Thế giới nhân vật trong kịch Nguyễn Huy Tƣởng khá đa dạng, bao gồm nhiều tầng lớp, con ngƣời khác nhau trong xã hội. Bị chi phối bởi đề tài và quan điểm sáng tác, nhân vật kịch cũng mang dấu ấn của con ngƣời lịch sử. Họ đƣợc đặt trong những bối cảnh không, thời gian văn hóa khác nhau trên chặng đƣờng tiến triển của lịch sử, nên đòi hỏi nhà viết kịch phải có sự am hiểu tƣờng tận về phong tục, trang phục, ngôn ngữ và những nét văn hóa đặc thù của từng giai đoạn để không phá vỡ xúc cảm thẩm mĩ của độc giả. Mặt khác, trong quy luật sáng tạo văn chƣơng nói chung và kịch nói riêng, nhân vật phải mang tính điển hình, tiêu biểu, đại diện cho một lớp ngƣời, nói đƣợc tiếng nói của giai cấp mình. Nguyễn Huy Tƣởng đã xây dựng thành công những nhân vật có cá tính, phẩm chất rõ ràng, không bị pha lẫn, mờ nhòe với các tác phẩm cùng thời. Tìm hiểu kịch Nguyễn Huy Tƣởng trƣớc và sau cách mạng, thật khó để nhóm họp một cách cụ thể, rạch ròi các nhân vật vào một tiêu chí, bình diện nhƣ cách phân
loại của các sách lí luận, nhất là vở Những người ở lại, Bắc Sơn, Cột đồng Mã Viện, vai trò, vị trí của một số nhân vật có tác động tƣơng đƣơng đối với sự phát triển của cốt truyện cũng nhƣ những ảnh hƣởng của họ đối với đời sống xã hội. Nhƣng không phải vì lí do đó mà các nhân vật bị trộn lẫn. Nghiên cứu kịch bản và trình diễn, hình tƣợng nhân vật kịch Nguyễn Huy Tƣởng có những nét riêng độc đáo mà ngƣời đọc, ngƣời xem có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống. Trong công trình này, chúng tôi mạnh dạn phân loại nhân vật kịch Nguyễn Huy Tƣởng theo tiêu chí: vai trò và tác động của nhân vật trong việc làm nảy sinh tình huống, mâu thuẫn, xung đột và diễn biến của vở. Đồng thời cũng xét đến nguồn gốc, địa vị xã hội và những lời thoại của nhân vật đại diện cho tƣ tƣởng, quan điểm của một tầng lớp ngƣời trong xã hội. Với hƣớng đi đó, chúng tôi thấy nổi bật lên những kiểu hình tƣợng nhân vật sau: