Ngôn ngữ tác giả.

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 89)

L ời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, Nxb Văn Học, H

3.2.2. Ngôn ngữ tác giả.

Trong truyện ngắn, tiểu thuyết, nhà văn có thể xuất hiện nhƣ một nhân vật cụ thể (nhân vật Tôi) hay hóa thân vào một nhân vật khác hoặc đóng vai trò là ngƣời kể chuyện, dẫn dắt các sự kiện, tình tiết, gián tiếp bộc lộ quan điểm, tƣ tƣởng, thì trong kịch, nhà văn không có chỗ đứng nhƣ một nhân vật trung gian. “Tác giả kịch bản không xuất hiện trên sân khấu mà nói bằng đối thoại của các nhân vật , bằng cấu trúc vở kịch, bằng các lời hƣớng dẫn, chịu trách nhiệm về ý nghĩa , nghệ thuật, nội dung kịch bản” [6; 12], các nhân vật, sự kiện đƣợc sắp xếp, tổ chức, bài trí một cách khéo léo, tự thân các nhân vật giao tiếp, va chạm với nhau làm nảy sinh tình huống, xung đột và thúc đẩy diễn biến của cốt truyện. Có thể ví mỗi vở kịch nhƣ một màn diễn sân khấu, nhà văn là đạo diễn bài trí khung cảnh, điều khiển từ phía sau các hành động. Ngôn ngữ tác giả thể hiện qua những lời chỉ dẫn. “Ngoài đối thoại, kịch bản còn có phần không đối thoại, tác giả xuất hiện để hướng dẫn, bài trí không gian, thời gian, việc ra vào

sân khấu của nhân vật, đôi khi giọng nói, dáng điệu của nhân vật trên sân khấu. Đó không chỉ là những chỉ dẫn sân khấu mà còn là đề tựa vở kịch” [6; 11]. Trong bốn vở kịch chúng tôi khảo sát, có hai vở Nguyễn Huy Tƣởng viết lời đề tựa (Vũ Như TôNhững người ở lại), ghi lại những cảm xúc, tâm sự khi đặt bút viết tác phẩm . Mặt khác, đây cũng là căn cứ giúp ngƣời đọc hiểu rõ hơn ý đồ sáng tác và nội dung cốt lõi mà tác phẩm phản ánh. Trong lời đề tựa cho vở

Những người ở lại (viết tại chiến khu 23/01/1948), Nguyễn Huy Tƣởng muốn dành tặng tác phẩm cho những chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô với niềm khâm phục, ngợi ca. Đây nhƣ là một tín hiệu, một khúc dạo đầu báo hiệu, định hình cho ngƣời đọc những xúc cảm cần thiết khi tiếp cận tác phẩm. Khép lại ba hồi là lời tâm sự chân thành của tác giả nói về quá trình soạn kịch: “Tác giả cũng không có ý định dựng hẳn cuộc chiến đấu lớn lao của Liên khu I. Tác giả tự thấy không làm nổi công việc ấy”. Nhƣ vậy, “những lời trữ tình ngoại đề”không xuất hiện đan xen trong những lời thoại của nhân vật mà nằm trong lời chỉ dẫn của tác giả.

Khi nghiên cứu, tì hiểu kịch Nguyễn Huy Tƣởng, nhiều nhà phê bình đã viện vào lời đề tựa để phán xét nội dung tác phẩm, đồng thời quy kết thế giới quan và quan điểm sáng tác của nhà văn. Trƣờng hợp lời đề tựa vở Vũ Như Tô

là một ví dụ. Theo lời kể của Nguyễn Huy Thắng : “ Ngày 8/6/1942 khi chép lại xong tập bản thảo, Nguyễn Huy Tưởng đã tự tay đánh máy lời đề tựa, đánh đủ cả dấu, điều mà ông chỉ làm với những văn bản đặc biệt. Lời đề tựa không được công bố khi Vũ Như Tô đăng trên Tri Tân mà ông đã cắt dán lời đề tựa vào

trang đầu của một bản in Vũ Như Tô đặc biệt dành riêng cho tác giả. Cho tới năm 1963 khi Nhà xuất bản Văn học làm tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, lời đề tựa này mới được công bố rộng rãi. Nó được xem là chìa khóa quan trọng để hiểu được đúng tác phẩm, hiểu và thông cảm với khát vọng sáng tạo thật đáng trân trọng của nhà văn”5

.

Lời đề tựa khá ngắn gọn, có hơi hƣớng nhƣ một bài thơ:

Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải?

Đài cửu trùng không thành nên mừng hay nên tiếc? Tháp người Hời nguyên là giống Angkor!

Mải vật lộn quên cả đài cao mộng lớn, công ông cha hay là nỗi thiệt thòi? Ôi khô khan! Ôi gay gắt! Nhưng đừng vội tủi. Sức sống tràn từ ải Bắc đến đồng Nam

Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm ./.

