Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với môi trường thu

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 39)

hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng

Từ việc phân tích tình hình đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng; có thể thấy tỉnh Sóc Trăng có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN như sau:

* Một số điểm mạnh:

An ninh chính trị ổn định: Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa

bàn tỉnh Sóc Trăng luôn giữ vững ổn định. Nhà đầu tư thật sự yên tâm khi quyết định chọn KCN An Nghiệp Sóc Trăng làm điểm xây dựng, phát triển doanh nghiệp của mình.

Môi trường kinh tế ổn định: Trong những năm qua, tình hình kinh tế của

tỉnh có sự phát triển mạnh. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng sản phẩm xã hội của tỉnh (GDP) tăng bình quân trong 4 năm (2005-2009) là 13,15%/năm.

Mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa: với 72 km

bờ biển và 32 tuyến sông, kênh, rạch; địa bàn tỉnh hiện có 4 tuyến quốc lộ đi qua, trong đó, có Quốc lộ Nam sông Hậu nối liền cảng Cái Cui, Thành phố Cần Thơ với các KCN được quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh (phụ lục 6); thêm vào đó, luồng đường biển qua cửa Định An và Trần Đề cho phép tàu trên 5.000 tấn lưu thông là những điều kiện lý tưởng làm cho Sóc Trăng có lợi thế so sánh khá tốt so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL về giao lưu hàng hoá trong nướcvà quốc tế...

Sóc Trăng có thế mạnh về nguồn nguyên liệu nông sản, thủy sản: với tổng

sản lượng lúa bình quân hàng năm trên 1,7 triệu tấn; sản lượng thuỷ sản bình quân hơn 55 ngàn tấn/năm thể hiện thế mạnh về nguồn nguyên liệu nông sản, thủy sản.

Nguồn nhân lực đảm bảo nhu cầu lao động cho các KCN hiên tại và tương lai: với 03 trường Cao đẳng, 02 trường trung học, 09 trung tâm dạy nghề tại các huyện, thành phố, và dự kiến thành lập và hoạt động 02 trường đại học vào năm 2015, hàng năm đào tạo được 2.000 lao động có trình độ đại học và 20.000 lao động có tay nghề, có thể khẳng định nguồn nhân lực của tỉnh là một lợi thế trong thu hút đầu tư.

Chính sách hỗ trợ đầu tư khá hấp dẫn: Sóc Trăng thực hiện đầy đủ các

chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ; đồng thời, trên cơ sở những lợi thế, tiềm năng của tỉnh, xây dựng thêm một số chế độ đãi ngộ đặc biệt về giá cho thuê đất và phí sử dụng hạ tầng trong KCN, miễn giảm một số loại thuế, hỗ trợ quảng cáo, xúc tiến thương mại,….

Thủ tục hành chính được quan tâm cải tiến theo hướng tinh gọn: xác định

cải cách hành chính là yêu cầu tất yếu cho sự phát huy tiềm năng của tỉnh, Sóc Trăng đã tập trung rà soát đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận chủ trương chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thiết chế pháp lý cơ bản đáp ứng yêu cầu cho môi trường đầu tư: tỉnh đã thực hiện cơ chế một cửa liên thông (tại Ban quản lý KCN), giải quyết hồ sơ nhanh gọn, các thủ tục cấp phép luôn đúng thời gian quy định; thời gian cấp phép đầu tư đã được rút ngắn từ 25 ngày năm 2007, giảm còn 10 ngày.

Nhà đầu tư dể dàng tiếp cận đất đai và được đảm bảo sự ổn định trong quá trình sử dụng: việc doanh nghiệp có thể dể dàng thuê được đất với diện tích, thời

gian thoả mãn nhu cầu cho đầu tư và sự đảm bảo thời gian bàn giao mặt bằng triển khai dự án theo cam kết là điểm mạnh được doanh nghiệp đánh giá cao. Song song đó, thực hiện giảm chi phí không chính thức là mục tiêu được lãnh đạo tỉnh, Ban Quản lý KCN quan tâm, hạn chế tối đa.

* Một số điểm yếu:

Dịch vụ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu: mặc dù có quan tâm cải thiện, cơ sở hạ tầng của tỉnh hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Chi phí vận chuyển hàng hoá từ Sóc Trăng đến cảng xuất khẩu là tương đối cao so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL; mặc dù có nhiều thuận lợi về giao thông thuỷ, nhưng hiện tỉnh chưa có cảng phục vụ xuất khẩu hàng hoá; dịch vụ ngoài hàng rào KCN chưa được đầu tư.

Công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại còn hạn chế:

Thời gian qua, tỉnh có quan tâm cải thiện hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại, nhưng chưa nhiều, hiệu quả chưa cao. Đặc biệt là, chương trình xúc tiến, vận động đầutư còn chung chung, chưa chỉ ra được lợi thế rõ rệt so các tỉnh khác. Việc tổ chức xúc tiến đầu tư ở nước ngoài được Chính phủ đánh giá là khá hiệu quả; tuy nhiên, những năm qua, Sóc Trăng chưa thực hiện được.

Nguồn lao động kỹ thuật cao còn hạn chế. Mặc dù nguồn lực lao động dồi

dào, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp (dưới 5%). Hiện lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao có xu hướng tìm việc làm ở các thành phố lớn; do vậy việc lôi kéo được lực lượng lao động này về làm việc tại tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp KCN trong thời gian tới là vấn đề cần có giải pháp thu hút, đãi ngộ mạnh hơn hiện nay.

Chí phí không chính thức ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại KCN An Nghiệp: việc các doanh nghiệp xác nhận phải trả thêm khoản chi không chính thức

vẫn còn tồn tại ở KCN An Nghiệp, đây là yếu tố nhạy cảm, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư của KCN; đa số doanh nghiệp nhận định thái độ đối xử phụ thuộc vào mức đóng góp về tài chính.

Sự quan tâm hỗ trợ từ phía lãnh đạo tỉnh chưa nhiều: tính năng động và tiên

trường hợp doanh nghiệp gặp vấn đề khó khăn, cần sự hỗ trợ kịp thời của tỉnh. Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân chưa được quan tâm thực hiện.

Tính minh bạch và tiếp cận thông tin cần được quan tâm cải thiện: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, trước khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp luôn cần những thông tin rõ ràng, chính xác đối với các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư; tuy nhiên, các doanh nghiệp tại KCN cho rằng việc tiếp cận thông tin đầy đủ về ưu đãi đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, thâm chí về chi phí mua điện, nước cũng là những thông tin được các cơ quan quản lý cho là bí mật, không thông tin rộng rãi. Theo VCCI, Sóc Trăng được đánh giá là tỉnh có chỉ số minh bạch bằng 54% so trung vị khu vực; vấn đề này cần được nhanh chóng cải thiện.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có dấu hiệu đi xuống: Năm 2009, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PCI Sóc Trăng được xếp hạng 41/63 tỉnh, thành, giảm 12 hạng so năm 2008 với sự tụt giảm của nhiều chỉ số thành phần. Đáng lưu ý là Sóc Trăng thuộc nhóm 10 tỉnh có chỉ số thành phần thấp nhất trong khu vực ĐBSCL, xếp thứ 62 so cả nước.

* Một số cơ hội:

- Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế tạo nhiều cơ hội: Nước ta đã và đang

trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới (là thành viên chính thức của AFTA, WTO), nền hành chính Việt Nam ngày càng được cải thiện theo hướng có lợi nhất cho xã hội mà trong đó có các nhà đầu tư, đồng thời cũng phải cải cách cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính điều này đã tác động tích cực, lôi kéo các nhà đầu tư đến Việt Nam.

- Được Trung ương đầu tư nhiều công trình quan trọng: Sóc Trăng là tỉnh

nghèo, có đông đồng bào dân tộc, sắp tới Trung ương sẽ hỗ trợ xây dựng nhiều dự án lớn thuộc hạ tầng giao thông như: Cảng Đại Ngãi, Cảng nước sâu tại cửa Trần Đề, cả hai cảng này đều nằm trên tuyến quốc lộ 60 nối liền các KCN tỉnh; bên cạnh đó, kế hoạch thông xe cầu Cần Thơ vào cuôí tháng 3 năm 2010 cũng làm tăng cơ hội tạo thêm lợi thế chi phí vận tải cho Sóc Trăng; đây là điều kiện hết sức quan trọng, góp phần hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Hệ thống KCN được quy hoạch gắn kết trên các trục giao thông, vùng nguyên liệu: Toàn tỉnh hiện có 03 Khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bao gồm: Khu công nghiệp An Nghiệp, Trần Đề và Đại Ngãi với tổng diện tích 451 ha. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã hoàn thành quy hoạch thêm 05 KCN phân tán trên cơ sở có lợi thế về giao thông và gần nguồn nguyên liệu (tham khảo phụ lục Bản đồ Quy hoạch KCN tỉnh đến năm 2020).

