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam. Công nghiệp cơ khí nông nghiệp, dân dụng và vật liệu xây dựng trong khu vực ĐBSCL hiện phát triển còn yếu, chưa có nhà máy lớn, thị trường khu vực có nhu cầu lớn phải nhập hàng hoá từ bên ngoài.

Hướng phát triển công nghiệp cơ khí và gia công kim loại là nhanh chóng đón đầu cơ hội, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp cơ khí trước mắt tập trung vào các sản phẩm sản xuất thiết bị phụ tùng và lắp ráp máy nông nghiệp như máy bơm, máy động lực, . . . hình thành và phát triển các cụm công nghiệp cơ khí và gia công sản xuất vật liệu kim loại, cụm công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền gắn với các cảng biển, . . . Về lâu dài, có thể phát triển một số sản phẩm như máy công cụ, máy nông nghiệp, phương tiện vận tải, máy xây dựng và sản phẩm cơ khí tiêu dùng ở khu vực các tỉnh ĐBSCL.

Cơ hội phát triển công nghiệp điện- điện tử của tỉnh vào giai đoạn sau 2010, khi qui mô sản xuất sản phẩm điện- điện tử chủ yếu là sản phẩm điện tử dân dụng ở vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam mở rộng về khu vực ĐBSCL. Giai đoạn sau 2010, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp điện- điện tử với các cơ sở sản xuất, lắp ráp có qui mô trung bình, sản phẩm chủ yếu là linh phụ kiện, lắp ráp (CKD, IKD) thiết bị điện tử nghe nhìn, thiết bị điện lực, cáp điện cung cấp cho thị trường trong khu vực. Hình thành và phát triển ngành công nghiệp điện- điện tử của tỉnh chiếm khoảng 0,8- 1% và 1,1- 1,3% GTSX toàn ngành của cả nước đến 2015 và 2020, giá trị sản xuất của ngành tăng bình quân trên 50% vào giai đoạn 2011- 2020.

3.1.2.5 Công nghiệp hoá chất - dược phẩm

Trong thời kỳ tới, qui mô sản xuất công nghiệp hoá chất của TP.Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam sẽ tăng chậm và có xu hướng chuyển ra các vùng xung quanh trong đó chủ yếu là khu vực ĐBSCL do điều kiện mặt bằng để mở rộng sản xuất của vùng TP.Hồ Chí Minh mở rộng không còn nhiều và phải dành cho phát triển không gian đô thị. Trong khu vực ĐBSCL, Sóc Trăng là một trong những tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp hoá chất do có thể vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm bằng đường biển kể cả bằng đường ống từ biển vào. Hướng phát triển công nghiệp hoá chất có chọn lọc, sử dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm có nhu cầu lớn ở trong nước và khu vực ĐBSCL như hoá phẩm phục vụ nông nghiệp, phân vi sinh, chất dẻo, sơn tổng hợp (sơn cao cấp cho xây dựng), sản phẩm nhựa, ống nhựa áp lực cao, bột nhựa, hạt nhựa, keo dán các loại, hoá chất tẩy rửa công nghiệp và dân dụng, dược phẩm gồm thuốc chữa bệnh, thuốc thú y.

3.1.2.6 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Từng bước mở rộng qui mô công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, tập trung phát triển một số sản phẩm vật liệu xây dựng có nhu cầu lớn trong tỉnh trong đó một số sản phẩm có thể mở rộng thị trường tiêu thụ ra bên ngoài như gạch xây, gạch lát, sứ vệ sinh, cấu kiện bê tông đúc sẵn, sản phẩm vật liệu xây dựng từ nguyên liệu hợp kim và nhựa như thiết bị vệ sinh, tấm lợp, tấm trần, khung cửa, vách ngăn lắp ráp, ống nhựa cấp thoát nước. Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất của ngành đạt bình quân 23- 25% trong giai đoạn 2011- 2020.

