Nhằm bảo đảm tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã được thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành Trung ương, đến năm 2020 tổng diện tích phục vụ cho phát triển công nghiệp của tỉnh phải đạt 1.800 - 2.000 ha và toàn tỉnh có từ 08 -10 khu công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, với khả năng thu hút vốn đầu tư và bảo đảm tiết kiệm diện tích đất trồng lúa, Sóc Trăng được Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 06 khu công nghiệp chính, với tổng diện tích 1.114,13 ha, cụ thể như sau:
a) Các khu công nghiệp được đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020:
- Các khu công nghiệp đã có trong Quyết định số 1107/QĐ - TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Sóc Trăng có 06 khu công nghiệp sau:
+ Khu công nghiệp An Nghiệp : 251,13 ha + Khu công nghiệp Trần Đề : 120 ha + Khu công nghiệp Đại Ngãi : 80 ha + Khu công nghiệp Vĩnh Châu : 158 ha
+ Khu công nghiệp Long Hưng : 200 ha + Khu công nghiệp Mỹ Thanh : 305 ha
b) Về giai đoạn triển khai thực hiện:
- Giai đoạn từ nay đến 2015:
Triển khai quy hoạch chi tiết và xây dựng 02 Khu công nghiệp với diện tích 200 ha; cụ thể như sau:
+ Khu công nghiệp Trần Đề : 120 ha + Khu công nghiệp Đại Ngãi : 80 ha - Giai đoạn 2016 - 2020:
Triển khai xây dựng 3 khu công nghiệp với diện tích 663 ha, gồm: + Khu công nghiệp Vĩnh Châu : 158 ha + Khu công nghiệp Long Hưng : 200 ha + Khu công nghiệp Mỹ Thanh : 305 ha
Tóm lại, căn cứ quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 Sóc Trăng có 06 KCN tập trung; cụ thể, từ nay đến năm 2015 sẽ thành lập và kêu gọi đầu tư thêm 02 KCN (Trần Đề và Đại Ngãi); sau 2015 sẽ tiếp tục phát triển thêm 03 KCN (Vĩnh Châu, Long Hưng, Mỹ Thanh), nâng tổng diện tích đất tại 06 KCN trên địa bàn tỉnh đến thời điểm 2020 là 1.114,13 ha, trong đó, diện tích cho thuê gần 800 ha.
3.2 Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các KCN Sóc Trăng đến năm 2020 3.2.1 Sử dụng ma trận SWOT định hướng hệ thống giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng
Để có thể định hướng các giải pháp nhằm khai thác các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu, tận dụng các cơ hội, đương đầu với các thách thức; chúng tôi sử dụng ma trân SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats) liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; từ đó xây dựng hệ thống giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.
Cơ hội O: Opportunities
1. Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế tạo nhiều cơ hội.
2. Được Trung ương đầu tư nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng
3. Hệ thống KCN được quy hoạch gắn kết trên các trục giao thông, vùng nguyên liệu 4. Đón nhận nhiều chương trình hỗ trợ xây dựng hạ tầng KCN từ Chính phủ 5. Cơ hội đón nhận các dự án do các KCN ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận bỏ lại. Thách thức T: Threats
1. Sức cạnh tranh dựa vào chính sách thu hút đầu tư chưa đủ mạnh.
2. Cải cách hành chính là yêu cầu tất yếu
3. Sự cạnh tranh của các nước trong khu vực.
4. Sự phát triển rầm rộ các KCN
trongvùng.
5. Tình trạng nhà đầu tư trả lại đất
Điểm mạnh S: Trengths 1. An ninh chính trị ổn định 2. Môi trường kinh tế ổn định 3. Mạng lưới giao thông thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá.
4. Sóc Trăng có thế mạnh về nguồn nguyên liệu nông, thủy sản
5. Nguồn nhân lực đảm bảo nhu cầu lao động cho các KCN hiên tại và tương lai.
6. Chính sách hỗ trợ đầu tư khá hấp
dẫn.
7. Thủ tục hành chính được quan tâm cải thiện
8. Thiết chế pháp lý cơ bản đáp ứng yêu cầu môi trường đầu tư.
Kết hợp S/O:
S3O30405: Giải pháp về hạ tầng:
hoàn chỉnh hạ tầng bên trong và bên ngoài KCN, đón nhận dự án.
S4S5O5: Giải pháp về nguồn nhân
lực: đào tạo, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai.
S7S6O5: Giải pháp về thủ tục hành
chính: xây dựng lợi thế nổi trội về nền hành chính và chính sách ưu đãi, gây sự chú ý của nhà đầu tư.
Kết hợp S/T
S3S4T1T3T4: Giải pháp về
nguyên liệu và nhân lực: phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực dồi dào để cạnh tranh với các KCN trong và ngoài nước.
S6S4T1: Giải pháp về chính sách
ưu đãi đầu tư: tăng mức hỗ trợ thu hút đầu tư trên cơ sở kết hợp lợi thế nguồn nguyên liệu
Điểm yếu W: Weaknesses
1. Dịch vụ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu, chi phí vận chuyển cao. 2. Công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại còn hạn chế.
