Ngôn ngữ nhân vật.

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 79)

L ời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, Nxb Văn Học, H

3.2.1.Ngôn ngữ nhân vật.

Kịch Nguyễn Huy Tƣởng phản ánh những xung đột dân tộc, những giằng xé trong tƣ tƣởng con ngƣời. Vì thế ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đƣợc sử dụng với tần số cao. Nhƣng ngôn ngữ đối thoại vẫn chiếm ƣu thế hơn cả. Ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ của hành động, lời nói nhân vật thể hiện những tác động qua lại làm nảy sinh tình huống mâu thuẫn, đẩy xung đột lên cao trào. Qua đối thoại còn bộc lộ những tâm tƣ, tình cảm, tính cách nhân vật. Số lƣợng nhân vật trong kịch Nguyễn Huy Tƣởng không nhiều nhƣng diện phản ánh rộng, thuộc nhiều tầng lớp xã hội: vua, quan, trí thức, nông dân, học sinh, sinh viên…Địa vị xã hội quy định đến những phát ngôn mang dấu ấn của giai cấp, lứa tuổi, quan hệ xã hội. Điểm nổi bật trong ngôn ngữ kịch Nguyễn Huy Tƣởng là ngôn ngữ đời thƣờng, không cầu kì, bí hiểm, xa lạ, không trừu tƣợng, khô khan mà giản dị mộc mạc, phù hợp với nhu cầu tiếp nhận của công chúng. Đoạn đối thoại giữa

Vũ Nhƣ Tô và Thị Nhiên ở hồi IV ( Vũ Như Tô) gây ấn tƣợng mạnh cho ngƣời đọc khi nhà văn dùng ngôn ngữ đối thoại kiệm lời để nói lên những suy tƣ, ƣớc vọng của hai mảnh đời, hai số phận. Nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cƣ cho rằng đoạn đối thoại của vợ chồng Vũ Nhƣ Tô là một trong những màn hay nhất của ở kịch:

Thị Nhiên: - Ấy, cứ có ruộng, có thóc, có khoai, có đỗ thế là thích nhất. Tôi cũng cứ thế đấy. À thầy nó ạ, lúa chiêm năm nay hỏng cả.

Vũ Như Tômơ màng : Hỏng à?

Thị Nhiên: - Vụ chiêm hỏng mà lụt luôn mấy năm nay. Đói kém lắm thầy nó ạ.

Vũ Như Tônói mơ hồ: - Phó Độ mà chạm thì không còn phải nói gì nữa.

Thị Nhiên: - Thầy nó nói gì thế!...Ở làng ta, mà cả ở quanh vùng, độ này cƣớp bóc nhiều lắm, không biết rồi có yên không? Bên làng Cuội có cả giặc nổi lên. Lý trƣởng đến thu thuế, chúng giết cả Lý trƣởng.

Vũ Như Tô: - Phiền nhỉ?..

Thị Nhiên: - Còn thằng cu nhớn, tôi cho nó đi học cụ đồ rồi đấy. Nhƣng cái bé thì cứ quặt quẹo luôn. Khốn nạn, lúc nào cũng hỏi bố ở đâu mà bố chẳng hỏi con bao giờ. Nghĩ gì thế thầy nó?

Vũ Như Tô: - Để nhiều khoảng rộng thế này mới đẹp, mới hùng. To lớn, tự khắc là oai nghiêm. (lớp 1, hồi IV).

Đoạn đối thoại trên có những lời tƣởng nhƣ không ăn nhập, Thị Nhiên nói một đằng, Vũ Nhƣ Tô liên tƣởng, tới một nẻo. Điều đó nói lên niềm say mê mãnh liệt và khát khao xây công trình nghệ thuật vĩ đại của Vũ. Vì Cửu trùng đài, Vũ Nhƣ Tô phải hy sinh, kìm nén những tình cảm với gia đình, vợ con. Còn Thị Nhiên, tuy xuất hiện không nhiều (lớp 1 của hồi II, hồi IV), nhƣng những lời của nhân vật này thể hiện tâm tính của ngƣời nông dân Việt Nam tần tảo, chịu thƣơng, chịu khó, yêu thƣơng chồng con. Trong lời thoại của Thị Nhiên, Nguyễn Huy Tƣởng đã xen vào nhiều những từ ngữ mang đậm chất dân gian, khẩu ngữ, tục ngữ, các từ đƣa đẩy: Con có cha như nhà có nóc; mấy lị, xấu

