Hình tượng nhân vật phản diện.

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 37)

Khi xây dựng hình tƣợng nhân vật phản diện, tác giả văn học dân gian và văn học viết thƣờng dùng bút pháp tả thực để lột tả bản chất, tích cách gian ác

thâm độc, lộng quyền của nhân vật đó. Nhân vật phản diện là khái niệm chỉ một số nhân vật cản trở sự phát triển, tiến bộ của con ngƣời và xã hội, thƣờng gợi cảm giác căm uất, phẫn nộ trong lòng độc giả. Nếu trong sân khấu Tuồng, nhân vật phản diện, nịnh thần thƣờng xuất hiện với khuôn mặt trắng bệch (để phân biệt với nhân vật mặt đỏ, chỉ ngƣời trung quân, ngay thẳng) thì trong kịch, ngôn ngữ và hành động của nhân vật phản diện cũng dễ dàng đƣợc ngƣời đọc, ngƣời xem nhận diện rõ khi nhân vật đó có hành động, tƣ tƣởng đi ngƣợc lại lợi ích của cộng đồng dân tộc, chà đạp lên đạo lí, luân thƣờng, vì những lợi ích trƣớc mắt mà sẵn sàng bán rẻ lƣơng tâm, bán đứng ngƣời thân, đồng loại.

Hình tƣợng nhân vật phản diện trong kịch Nguyễn Huy Tƣởng khá đa dạng, gồm nhiều tầng lớp, từ vua quan đến tƣớng lĩnh, ngƣời dân. Trong Vũ Như Tô,

hình ảnh vua Lê Tƣơng Dực đƣợc xây dựng trong thế đối lập với với cuộc sống khốn cùng của những ngƣời dân lao khổ. Nhà vua cho xây Cửu trùng đài phục vụ cho mục đích ăn chơi xa xỉ bên những cung tần, mĩ nữ, bắt những ngƣời thợ có tài phải phục tùng, sẵn sàng tăng sƣu thuế, làm hao hụt ngân khố… điều đó nói lên bản chất lộng quyền, tàn ác, dâm dục của vị vua cuối triều hậu Lê. Trong khi đất nƣớc lầm than, nhân dân ca thán, nhà vua vẫn mải mê với ý định xây Cửu trùng đài.

Lê Tương Dực: - Cửu trùng đài! Trẫm có ý xây đài bên bờ Tây Hồ. Đây là miếu Công Thần, đây là lầu Vọng Nguyệt. Đây là san hô sảnh, đây là điện vàng, điện ngọc, đây là đại uyển, tiểu uyển, đây là trà điện, nhạc điện…đứng trên đài cao ngất này bao quát đƣợc Long Thành…Phải, đúng một trăm nóc, hiển nhiên là hình trăm rồng tranh ngọc, tráng quan lắm, ý trẫm lại muốn khơi một giòng nƣớc từ chính điện thông ra Hồ Tây, hai bên bờ trồng kì hoa, dị thảo để ngày ngày trẫm cùng cung nữ bơi thuyền ra hồ ngoạn thƣởng.

Xuyên suốt 5 hồi của vở kịch, hình tƣợng Lê Tƣơng Dực đƣợc miêu tả nhất quán. Đó là hình ảnh tiêu biểu của một ông vua trong những năm chính sự điêu tàn, suy sụp, khủng hoảng thƣờng thấy trong xã hội phong kiến Việt Nam. Từ

lời nói đến hành động của Lê Tƣơng Dực đều xoay quanh việc xây Cửu trùng đài, còn chuyện cung cấm, bang giao phó mặc cho các triều thần:

Lê Tương Dực: - Trẫm mặc triều đình. Nội giám bay, đem rƣợu trẫm uống, trẫm vui đây là là về việc Cửu trùng đài

Bỏ ngoài tai lời khuyên răn của Trịnh Duy Sản, Lê Tƣơng Dực vẫn quyết tâm xây Cửu trùng đài. Trƣớc tình cảnh đó, Trinh Duy Sản đã phải thốt lên những lời chua xót: “Thƣơng thay cơ nghiệp nhà Lê”.

Khi xây dựng nhân vật, Nguyễn Huy Tƣởng không đƣa lời bình luận, nhận xét, đánh giá mà tính cách nhân vật hiện lên qua hành động, xung đột cùng những dòng thoại hết sức cô đọng, kiệm lời. Điều đó tạo nên tính chân thực, khách quan. Theo quy luật lịch sử, những gì đi ngƣợc lại lợi ích dân tộc cuối cùng cũng bị đào thải, bị quần chúng lên án, lật đổ. Sự nổi loạn trong triều đình Lê Tƣơng Dực mà kẻ cầm đầu là Trịnh Duy Sản cùng quan quân, binh lính, thợ thuyền đã báo hiệu cuộc hỗn chiến tang thƣơng.

Lê Tƣơng Dực xuất hiện trong vở không nhiều, song dấu ấn và hình ảnh của vị vua có tiếng là ăn chơi này vẫn gây nhiều ấn tƣợng cho ngƣời đọc: một ông vua lộng quyền, bù nhìn, bất lực, làm đảo lộn tình hình chính sự dƣơng thời. Nhân vật phản diện hiện lên với đời sống nội tâm giản đơn, không phức tạp nhiều chiều. Đây cũng là bút pháp chung của kịch cũng nhƣ nhiều thể loại khác.

Hình ảnh Cù viên (Cột đồng Mã Viện), Ngọc (Bắc Sơn), Dƣơng, Cẩm (Những người ở lại) cũng là những nhân vật phản diện, giữa họ có một nét chung là những tên Việt gian bán nƣớc, làm tay sai cho giặc. Ở những nhân vật này lập trƣờng tƣ tƣởng có sự dao động, làm mật thám, chỉ điểm cho giặc tiêu diệt ngƣời thân, phá hoại công cuộc cách mạng. Những nhân vật này không đƣợc miêu tả kĩ, sự xuất hiện của chúng trong vở khá khiêm tốn nhƣng lại là mắt xích quan trọng thúc đẩy hành động kịch, tạo những xung đột ngầm, đem lại cho vở những tình tiết mới, li kì, đầy kịch tính. Trong Cột đồng Mã Viện, ở lớp VI hồi I, sự xuất hiện của Cù Viên đã bộc lộ dã tâm phản bội vì tham quyền và bả vinh hoa.

Cù Viên: - Có phải lão tƣớng quân trao giải: ai bắt đƣợc kẻ chủ mƣu hay báo cũng thế, thì lão tƣớng quân sẽ cất cho làm huyện lệnh và còn thƣởng vàng bạc nữa. Phải không thƣa ngài?.

Chính cái giải béo bở ấy mà Cù Viên sẵn sàng làm tay sai, ăn ở hai mang, cung cấp tin tức của ta cho bọn xâm lƣợc, để rồi ngƣời anh hùng Khúc Việt, Hùng Chi khi sắp thực hiện đƣợc kế hoạch phá cột đồng, rửa nhục cho nƣớc thì rơi vào cạm bẫy.

Mẹ Hùng Chi: - Ở đời khó thực. Có ai ngờ thằng Cù Viên nó chó má thế. Anh em chơi với nhau mà đến nỗi hất nhau nhƣ thế .

Nguyễn Huy Tƣởng rất khéo trong việc bố trí sự xuất hiện của nhân vật, không lộ liễu mà đúng với quy luật khách quan. Qua lời thoại của Cù Viên với Chu Vũ, ngƣời đọc đã có sự nghi ngờ. Và khi Hùng Chi, Khúc Việt bị bắt và giải sang Trung Hoa thì bộ mặt của y mới lộ rõ nguyên hình. Vai trò của Cù Viên trong việc thể hiện nội dung, tƣ tƣởng chủ đề của tác phẩm là không lớn, nhƣng lại là nhân vật không thể thiếu, tạo nên hành động kịch ở những giai đoạn đỉnh điểm, thắt nút.