Ngày 8, tháng VI, năm 1942

Xuất phát từ lời đề tựa và những vấn đề phức tạp đặt ra trong vở kịch, Như Tô nhận đƣợc mối quan tâm thu hút của giới nghiên cứu, lí luận phê bình. “Đề tựa chứa đựng biết bao ý tưởng thâm trầm, xót xa gây nhức nhối suốt trên nửa thế kỉ nay. Mộng lớn tan tành, kẻ sĩ, bệnh Đan Thiềm và ta chẳng biết giống như một dấu hỏi lớn treo lơ lửng trên đầu nhân loại” (Đỗ Đức Hiểu). Nhà văn viết “Ta chẳng biết” nhƣng ông đã xây dựng đƣợc một Vũ Nhƣ Tô cao đẹp lộng lẫy, nghệ sĩ và kẻ sĩ với khát vọng mênh mông về cái đẹp, dân tộc và nhân loại, một Cửu trùng đài “tòa đài cao cả, kỳ công muôn thuở” và một Đan Thiềm linh hồn mờ ảo của cả Vũ Nhƣ Tô và Cửu trùng đài hay một giấc mơ đẹp, một cái linh thiêng của nghệ thuật. Tất cả tập trung ở tiếng kêu “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu trùng đài!”. Hai lần Nguyễn Huy Tƣởng hỏi: Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải. Đó là bi kịch thứ hai của kịch Vũ Nhƣ Tô, bi kịch trong tâm hồn ngƣời trí thức Nguyễn Huy Tƣởng và trong lòng ngƣời đọc, ngƣời xem kịch. Bi kịch Vũ Nhƣ Tô đụng chạm đến nhiều vấn đề lớn không dễ dàng phân định. Lời đề tựa nhƣ càng làm cho hình tƣợng nhân vật thêm đa nghĩa, nhiều chiều. Nguyễn Huy Tƣởng viết “Ta chẳng biết” nhƣng thực sự ông lại biết rất rõ ràng rằng: mỗi tác phẩm là một thực thể sống động, nhà văn khi đặt dấu chấm hết để khép lại tác phẩm thì cũng ngay lập tức trở thành ngƣời độc giả khó tính, nghiêm khắc. Trong sáng tạo có những hình tƣợng, câu chuyện diễn biến theo quy luật khách quan, vƣợt xa ý đồ sáng tạo

ban đầu. Phải chăng Nguyễn Huy Tƣởng muốn để cho bạn đọc và thời đại phán xét Nhƣ Tô, và ở góc nhìn nào ngƣời đọc cũng có sự đồng cảm nhất định với Vũ, Đan Thiềm và Nguyễn Huy Tƣởng.

Trong kịch, nhà văn nói bằng tiếng nói nhân vật, vì thế ngôn ngữ tác giả sẽ biểu hiện rõ nhất trong lời thoại của nhân vật chính. Lời thoại của nhân vật chính sẽ làm nên phong cách ngôn ngữ kịch Nguyễn Huy Tƣởng. Nếu kịch của Lƣu Quang Vũ đậm chất dân gian, triết lí, kịch Nguyễn Đình Thi mang màu sắc suy tƣởng, triết luận thì kịch Nguyễn Huy Tƣởng là kịch lịch sử, hiện thực mang âm hƣởng anh hùng ca, ngôn ngữ ngồn ngộn những sự kiện hƣớng tới phản ánh những điều lớn lao, cao cả.

Tiếp sau lời đề tựa là những chỉ dẫn cụ thể của tác giả về không - thời gian, cách bài trí phông nền, bối cảnh trƣớc mỗi lớp, mỗi cảnh, kích thích trí tƣởng tƣợng của ngƣời đọc. Đó là những khoảng trống, những lỗ hổng phía sau những hành dộng và lời thoại hiển ngôn của nhân vật. Anna Ubersfeld trong “Đọc kịch” (Le Théâtre I) nhận định: “Các văn bản nghệ thuật đều có những khoảng trống, văn bản kịch ngoài những khoảng trống (vides) còn có những lỗ hổng (truos) hiểu là nhiều chi tiết, sự kiện không được viết trong kịch bản, mà người đọc phải tưởng tượng, bù đắp bổ sung để lấp những khoảng trống, những lỗ hổng ấy” [6; 15].

Trong kịch hiếm khi nhà văn miêu tả ngoại hình nhân vật hay nhân vật ra sân khấu nhƣ thế nào…ngƣời đọc cần phải phát huy trí tƣởng tƣợng, dựa vào ngôn ngữ, hành động và những lời chỉ dẫn của tác giả.

Ví nhƣ ở lớp 1, hồi I, kịch Vũ Như Tô, qua những lời chỉ dẫn:

Một cung cấm của vua Lê

Lê Tương Dực - Cung nữ - Kim Phượng (ăn mặc diêm dúa)

Ngƣời đọc cũng có những hình dung nhất định về quang cảnh nơi diễn ra sự kiện Vũ Nhƣ Tô bị bắt giải về kinh cũng nhƣ đời sống của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ.