3.1.2.7 Công nghiệp điện, nước

Phát triển công nghiệp điện và công nghiệp nước với nhịp độ đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện CNH-HĐH đô thị và nông thôn trong tỉnh. Triển khai nhà máy nhiệt điện công suất 4.000 MW, dự kiến phát điện vào năm 2013, giá trị sản xuất điện của nhà máy khi huy động hết công suất đạt khoảng 9.000 tỷ đồng (giá 94). Giá trị sản xuất công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt khi nhà máy điện đi vào hoạt động ước tính tăng bình quân khoảng 50- 60% và 24- 25% trong giai đoạn từ nay đến 2015 và tiếp theo đến 2020. Tiếp tục xây dựng và đưa vào hoạt động các nhà máy nước đô thị, triển khai các dự án cấp nước sạch nông thôn, giá trị sản xuất công nghiệp sản xuất và phân phối nước dự kiến tăng bình quân khoảng 22% và 21- 22% trong giai đoạn từ nay đến 2015 và 2016 - 2020.

3.1.3 Quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh đến năm 2020

Nhằm bảo đảm tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã được thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành Trung ương, đến năm 2020 tổng diện tích phục vụ cho phát triển công nghiệp của tỉnh phải đạt 1.800 - 2.000 ha và toàn tỉnh có từ 08 -10 khu công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, với khả năng thu hút vốn đầu tư và bảo đảm tiết kiệm diện tích đất trồng lúa, Sóc Trăng được Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 06 khu công nghiệp chính, với tổng diện tích 1.114,13 ha, cụ thể như sau:

a) Các khu công nghiệp được đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020:

- Các khu công nghiệp đã có trong Quyết định số 1107/QĐ - TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Sóc Trăng có 06 khu công nghiệp sau:

+ Khu công nghiệp An Nghiệp : 251,13 ha + Khu công nghiệp Trần Đề : 120 ha + Khu công nghiệp Đại Ngãi : 80 ha + Khu công nghiệp Vĩnh Châu : 158 ha

+ Khu công nghiệp Long Hưng : 200 ha + Khu công nghiệp Mỹ Thanh : 305 ha

b) Về giai đoạn triển khai thực hiện:

- Giai đoạn từ nay đến 2015:

Triển khai quy hoạch chi tiết và xây dựng 02 Khu công nghiệp với diện tích 200 ha; cụ thể như sau:

+ Khu công nghiệp Trần Đề : 120 ha + Khu công nghiệp Đại Ngãi : 80 ha - Giai đoạn 2016 - 2020:

Triển khai xây dựng 3 khu công nghiệp với diện tích 663 ha, gồm: + Khu công nghiệp Vĩnh Châu : 158 ha + Khu công nghiệp Long Hưng : 200 ha + Khu công nghiệp Mỹ Thanh : 305 ha

Tóm lại, căn cứ quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 Sóc Trăng có 06 KCN tập trung; cụ thể, từ nay đến năm 2015 sẽ thành lập và kêu gọi đầu tư thêm 02 KCN (Trần Đề và Đại Ngãi); sau 2015 sẽ tiếp tục phát triển thêm 03 KCN (Vĩnh Châu, Long Hưng, Mỹ Thanh), nâng tổng diện tích đất tại 06 KCN trên địa bàn tỉnh đến thời điểm 2020 là 1.114,13 ha, trong đó, diện tích cho thuê gần 800 ha.

3.2 Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các KCN Sóc Trăng đến năm 2020 3.2.1 Sử dụng ma trận SWOT định hướng hệ thống giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng

Để có thể định hướng các giải pháp nhằm khai thác các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu, tận dụng các cơ hội, đương đầu với các thách thức; chúng tôi sử dụng ma trân SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats) liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; từ đó xây dựng hệ thống giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.

Cơ hội O: Opportunities (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế tạo nhiều cơ hội.

2. Được Trung ương đầu tư nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng

3. Hệ thống KCN được quy hoạch gắn kết trên các trục giao thông, vùng nguyên liệu 4. Đón nhận nhiều chương trình hỗ trợ xây dựng hạ tầng KCN từ Chính phủ 5. Cơ hội đón nhận các dự án do các KCN ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận bỏ lại. Thách thức T: Threats

1. Sức cạnh tranh dựa vào chính sách thu hút đầu tư chưa đủ mạnh.

2. Cải cách hành chính là yêu cầu tất yếu

3. Sự cạnh tranh của các nước trong khu vực.

4. Sự phát triển rầm rộ các KCN

trongvùng.

5. Tình trạng nhà đầu tư trả lại đất

Điểm mạnh S: Trengths 1. An ninh chính trị ổn định 2. Môi trường kinh tế ổn định 3. Mạng lưới giao thông thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá.