lắm; chuyện!; đẹp chán; chán chết đi được; thì rồi chết cả họ!; thôi tôi về đây!; nhất định năm năm nữa chứ?; lèo ơi!; ai lại cùng các hình ảnh, từ ngữ mang đậm chất đồng: Vụ chiêm, lúa chiêm, khoai, thóc, đỗ, lũ lụt, làng ta, nhà tranh vách đất, con lợn, đàn gà, quạt thóc, băm bèo, hú hí mẹ conSống gần với nhân dân, bám sát vào hiện thực cuộc sống để phản ánh, Nguyễn Huy Tƣởng đã xây dựng nên hình tƣợng nhân vật độc đáo qua lớp ngôn từ chọn lọc, vừa mang tính cá thể hóa vừa phổ biến, điển hình. Lời thoại của Thị Nhiên cũng chính là tâm tƣ, suy nghĩ của ngƣời nông dân Việt Nam bao đời. hồn nhiên, chân chất, quê mùa mà đẹp đẽ cao thƣợng. Viết về Thị Nhiên, Phạm Vĩnh Cƣ cho rằng, “Thị Nhiên vô hình chung đã mang tính biểu tượng cho thực thể nhân dân”. Chỉ với 35 lời thoại ngắn ngủi, nhà văn đã tạo nên một hình tƣợng nhân vật sống động. Ngôn ngữ không cách điệu mà chính là những lời ăn tiếng nói hàng ngày của những ngƣời bà, ngƣời mẹ, một đời lam lũ, chịu thƣơng, chịu khó từ xƣa đến nay. Vũ Như Tô viết về một thời kì lịch sử khá xa, nhƣng ngƣời đọc lại có cảm nhận câu chuyện nhƣ vừa mới xảy ra, có lẽ một phần là bởi ngôn ngữ và tính cách đẹp đẽ của ngƣời dân lao động là một dòng chảy liên tục không có sự ngắt quãng, nên hình bóng của Thị Nhiên với những lời thoại chân chất, đồng quê vẫn nhƣ đang tồn tại trong cuộc sống này.

Trong Bắc Sơn, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số cũng đƣợc tác giả nghiên cứu, tìm hiểu kĩ, đặt những lời thoại vào đúng vai nhân vật. Ngôn ngữ gợi lên không khí sinh hoạt, cung cách sống và tƣ duy của con ngƣời ở những vùng miền khác nhau. Nhắc đến Bắc Sơn, ngƣời đọc, ngƣời xem nhƣ vẫn nhớ nhƣ in những lời nói chân thành tự nhiên, chất chứa nhiều tình cảm cách mạng của những ngƣời chiến sĩ anh hùng miền sơn cƣớc. Cách gọi mẹ, gọi bố

chú gợi lên phong tục, thói quen của ngƣời miền ngƣợc.

Thơm: - Ông Thái này, chú tôi ghét Ngọc lắm. Vì nó không đi đánh Tây. Còn mé tôi với tôi, chú tôi cũng ghét vì không đi biểu tình”.

Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn có sự đoàn kết, góp sức của nhiều đồng bào dân tộc anh em, “anh em Thổ, Mán, Kinh, Nùng đoàn kết nhƣ anh em một nhà”, cho

nên lời nói mang tính phƣơng ngữ tạm thời ẩn xuống dành chỗ cho ngôn ngữ toàn dân. Gia đình cụ Phƣơng là ngƣời Thổ nhƣng trong ngôn ngữ nhân vật ta không bắt gặp những câu chữ khó hiểu. Cuộc chiến tranh nhân dân, không chỉ có tinh thần đoàn kết, lòng quyết tâm mà ở họ còn có sự thống nhất trong lời nói, hành động.