3. Nguồn lao động kỹ thuật cao còn hạn chế
4. Chi phí không chính thức ảnh hưởng đến môi trường đầu tư KCN 5. Sự quan tâm hỗ trợ từ phía lãnh đạo tỉnh chưa nhiều
6. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin cần được quan tâm cải thiện 7. Chỉ số PCI giảm sút
Kết hợp W/O:
W1W2O1O2O7: Giải pháp về xúc
tiến đầu tư: tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và nâng cao PCI
W1O2O4: Giải pháp hạ tầng: nhanh
chóng hoàn chỉnh hạ tầng
W3O5: Giải pháp về nhân lực
Kết hợp W/T:
W1T1T4: Giải pháp hạ tầng:
Sớm xây dựng cảng nước sâu phục vụ xuất khẩu, tạo lợi thế về chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh.
W4W6T2T4: Giải pháp về thủ
tục hành chính: loại bỏ chi phí không chính thức, công khai thông tin cải thiện môi trường đầu tư
W1W5T5T1: Giải pháp quy
hoạch, đất đai, môi trường: hạn chế tình trạng trả lại đất, tăng sức cạnh tranh đảm bảo phát triển bền vừng, bảo vệ môi trường.
Từ ma trận SWOT, thực hiện các kết hợp nhằm tận dụng điểm mạnh phát huy cơ hội khắc phục điểm yếu và né tránh thách thức, có thể rút ra các nhóm giải pháp chính cần tập trung thực hiện để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao tiềm lực thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới:
- Giải pháp về hạ tầng: nhanh chóng hoàn chỉnh hạ tầng bên trong và bên
ngoài KCN, đón nhận dự án. Đặc biệt là sớm xây dựng cảng nước sâu phục vụ xuất khẩu, tạo lợi thế về chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh.
- Giải pháp về nguyên liệu và nhân lực: đào tạo, đảm bảo nguồn nhân lực
đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai; tiếp tục phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực dồi dào để cạnh tranh với các KCN trong và ngoài nước.
- Giải pháp về thủ tục hành chính, cơ chế pháp lý và chính sách thu hút đầu
tư: xây dựng lợi thế nổi trội về nền hành chính và chính sách ưu đãi, gây sự chú ý
của nhà đầu tư. Tăng mức hỗ trợ thu hút đầu tư trên cơ sở kết hợp lợi thế nguồn nguyên liệu. Loại bỏ chi phí không chính thức, công khai thông tin cải thiện môi trường đầu tư.
- Giải pháp về xúc tiến đầu tư và nâng cao chỉ số PCI: tranh thủ sự hỗ trợ
của Chính phủ đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. Xây dựng và thực hiện Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
- Giải pháp về quy hoạch, sử dụng hiệu quả đất đai và bảo vệ môi trường:
hoàn chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,… Có giải pháp sử dụng hiệu quả diện tích đất trong KCN, hạn chế tình trạng nhà đầu tư trả lại đất. Mọi giải pháp phát triển phải xem xét yếu tố bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vừng.
- Giải pháp huy động vốn: trong điều kiện ngân sách hạn hẹp của tỉnh, với
hệ thống giải pháp toàn diện nêu trên thì yêu cầu về vốn thực hiện là yếu tố có ý nghĩa quyết định; do vậy, cần thiết phải đề ra một số giải pháp tạo nguồn vốn hiệu quả, nhằm đảm bảo đủ vốn thực hiện các dự án đề ra.
3.2.2. Hệ thống giải pháp
Trên cơ sở những định hướng giải pháp được rút ra từ các kết hợp tại ma trận SWOT, luận văn đề xuất một số nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng có hội, né tránh rủi ro góp phần tăng cường tiềm lực, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh trong thời gian từ nay đến năm 2020:
3.2.2.1. Giải pháp về hạ tầng
Hạ tầng giao thông thuận tiện, đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hoá là nhân tố quan trọng góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất, đó là tiêu chí được nhà đầu tư chú trọng. Sóc Trăng cần đặt mục tiêu hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông, cảng biển trước khi thành lập mới KCN. Cụ thể một số nội dung cần quan tâm triển khai như sau:
- Hiện Chính phủ đã có quyết định đầu tư một số công trình, dự án hạ tầng giao thông, cầu cảng cho Sóc Trăng, tỉnh cần xúc tiến thủ tục xin các bộ, ngành bố trí vốn để sớm hoàn thành hạ tầng cầu cảng, đường giao thông phục vụ hoạt động các KCN và phát triển kinh tế xã hội địa phương. Hiện nay các doanh nghiệp phải vận chuyển hàng đến cảng xuất khẩu tại TP Hồ Chí Minh, chi phí tăng thêm là 10 USD/tấn; đến 2015 Sóc Trăng mới có thể xuất khẩu hàng hoá qua cảng Cái Cui, Thành phố Cần Thơ; do vậy, tỉnh phải nhanh chóng nâng cấp cảng cá Trần Đề để có thể xuất hàng với tàu có trọng tải dưới 5.000 DWT và giai đoạn 2015 - 2020 sẽ tập trung cho xây dựng cảng tổng hợp Đại Ngãi có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 20.000 DWT, cảng nước sâu Trần Đề, cầu Đại Ngãi (theo Quy hoạch phát triển giao thông, cầu, cảng Việt Nam đến năm 2020).