Ngôn ngữ kịch mang tính hành động nên những lời thoại diễn tả xúc cảm (mừng vui, buồn bã, hờn giận) hay miêu tả hành động, sắc thái tâm trạng nhân vật rất cần đến những lời phụ chú, bổ sung của tác giả. Lời phụ chú ấy giúp diễn viên diễn tả đúng hành động và tâm lí nhân vật, và ngƣời đọc cũng có những hình dung cụ thể về ngoại hình, hành động và tâm lí nhân vật trong những cảnh, đoạn khác nhau. Nếu không có những lời chỉ dẫn, kịch bản sẽ khô khan mất đi tính sinh động vốn có. Chẳng hạn trong lớp 3, hồi III kịch Bắc Sơn, nếu không có những lời chỉ dẫn của nhà văn (chữ nhỏ in nghiêng) thì ngƣời đọc khó có thể hình dung nổi tâm trạng và ngữ cảnh mà các nhân vật giao tiếp:

Ông cụ Phươngđịnh rút súng: - Ai?

Thơmrú lên: - Chú!

Bà cụ Phương: - Ông nó…chạy ra đón

Ông cụ Phương: xăm xăm lại, trố mắt nói một cách lạnh lùng và rùng rợn: - Mẹ con mày đứng đây làm gì?

Thơm: - Thƣa chú.

Ông cụ Phương gạt Thơm cho nàg ngã xuống, khiến cho Thơm thốt lên, và kéo bà cụ lại, nghiến răng, run run, tiếng nói như dưới mồ vọng lên: - Bà đã biết tội bà chƣa?

Bà cụ Phương: - Sao ông lại hỏi thế?

Ông cụ Phương: - Vì bà hết cả! Thôi thế là hết! Không còn vợ chồng gì nữa!

dằn một cách hàn học từng tiếngKhông còn vợ chồng gì nữa! kiên quyết rút súng ra chĩa vào ngực bà cụ

Bà cụ Phươngrú lên luống cuống: - Ông ơi!

Thơm: - Chú…nàng xô lại, chíu đầu vào chân ông cụ, khiến ông cụ loạng choạng suýt ngã. Phát súng cũng vừa nổ, nhưng chệch ra. Khẩu súng rơi xuống đát. Có tiếng chó sủa râm ran ở xung quanh.

Ở những đọan đối thoại kịch tính, nhà văn đã đƣa vào những lời miêu tả hành động và trạng thái tâm lí nhân vật, làm cho các hành động cụ thể hơn. Kịch bản đƣợc viết cho diễn viên trình diễn, ngƣời xem ngoài việc nghe còn đƣợc nhìn, nên ngôn ngữ hình thể (những biểu hiện tâm trạng qua nét mặt, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại ngầm) cũng đóng vai trò quan trọng. Diễn viên muốn diễn thành công cần phải đặc biệt quan tâm đến những lời chỉ dẫn của tác giả để nhập

vai một cách có hồn, diễn một cách chân thực. “Trong trình diễn, nghệ sĩ diễn xuất có vị trí và không gian quan trọng bậc nhất trên sân khấu, đó là người hành động: diễn viên nói năng, và với cơ thể của mình di chuyển dáng điệu hình hài, nó biểu hiện không gian bên trong nghệ sĩ, tức những tầng lớp cảm xúc, suy tư, ý thức và vô thức của nghệ sĩ. Tiếng nói của diễn viên là tiếng nói của tác giả kịch bản, của đạo diễn, của bản thân nghệ sĩ diễn xuất với biết bao tâm sự riêng tư, tài năng của mình” [6; 23].

Đọc kịch bản, ngƣời đọc thƣờng thƣờng nhận thấy hai lời thoại: một của nhân vật và một của nhà văn. Có lẽ khi viết kịch bản nhà văn nhƣ đang hình dung trƣớc mắt mình những cảnh lớn, cảnh nhỏ, những con ngƣời cụ thể đang va chạm, tiếp xúc để tìm những biểu hiện tâm lí phù hợp với quy luật, với hành động của nhân vật và hiện thực cuộc sống. Việc đƣa những lời chỉ dẫn một cách chi tiết cụ thể trong Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Những người ở lại cho thấy sự tỉ mỉ, cẩn trọng của nhà văn đối với các tác phẩm của mình.

Khảo sát ngôn ngữ tác giả kịch bản, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Huy Tƣởng không chêm xen ngôn ngữ một cách tùy tiện làm rối hành động kịch mà chỉ ở những đoạn cao trào, khi nhân vật rơi vào tình thế bi kịch, lƣỡng nan, nhà văn mới đƣa vào những chỉ dẫn cần thiết, chủ yếu là những từ ngữ miêu tả. Còn ngôn ngữ nhân vật mặc dù cũng do nhà văn sáng tác nhƣng để hình tƣợng đƣợc khách quan, ngôn ngữ nhân vật đƣợc gắn với những con ngƣời cụ thể, nhà văn đứng đằng sau nhƣ vị tổng chỉ huy.

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)