Ngôn ngữ trong Bắc Sơn đa dạng, phong phú, đƣợc xây dựng trên nền tảng của cách mạng, kháng chiến nên trong lời nói của mỗi nhân vật đều chứa đựng tính chất, hành động của cuộc đấu tranh. Ngôn ngữ đối thoại - hành động thể hiện rõ trong từng lời thoại. Đoạn đối thoại của ông cụ Phƣơng trƣớc lúc hy sinh gợi sự cảm thƣơng, kính phục về một ngƣời nông dân thuần hậu, chất phác, có lòng yêu nƣớc nồng nàn:

Bà cụ Phươngbò đến sát chồng: - Ông ơi! ông có làm sao không?

Ông cụ Phương vẫn giận: - Thôi, đừng hỏi nữa, chết chứ làm sao nữa!

Bà cụ Phươnggục đầu khóc: - Ông ơi! Ông đừng giận tôi nữa, tôi van ông.

Ông cụ Phương: - Bƣớc hết! Thằng Ngọc cút! định chồm dậy, mặt dữ dội khiến Ngọc phải lùi mãi

Thơmbảo chồng: - Thôi đi đi một chút cho chú bằng lòng Ngọc đi ra

Ông cụ Phươngmơ màng: - Rồi đây ai đƣa anh Thái khóc Anh Thái…

Ngọc mừng rơn: - Thằng giáo Thái còn ở đây à! Chạy vụt ra, tiếng chó sủa

Thơmnhìn theo chồng ngơ ngác : - Chú!...hay con…

Ông cụ Phương lắc đầu, mấp máy:- Anh Thái….đồng…chí….Sáng…Sáng…Cửu

Bà cụ Phương: - Ông ơi, ông tha tội cho tôi. Tôi có định tâm đâu, ông ơi!

Ông cụ Phương: - Tan nát hết…. Bắc Sơn gƣợng. Súng của tao đâu?

Thơm khóc: - Con vẫn để trong bọc chú…mé ơi! Chú đi mất. Chú ơi!

Bà cụ Phương: - Ông, ông có dặn… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ông cụ Phương: Bắc Sơn….

MÀN HẠ (lớp 6, hồi IV)

Ngôn ngữ đối thoại trong Bắc Sơn mang tính hƣớng ngoại, hƣớng vào đối tƣợng khác tạo nên những sợi dây liên hệ, kết nối hành động của nhân vật, thúc

đẩy sự kiện phát triển. Nếu Bà cụ Phƣơng và Thơm ở những hồi đầu còn ngập ngừng, lo sợ, bộc lộ qua những câu chứa từ cảm thán:

- Gời ơi! Giời ơi!

- Lạy giời! Lạy giời! Thế này thì chết mất

- Lạy giời! Lạy giời! Con chết mất!

- Liệu có làm sao không?

- Giời ơi là giời, tôi có tội tình gì đâu?...

thì Ông cụ Phƣơng, Sáng, Cửu, Thái lại có những lời lẽ dứt khoát, quyết liệt, thể hiện hành động mạnh mẽ, không hề nao núng, run sợ.

Sáng: - Vui quá mé ạ. Đuốc sáng nhƣ ban ngày. Có cả các anh ấy vác súng đi đấy trông vui ghê. Đây kia kìa, cụ Thất đấy. Xuống mau lên..

Ông cụ Phương: - Xuống cả, đi biểu tình! Xuống cả, mau lên, cả con Thơm, cả anh thằng Sáng.

Đó là ngôn ngữ của những nhân vật cùng chung lí tƣởng, mục đích, cùng chiến đấu dƣới chiến hào, tuy khác nhau về lứa tuổi, địa vị nhƣng có sự gặp gỡ trong lời nói hƣớng tới cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Với giọng điệu hào hùng, nhịp câu nhanh, dồn dập, phản ánh khí thế tiến công kẻ thù. Nguyễn Huy Tƣởng luôn quan tâm đến việc tạo dựng những tính cách riêng qua việc chọn lọc và sử dụng ngôn từ. Ở nhân vật Thái - ngƣời chỉ huy, tập hợp lực lƣợng thƣờng nói những lời từ tốn, nhận định, phân tích tình hình, cổ vũ động viên kịp thời nhân dân. Hình ảnh giáo Thái tuy không đậm nét trong tác phẩm nhƣng luôn toát lên sự gần gũi, ấm cúng nhƣ anh em một nhà. Nhờ có ngƣời cán bộ mà ngƣời dân Vũ Lăng, Bắc Sơn hiểu và nhận ra đƣợc nhiều điều bổ ích:

Thái: - Làm cách mạng mà tình cảm cá nhân thì nhất định hỏng việc, nhất định cách mạng sẽ bị phá hoại. Chỉ có tranh đấu, không tranh đấu là chết. Phải, nhất định chúng ta chiến thắng.