- Tranh thủ các chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng trong KCN của Chính phủ đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật điện, nước, viễn thông và ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ đối với hoạt động sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp (tranh thủ các chính sách từ Quyết định 43-QĐ/TTg, ngày 19/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ vốn Ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn).
- Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch hạ tầng giao thông theo quan điểm kết nối hạ tầng bên ngoài đến KCN, hạ tầng trong KCN phải đồng bộ với hạ tầng kỹ thật bên ngoài hàng rào KCN. Đối với KCN Trần Đề, bố trí đủ vốn xây dựng hạ tầng bên trong hoàn chỉnh, nâng cấp cảng cá Trần Đề giai đoạn 2 để phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, xây dựng chợ đầu mối hải sản, tạo nguồn cung cấp nguyên liệu hải sản dồi dào; xúc tiến nhanh công tác giải phóng mặt bằng, phấn đấu hoàn thành sớm tuyến đường 24 km nối KCN Trần Đề với Thành phố Sóc Trăng (nhằm rút ngắn khoảng cách vận chuyển từ 40 km xuống còn 24 km) tạo lợi thế thu hút đầu tư vào KCN Trần Đề.
- Mời gọi, giao vai trò chủ đầu tư xây dựng các KCN cho các tổ chức, cá nhân có khả năng tài chính mạnh, nhằm giảm gánh nặng vốn ngân sách địa phương, đảm bảo triển khai sớm các KCN theo quy hoạch (học hỏi kinh nghiệm từ một số địa phương đã thực hiện rất có hiệu quả như: Vĩnh Long, Bình Dương,…).
- Khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng như: điện, nước, viễn thông, ngân hàng, giao thông và các Hiệp hội chuyên ngành, như: điện tử, cơ khí, nhựa - cao su, hóa chất… tham gia góp vốn đầu tư vào các công ty phát triển hạ tầng KCN nhằm tạo động lực, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tại các khu công nghiệp đồng thời kiểm soát được giá cho thuê đất.
3.2.2.2. Giải pháp về nguyên liệu và nhân lực - Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định - Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định
Vùng nguyên liệu ổn định đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn ổn định, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định của địa phương có thể xem là lợi thế trong thu hút đầu tư. Sóc Trăng có nguồn nguyên liệu nông, thuỷ sản dồi dào, đặc biệt là lúa đặc sản và con tôm sú; tuy nhiên, năng suất, sản lượng không ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, dịch bệnh. Để xây dựng nguồn nguyên liệu có tính ổn định hơn, tạo lợi thế so sánh cho đại phương, tỉnh cần tập trung một số giải pháp:
+ Đầu tư kết cấu hạ tầng thuỷ lợi, giao thông cho vùng trồng lúa đặc sản, vùng cây ăn quả, vùng nuôi tôm sú; ngành nông nghiệp làm tốt công tác kiểm soát giống lúa, tôm; hướng dẫn nông dân chọn giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sau thu hoạch để tạo nguồn nguyên liệu sạch cho công nghiệp chế biến.
+ Thực hiện hiệu quả mối liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khu công nghiệp hợp tác với nông dân để quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu ổn định, cung ứng cho hoạt động sản xuất công nghiệp trên cơ sở nhu cầu nguyên liệu cần cung cấp cho các nhà máy trong hệ thống các KCN đã được quy hoạch.
+ Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng chuyển mạnh sang nuôi công nghiệp và bán công nghiệp với các trang trại nuôi ao, nuôi bể có hệ thống cấp thoát nước kiên cố, đồng thời tăng cường phát triển các mô hình nuôi ruộng, nuôi bè, nuôi VAC và sản xuất giống. Mở rộng sử dụng các chế phẩm công nghệ sinh học để đảm bảo nuôi thủy sản bền vững và nuôi theo qui phạm thực hành tốt (GAP), qui phạm ứng xử có trách nhiệm (CoC) để không bị trở ngại bởi hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) khi xuất khẩu sản phẩm.
+ Phát huy thế mạnh về nông nghiệp, thuỷ sản, tiếp tục mở rộng phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp như khu nông nghiệp công nghệ cao, khu nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, thuỷ sản ứng dụng công nghệ hiện đại.
+ Khuyến khích, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, đảm bảo đủ tiềm lực làm vệ tinh cho các nhà đầu tư nhằm cung cấp những yếu tố đầu vào cho các dự án. Công nghiệp phụ trợ yếu, yếu tố đầu vào không đảm bảo là vấn đề hầu hết các địa phương trong khu vực đang phải đối mặt và chưa tháo gỡ được.
Những ưu thế về lao động sẽ là cơ hội thuận lợi để thu hút đầu tư, Sóc Trăng có nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ lao động có kỹ thuật cao còn thấp, đây cũng là trở ngại rất lớn trong thu hút đầu tư của tỉnh. Nguồn nhân lực được xác định là