4. Sóc Trăng có thế mạnh về nguồn nguyên liệu nông, thủy sản

5. Nguồn nhân lực đảm bảo nhu cầu lao động cho các KCN hiên tại và tương lai.

6. Chính sách hỗ trợ đầu tư khá hấp

dẫn.

7. Thủ tục hành chính được quan tâm cải thiện

8. Thiết chế pháp lý cơ bản đáp ứng yêu cầu môi trường đầu tư.

Kết hợp S/O:

S3O30405: Giải pháp về hạ tầng:

hoàn chỉnh hạ tầng bên trong và bên ngoài KCN, đón nhận dự án.

S4S5O5: Giải pháp về nguồn nhân

lực: đào tạo, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai.

S7S6O5: Giải pháp về thủ tục hành

chính: xây dựng lợi thế nổi trội về nền hành chính và chính sách ưu đãi, gây sự chú ý của nhà đầu tư.

Kết hợp S/T

S3S4T1T3T4: Giải pháp về

nguyên liệu và nhân lực: phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực dồi dào để cạnh tranh với các KCN trong và ngoài nước.

S6S4T1: Giải pháp về chính sách

ưu đãi đầu tư: tăng mức hỗ trợ thu hút đầu tư trên cơ sở kết hợp lợi thế nguồn nguyên liệu

Điểm yếu W: Weaknesses

1. Dịch vụ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu, chi phí vận chuyển cao. 2. Công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại còn hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Nguồn lao động kỹ thuật cao còn hạn chế

4. Chi phí không chính thức ảnh hưởng đến môi trường đầu tư KCN 5. Sự quan tâm hỗ trợ từ phía lãnh đạo tỉnh chưa nhiều

6. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin cần được quan tâm cải thiện 7. Chỉ số PCI giảm sút

Kết hợp W/O:

W1W2O1O2O7: Giải pháp về xúc

tiến đầu tư: tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và nâng cao PCI

W1O2O4: Giải pháp hạ tầng: nhanh

chóng hoàn chỉnh hạ tầng

W3O5: Giải pháp về nhân lực

Kết hợp W/T:

W1T1T4: Giải pháp hạ tầng:

Sớm xây dựng cảng nước sâu phục vụ xuất khẩu, tạo lợi thế về chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh.

W4W6T2T4: Giải pháp về thủ

tục hành chính: loại bỏ chi phí không chính thức, công khai thông tin cải thiện môi trường đầu tư

W1W5T5T1: Giải pháp quy

hoạch, đất đai, môi trường: hạn chế tình trạng trả lại đất, tăng sức cạnh tranh đảm bảo phát triển bền vừng, bảo vệ môi trường.

Từ ma trận SWOT, thực hiện các kết hợp nhằm tận dụng điểm mạnh phát huy cơ hội khắc phục điểm yếu và né tránh thách thức, có thể rút ra các nhóm giải pháp chính cần tập trung thực hiện để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao tiềm lực thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới:

- Giải pháp về hạ tầng: nhanh chóng hoàn chỉnh hạ tầng bên trong và bên

ngoài KCN, đón nhận dự án. Đặc biệt là sớm xây dựng cảng nước sâu phục vụ xuất khẩu, tạo lợi thế về chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh.

- Giải pháp về nguyên liệu và nhân lực: đào tạo, đảm bảo nguồn nhân lực

đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai; tiếp tục phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực dồi dào để cạnh tranh với các KCN trong và ngoài nước.

- Giải pháp về thủ tục hành chính, cơ chế pháp lý và chính sách thu hút đầu

tư: xây dựng lợi thế nổi trội về nền hành chính và chính sách ưu đãi, gây sự chú ý

của nhà đầu tư. Tăng mức hỗ trợ thu hút đầu tư trên cơ sở kết hợp lợi thế nguồn nguyên liệu. Loại bỏ chi phí không chính thức, công khai thông tin cải thiện môi trường đầu tư.

- Giải pháp về xúc tiến đầu tư và nâng cao chỉ số PCI: tranh thủ sự hỗ trợ

của Chính phủ đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. Xây dựng và thực hiện Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

- Giải pháp về quy hoạch, sử dụng hiệu quả đất đai và bảo vệ môi trường:

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 46)