Ông cụ Phƣơng đƣợc tác giả dành nhiều trang lột tả mối cảm tình của ông đối với cách mạng. Với bản tính ngay thẳng, thật thà của ngƣời nông dân từng trải, ý thức sâu sắc nỗi nhục mất nƣớc, chịu nhiều nỗi đau bất công… nên từ lời

nói đến hành động của nhân vật đều nhất nhất hƣớng về cách mạng. Ông nói về giáo Thái, về cuộc biểu tình cách mạng một cách say sƣa: “Chỉ phải cái mỏi thôi, chứ giết đƣợc Tây thì sƣớng quá”. Trƣớc thái độ lừng chừng của vợ và thói ăn chơi của Thơm, ông nói một cách mỉa mai, châm biếm:

Bà cụ Phương: - Nhƣng tôi ngƣợng lắm

Ông cụ Phương: - Đi biểu tình thì ngƣợng, nhƣng mất nƣớc thì không ngƣợng! Biết ngƣợng thế mới là kì!

Ông cụ Phương: - Thơm, mày ăn mặc có khác gì con đĩ không? Làm vợ một thàng nho mà sang nhƣ bà hoàng ấy…rách không xấu hổ đâu con ạ. [27; 160].

Qua ngôn ngữ đối thoại, ngƣời đọc nhận chân đƣợc bản chất, tính cách, tấm lòng ngay thẳng hay những mƣu mô xảo quyệt của nhân vật. Lời của nhân vật này phản ánh một phần bản chất của nhân vật khác. Ngôn ngữ đối thoại là mắt xích quan trọng làm nên mạng lƣới biến cố, hành động kịch. Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ đối thoại kịch Nguyễn Huy Tƣởng là tính chính xác, chân thực, giàu sức gợi cảm. Ở mỗi tầng lớp ngƣời hay giữa các nhân vật cùng tầng lớp đều có những sắc thái ngôn ngữ riêng, đặc trƣng, phù hợp với hành động và tƣ duy của họ. Đối tƣợng mà vở Những người ở lại hƣớng tới là tầng lớp trí thức tiểu tƣ sản, giai cấp công nhân nên ngôn ngữ của họ là ngôn ngữ hiện thực có sự đan xen những lời thoại trữ tình, bay bổng. Ngôn ngữ kịch Nguyễn Huy Tƣởng không chỉ đầy ắp các thông tin, sự kiện mà còn có những đoạn lắng sâu, nhẹ nhàng, da diết khi viết về thế giới nội tâm của nhân vật hay tả cảnh thiên nhiên qua tài quan sát, miêu tả độc đáo của tác giả. Từ cảnh núi non hùng vĩ của Bắc Sơn đến vẻ đẹp cổ kính, yêu kiều của Hà Nội :

Thái: - Sao mà phong cảnh thú vị thế kia. Rừng núi ở Bắc Sơn thật là đẹp! Sao lại có buổi sáng vui đến thế này! Đẹp chứ lị, nhƣng càng đẹp, chúng ta lại càng phải tranh đấu cho đồng bào Bắc Sơn, ai cũng đƣợc tự do, thƣởng thức, sung sƣớng để hƣởng cái cái đẹp của Bắc Sơn” (Bắc Sơn).

Kính: - Nhớ Hà Nội quá đi mất thôi. Đi qua những lỗ tƣờng nhƣ mê. Tôi thuộc lòng cả những lối đi rồi. Chỉ một mảnh gạch, một cái bể, có khi chỉ một mùi riêng, là tôi đã biết nhà nào, phố nào. Nhớ quá anh Sơn ạ. (Những người ở lại).