- Đón nhận nhiều chương trình hỗ trợ xây dựng hạ tầng KCN từ Chính phủ:

Chính phủ vừa ban hành một số chính sách hỗ trợ các tỉnh đặc thù, tỉnh có đông dồng bào dân tộc về đầu tư cơ sở ha tầng bên trong KCN, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân,,..; đây chính là cơ hội tốt để Sóc Trăng khắc phục những điểm yếu, thách thức về hạ tầng bên trong và bên ngoài các KCN.

- Cơ hội đón nhận các dự án do các KCN ở TP Hồ Chí Minh và cá tỉnh lân cận bỏ lại: Hiện nay, các KCN Thành phố Hồ Chí Minh đã lấp đầy và các tỉnh lân

cận như Long An cũng đang hạn chế cấp phép đầu tư các ngành nghề nằm ngoài danh mục kêu gọi đầu tư; trong khi dự báo thời gian tới dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam; đây cũng chính là cơ hội lớn mà các KCN tỉnh Sóc Trăng cần chuẩn bị các điều kiện để đón nhận, dựa trên những sức hấp dẫn tự nhiên và nhân tạo của mình.

* Một số thách thức:

- Cạnh tranh dựa vào chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn bị hạn chế: Cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư hiện nay giữa các địa phương trong cả nước cũng như trong khu vực ĐBSCL diễn ra hết sức quyết liệt. Điểm nhấn quan trọng trong cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các tỉnh lân cận trong khu vực là chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư; tuy nhiện, hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên Sóc Trăng không thể tuỳ tiện đưa ra các chính sách ưu đãi đặc biệt, nhằm tránh vi phạm cam kết WTO. Do vậy, đòi hỏi Sóc Trăng phải tìm hướng đột phá khác và đây cũng chính là một thách thức lớn đối với Sóc Trăng.

- Cải cách hành chính là yêu cầu tất yếu: Các địa phương đang ra sức cải

cách bộ máy hành chính theo hướng gọn nhẹ, thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” đang là vấn đề mà tỉnh chú trọng để cải thiện môi trường đầu tư.

- Sự cạnh tranh của các nước trong khu vực: Sự đẩy mạnh thu hút đầu tư của các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc đang là thách thức lớn cho Việt Nam nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài.

- Sự phát triển rầm rộ các KCN trong vùng: Việc phát triển các KCN rất dàn trải tại hầu hết các địa phương dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là các KCN vùng ĐBSCL (tính đến cuối năm 2009, ĐBSCL đã quy hoạch và hình thành 14 KCN tập trung với diện tích hơn 4.000 ha).

Kết luận Chương 2

Chương 2 tập trung đánh giá tiềm lực thu hút vốn đầu tư vào KCN của tỉnh thông qua các điều kiện thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN như điều kiện tự nhiên, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, tài nguyên, nguồn nhân lực và đánh giá môi trường đầu tư. Đặc biệt, trong chương này, luận văn đã trình bày tổng quan về các KCN hiện có trên địa bàn và căn cứ số liệu kết quả thu hút vốn đầu tư tại các KCN từ năm 2007-2009 về số dự án đăng ký thuê đất, số dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư thu hút được và giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm, từ đó phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở những lợi thế, tiềm năng của tỉnh, kết hợp kết quả khảo sát các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN tiến hành đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm lực thu hút vốn đầu tư vào các KCN thông qua các yếu tố về giao thông, hạ tầng, tình hình an ninh chính trị, sự ổn định trong phát triển kinh tế, tài nguyên, nhân lực, chính sách hỗ trợ đầu tư, thủ tục hành chính và điều kiện đất đai, môi trường để rút ra một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thác thức đối với môi trường thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh Sóc Trăng.

Chương 3

GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020

3.1 Phương hướng phát triển công nghiệp và Quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh đến năm 2020:

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Trang 39)