Cũng giống Cù Viên ở lòng tham danh lợi, tiền tài và sự yên thân, Ngọc trong Bắc Sơn cũng bộc lộ phẩm chất của một bộ phận ngƣời dân lúc bấy giờ khi chƣa có niềm tin vào tƣơng lai của cách mạng, nên bị địch dụ dỗ, mua chuộc rồi lợi dụng. Điều đáng lên án ở nhân vật này là y đã gián tiếp giết chết bố và em vợ, trực tiếp nổ súng giết chết Thơm - vợ của hắn không một chút mảy may, run sợ:

Ngọcmất sắc : - Con kia, mày định giết tao phải không?

Thơmlăn xả vào Ngọc rú lên : - Anh em ơi! Nó đây rồi! Chú ơi! Ông Thái ơi..

Ngọc: - Lúc nào cũng thằng Thái này! bắn

Thơm: - Giời ơi, tôi chết mất…

Ở những hồi đầu, Ngọc xuất hiện khá mờ nhạt, ngƣời đọc hình dung về Ngọc là một anh chàng thƣ sinh, có chút học vấn, là con rể cụ Phƣơng nhƣng rất

e ngại và không muốn tham gia kháng chiến, chỉ tới khi cụ Phƣơng và Sáng bị bắn chết thì những hành động mờ ám, lén lút của Ngọc mới bị vạch trần.

Thơm: Tôi biết anh lắm rồi. Tôi biết anh từ khi em tôi chết, chú tôi chết, từ hôm mé tôi giở ngƣời. Anh giấu ai chứ giấu tôi thế nào đƣợc? Ba tháng nay tôi ăn chung ở đụng với anh, tôi khổ sở biết là chừng nào. Anh giết chú tôi, anh giết em tôi, anh làm tan cửa nát nhà tôi, anh làm hại bao nhiêu ngƣời, anh tƣởng tôi không biết nhục à? Vợ một thằng chó săn khóc.

Nhân vật Ngọc đƣợc xây dựng sơ lƣợc, quá trình diễn biến tâm lí chƣa thực sự thuyết phục. Sự chuyển đổi đột ngột trong hành động và ngôn ngữ của nhân vật có phần vội vàng khiến Ngọc có lúc bị chìm vào những sự kiện, tình tiết khác của câu chuyện, “Trong kịch Bắc Sơn không phải chỉ có một mình giáo

Thái bị chìm đi mà còn có một số nhân vật khác cũng rất mờ nhạt (Cửu, Ngọc). Có thể nói Ngọc là một tên Việt gian bất đắc dĩ. Tác giả chưa chú ý đúng mức đến tâm lí của Ngọc cũng như chưa tố cáo được những âm mưu xảo quyệt của y…vai Ngọc đã bị tác giả ruồng rẫy…ở màn chót, tác giả đã để cho Ngọc bắn thơm đột ngột quá. Tâm lí của Ngọc ở đây diễn biến quá nhanh. Dầu sao thì Ngọc cũng chỉ là một tên Nho lại hám lợi lộc, danh vị. Một mặt khác, Thơm lại là một người vợ có nhan sắc mà từ trước đến nay hắn vẫn yêu tha thiết. Vì thế không thể ngay một phút mâu thuẫn mà Ngọc có gan giơ súng kết liễu đời Thơm” [8; 446]. Tuy có hạn chế nhất định trong cách miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn nhƣng nhân vật Ngọc cũng gây dƣợc nhiều dƣ luận khen chê, làm cho quá trình nhận thức cách mạng của Thơm đƣợc đẩy nhanh và biểu hiện rõ hơn. Đặt trong sự phát triển của cốt truyện thì nhân vật Ngọc đã tạo ra nhiều tình tiết mới, góp phần làm nên thành công của vở.

Hình ảnh Dƣơng và Cẩm trong Những người ở lại cũng thuộc kiểu nhân vật phản diện. Mặc dù hai nhân vật này không phải tuyến nhân vật chính nhƣng có vai trò tạo ra những mối quan hệ đa dạng, phức tạp trong gia đình bác sĩ Thành, đồng thời giúp các nhân vật khác bộc lộ đƣợc tính cách, suy nghĩ của mình. Bóng dáng của Dƣơng, Cẩm mang dậm lối sống lai căng, pha tạp giữa

văn hóa dân tộc và văn minh phƣơng Tây. Từ ngôn ngữ tới hành động của nhân vật đều có những nét phi truyền thống. Giữa không khí kháng chiến, Ngọc Cẩm vẫn nói những lời lả lƣớt, ve vãn Quảng (học trò của bác sĩ Thành).