Đối thoại kịch có khả năng kể chuyện, thông báo các sự kiện, thể hiện tâm hồn sâu kín, niềm say mê, nỗi vui sướng hay tuyệt vọng. Đối thoại kịch bộc lộ tư tưởng của tác giả, ý nghĩa của kịch bản về tự do, cái đẹp, về dân chủ, tình yêu, kẻ sĩ, đại trượng phu. Đối thoại kịch diễn đạt tính trữ tình, tính thơ ca, tính anh hùng ca” [2; 384]. Tài năng sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ của nhà văn chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi ngôn ngữ phản ánh đƣợc cuộc sống với những sắc màu đa dạng, nhiều chiều, nhiều tầng lớp với những hành động tƣơng ứng. Ngôn ngữ kịch Nguyễn Huy Tƣởng vừa có chất hiện thực, vừa có chất lãng mạn, bay bổng nhờ vào việc vận dụng linh hoạt ngôn ngữ dân tộc.

Chất trữ tình xuất hiện khi lời thoại có tính chất miêu tả, bộc lộc cảm xúc. Một trong những lời thoại có khả năng diễn tả đƣợc những bí ẩn, những điều khó nói của nhân vật là ngôn ngữ độc thoại. Ngôn ngữ độc thoại gợi ra chiều sâu cho tác phẩm, phản ánh những xung đột, những cuộc đấu tranh tƣ tƣởng, những khúc mắc khó lòng giải quyết trong bản thân nhân vật. Nhân vật độc thoại khiến cho mạch chuyện chậm lại, chùng xuống và lắng sâu. Số lƣợng các lời độc thoại không nhiều trong các vở nhƣng lại kí thác những tâm tình, quan điểm của nhà văn, bộc lộ tƣ tƣởng, chủ đề của tác phẩm. Ở lớp 9, hồi III vở Vũ Như Tô, hình ảnh Vũ Nhƣ Tô trƣớc Cửu trùng đài ngổn ngang với những tính toán chi li nhƣ đang độc thoại với chính mình, lời độc thoại ấy nói lên chí lớn và những suy nghĩ chân thành của ông về Đan Thiềm: “Triều đình ngại ƣ? Ta quyết đánh tan những kẻ thoái chí. Không một trở lực nào có thể ngăn nổi ta. Ta quyết không chùn một bƣớc. Đài cửu trùng! Cao vòi vọi, muôn phần tráng lệ…Đối với Đan Thiềm ta chỉ có tình tri kỷ”. Đoạn độc thoại nội tâm nói lên niềm say mê nghệ thuật và mối cảm tình mà Vũ dành cho Đan Thiềm. Đây là lời gan ruột của kẻ sĩ trƣớc nghệ thuật. Qua lời độc thoại, ngƣời đọc cảm thông và hiểu cho khát vọng

lớn lao của ngƣời nghệ sĩ, cũng nhƣ nỗi đau và sự oan khuất mà họ phải gánh chịu. Vũ Nhƣ Tô bị dân chúng kết tội vì họ chƣa hiểu mục đích sâu xa hành động của Vũ.

Ở lớp 1, hồi IV, đan xen những lời thọai giữa Vũ Nhƣ Tô và Thị Nhiên là những lời Vũ Nhƣ Tô độc thoại. Trong trí óc của Vũ duy chỉ có Cửu trùng đài. Thị Nhiên muốn kéo Vũ Nhƣ Tô trở về với hiện thực thì lời độc thoại của Vũ biểu hiện sự lơ đãng. Kết cục, Vũ Nhƣ Tô vẫn quẩn quanh trong mơ mộng hão huyền. Chàng tự hỏi chính bản thân với niềm tin tƣởng, hy vọng: “…Vài năm nữa, Đài cửu trùng hình thành, cao cả, huy hoàng giữa cõi trần lao lực có một cảnh bồng lai” (lớp 8, hồi V). Và một lát sau, những mơ mộng ấy tan thành mây khói: Đài cửu trùng bị đốt, tiếng thét đau đớn của Vũ thể hiện bi kịch đáng thƣơng của kẻ sĩ ôm mộng lớn!

Qua lời độc thoại của Vũ Nhƣ Tô, hình bóng Cửu trùng đài hiện lên nhƣ một nhân vật tƣ tƣởng mà Vũ Nhƣ Tô luôn hƣớng tới tôn thờ. Nghệ thuật có sức mạnh lớn lao đã hút hồn Vũ, Cửu trùng đài là cuộc sống, là sự tồn tại, là mục

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 79)