Xung đột kịch

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 60)

L ời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, Nxb Văn Học, H

3.1. Xung đột kịch

Bàn về đặc trƣng của kịch, Lep Tônxtôi viết: “Kịch là xung đột. Kịch phải đặt ra những vấn đề lớn trước dư luận xã hội. Tác phẩm kịch bộc lộ rõ nhất bản chất của bất kì nghệ thuật nào. Kịch trình bày những tính cách và những tình huống đa dạng nhất của con người, nêu ra trước mắt họ, đặt tất cả bọn họ vào tình thế buộc phải giải quyết vấn đề sống còn mà con người chưa giải quyết và buộc họ hành động, xem xét để tìm hiểu xem phải giải quyết vấn đề như thế nào?”[15; 12]. Sự va chạm, xô đẩy giữa những tƣ tƣởng có khuynh hƣớng chống đối và thù địch nhau sẽ tạo ra những kịch tính mà nền tảng là những xung đột. “Xung đột là cơ sở của kịch” (Phađêép). Nhà viết kịch thƣờng lấy xung đột trong trong đời sống làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, đây là con đƣờng ngắn nhất mà nhà viết kịch tìm đến hiện thực. “Lý giải được những vấn đề thuộc phạm trù xung đột thông qua hệ thống hành động bằng sức mạnh riêng của ngôn ngữ nhân vật, có nghĩa là nhà viết kịch đã lí giải được những vấn đề mang ý nghĩa nhân bản luôn đặt ra cho mọi dân tộc, mọi thời đại bằng tiếng nói nghệ thuật riêng của thể loại” [11; 201]. Xung đột có vai trò to lớn trong việc tạo

dựng cốt truyện và hành động của nhân vật. Xung đột quy định những giai đoạn chính của của sự phát triển cốt truyện: trình bày, khai đoạn, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc. Nhƣng trong kịch, không phải xung đột nào cũng tạo đƣợc xúc cảm thẩm mĩ, nó còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các lực lƣợng tƣơng quan. Kịch mà không có xung đột là một vở kịch tồi (theo cách gọi của Lunatraxki). “Phi xung đột”, tác phẩm kịch không thể tồn tại với đầy đủ ý nghĩa của nó. Song muốn khám phá đƣợc những những vấn đề thuộc về bản chất của đời sống xã hội, ngƣời viết kịch phải sáng tạo đƣợc những xung đột mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Từ thời Hy Lạp cổ đại, những vở bi kịch đã xoáy sâu vào những xung đột giữa khát vọng của con ngƣời với những quy luật nghiệt ngã của định mệnh, bi kịch của Sêchxpia là xung đột giữa lí tƣởng nhân văn cao cả với những trở lực đen tối của xã hội. Kịch của SêKhốp đi từ nỗi bế tắc của mỗi số phận để phản ánh những vấn đề sâu xa của nhân loại; rồi kịch của Sile. Ipxen, Arbudou, B.Brếch… cũng đi từ những xung đột cụ thể của dân tộc, thời đại mình để vƣơn tới tầm khái quát lớn lao cho đời sống của nhân loại.

Kịch Nguyễn Huy Tƣởng cũng vậy, bằng trái tim nhạy cảm, ý thức trách nhiệm của cái tôi công dân, nghệ sĩ đối với cuộc đời, nhà văn cũng đã phản ánh chân thực những xung đột, mâu thuẫn lớn của đời sống xã hội và những cuộc đấu tranh tƣ tƣởng gay gắt trong bản thân mỗi nhân vật. Nhìn một cách tổng quát, kịch Nguyễn Huy Tƣởng bao gồm những kiểu xung đột sau:

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 60)