Ngọc Cẩm: - Hôm qua tôi chờ Quảng mãi. Bao nhiêu lần tôi hẹn Quảng…Quảng sợ à? Tôi không muốn lúc nào cũng chỉ gặp Quảng trong phòng khám bệnh, bên cạnh nhà tôi, lúc nào cũng nói với quảng bằng cái giọng vợ của một ông thầy sát lại gần Quảng.

Sự hiện diện của Cẩm làm mối quan hệ trong gia đình bác sĩ Thành trở nên rắc rối. Ngọc Cẩm đến với bác sĩ Thành cũng chỉ mục đích tiền tài, lợi lộc chứ không vì tình yêu. Trƣớc khi lấy bác sĩ Thành, Ngọc Cẩm vốn là gái nhà hàng, từng đi lại, quan hệ với Quảng. Việc Cẩm dời bỏ bác sĩ Thành để đến với Dƣơng, một tay ăn chơi sành sỏi, quan hệ thân mật với thực dân đã lột tả bản chất thực của ngƣời đàn bà hƣ hỏng:

Dương: - ....Chị đã theo tôi. Chị còn dại lắm, chị Cẩm ạ

Ngọc Cẩm: - Anh nói tôi muốn nhổ vào mặt anh

Dương: - Mặt chúng ta đều đáng nhổ cả. Không chỉ riêng gì mặt tôi đâu…

Ngọc Cẩm: - Tôi nghe lời anh? đồ đểu

Dương: - Chị đừng nên già mồm. Có ít mồn thì mới chƣa là đĩ. [27; 346]. Trong lời bình luận của Kính, hình ảnh Ngọc Cẩm hiện lên thật đáng khinh bỉ: “Nó bỏ rơi, nó đá đít rồi. Thằng Dƣơng nó bán bà ấy cho thằng Tibet, thằng này lại canh ty với mấy thằng trùm mật thám khác. Tha hồ nếm mùi tây. Nhƣng nghe chừng bây giờ đã khổ rồi.. con mụ ấy không thể sực đƣợc!”

Số phận của nhân vật phản diện đều có kết thúc thảm thƣơng, cho dù tên mật thám Dƣơng chƣa thể làm hại cho gia đình bác sĩ Thành, thì khép lại hồi III, y cũng đã nhận một kết cục thảm khốc:

Bếp Ba hốt hoảng: - Thƣa cụ, ông Dƣơng mới ở nhà ta ra, thế mà vừa rồi con dọn trên gác, con thấy một cái xe con cóc trở ông ấy đi, máu me ghê quá, lòi cả ruột ra. Chắc là tiếng lựu đạn nổ vừa rồi” [27; 369].

Nhân vật Dƣơng và Ngọc Cẩm không đƣợc miêu tả đậm nét nhƣ các nhân vật khác, hình ảnh Dƣơng chỉ thoáng qua những lời thoại, chƣa làm nên sự chuyển biến mạnh mẽ của cốt truyện. Tuy nhiên đây cũng là hình ảnh nổi bật của một loại ngƣời cơ hội, nhan hiểm, xuất hiện nhiều trong các đô thị, thành phố lớn lúc bấy giờ.

Có thể nói, nhân vật phản diện trong kịch Nguyễn Huy Tƣởng đƣợc miêu tả rõ nét. Họ là lực lƣợng đối lập với những tƣ tƣởng, khát vọng chân chính. Bút pháp hiện thực, am hiểu tâm lí nhân vật, cách tổ chức sắp xếp khéo léo các hành động kịch của nhà văn tạo nên hình tƣợng nhân vật phản diện sinh động với nhiều sắc thái thẩm mĩ đa dạng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 37)