Hình tượng những con người mớ

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 43 - 51)

Hình tƣợng những con ngƣời mới trong kịch là một sáng tạo của nhà văn. Đó là những con ngƣời đại diện cho sức mạnh cộng đồng, cho ý chí, niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa sẽ chiến thắng gian tà. Từ những nhân vật này toát ra khát vọng về tƣơng lai, về một xã hội công bằng với những cống hiến, sáng tạo, lớn lao của họ cho non sông, đất nƣớc. Họ đến với cách mạng và kháng chiến từ những thành phần giai cấp khác nhau: nông dân, trí thức tiểu tƣ sản, dân tộc thiểu số….Ở họ có sự hội tụ của tinh thần đồng chí, lòng quyết tâm, sẵn sàng xả thân, hy sinh cho tổ quốc. Nếu nhƣ trong các vở kịch trƣớc cách mạng, vai trò của quần chúng còn mờ nhạt, thì đến những vở kịch sau cách mạng, hình ảnh quần chúng nhân dân từ miền ngƣợc đến miền xuôi đều đƣợc tô đậm rõ nét. Chính những nhân vật xuất thân từ tầng lớp lao khổ đã mang lại cho không khí kịch một luồng gió, một sức sống mới, đƣa vở kịch gần gũi hơn với cuộc sống và chân lí nghệ thuật.

Trong Cột đồng Mã Viện, Vũ Như Tô, hình ảnh quần chúng chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng lớn trong lòng bạn đọc. Họ chỉ thấp thoáng xuất hiện trong vai trò dẫn dắt cốt truyện. Mẹ Hùng Chị, mụ bán hàng, mụ lấy khách, ông lão, đôi tình nhân (Cột đồng Mã Viện ) không thể đại diện cho đông đảo quần chúng nhân dân, mà vai trò, số phận lịch sử đƣợc đặt trên vai những cá nhân đơn lẻ (Hùng Chi,

Khúc Việt). Nói nhƣ nhà nghiên cứu Tất Thắng “Cột đồng Mã Viện là vở kịch khá giản đơn, rõ ràng cả về nội dung lẫn nghệ thuật…kịch viết giản đơn cả về kết cấu và thật thà về dẫn dắt hành động và xung đột” [40; 22], chính vì khiếm khuyết đó mà hình ảnh nhân vật đại diện cho quần chúng nhân dân chƣa thực sự thuyết phục. Còn Vũ Như Tô, sau những lần chỉnh sửa, nhà văn đã có những điều chỉnh cần thiết, “Về quy mô, bản Hoa Lư (in sau) là một vở kịch 5 hồi bề thế so với bản Tri Tân chỉ có 3 hồi với khoảng phân nửa số trang. Về nhân vật, nếu như bản Tri Tân chỉ có hai nhân vật thợ có tên (Phạm Ất, Nguyễn Ba) thì bản Hoa Lư có đến năm nhân vật (Hai Quát và bốn ông phó). Nếu như bản Tri Tân có nhân vật Hoàng Hậu (mà ở bản Hoa Lư được bỏ đi) thì đến lượt mình, bản Hoa Lư có thêm các nhân vật quan Đông các đại học sĩ Nguyễn Vũ, thái tử Chiêm Thành và Thị Nhiên - vợ Vũ Như Tô”[21; 171` ]. Nhƣ vậy, ở bổ sung lần 2, Nguyễn Huy Tƣởng đƣa thêm một số nhân vật mới làm cho vở kịch thêm phong phú, chân thực. Sự xuất hiện của Hai Quát, Phó Bảo, Phó Cõi… đã kéo tác phẩm trở về với cuộc sống đời thƣờng. Đoạn đối thoại giữa Vũ Nhƣ Tô và Thị Nhiên có thể xem là đoạn hay, tiêu biểu, sinh động làm nổi bật con ngƣời công dân của Vũ, mở ra cho ngƣời đọc những nhận thức về cuộc sống nghèo khổ nhƣng bình dị, ấm áp với khát vọng sum họp của ngƣời dân lao động. Nhƣng trong Vũ Như Tô, vai trò của quần chúng không đƣợc lột tả theo đúng quy luật của xã hội “có áp bức, có đấu tranh” mà trái lại, hình ảnh của họ bị mờ nhòe trong đội ngũ của quân phản loạn, đốt phá Cửu trùng đài, với tính cách nông nổi, dễ bị kích động.

Đan Thiềm: - Ông đừng mơ mộng nữa. Dân chúng nông nổi, dễ sinh tàn ác. Họ không hiểu công việc của ông.

Nhìn chung ở giai đoạn sáng tác trƣớc cách mạng, do phạm vi đề tài và cảm hứng lãng mạn chi phối, Nguyễn Huy Tƣởng chƣa thực sự thấy đƣợc vai trò, sức mạnh của quần chúng, chỉ tới khi cách mạng tháng Tám nổ ra nhà văn mới có đƣợc những nhận thức mới về sức mạnh quật khởi của nhân dân lao động. Xuất phát từ hiện thực cuộc sống, nhà văn đã đƣa vào kịch của mình hình ảnh

những con ngƣời mới. Hình ảnh những con ngƣời mới là hình mẫu, thần tƣợng mà nhiều thanh niên, trí thức sau này cố gắng noi theo. Viết Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tƣởng đã xây dựng và khẳng định đƣợc con ngƣời mới xuất thân từ quần chúng cách mạng. Cuộc đụng độ với thực dân càng khảng định bản lĩnh, ý chí, kiên cƣờng của họ. Nhân vật quần chúng trong Bắc Sơn khá đông đảo: Ông cụ Phƣơng, Sáng, Thơm, Cửu, Thái… mỗi ngƣời đều có những nét cá tính khác nhau nhƣng đều gặp gỡ ở nguồn gốc xuất thân từ giai cấp nghèo khổ, trung thành, lăn xả vào cuộc kháng chiến. Ông cụ Phƣơng, ngƣời chiến sĩ già trung thực, từng phải chịu đựng hơn 40 năm bị áp bức, bóc lột, “già ngoài 60 tuổi rồi mà còn phải đi phu hàng tháng, đã không có một đồng xu công nào mà còn bị nó đánh đập, chửi rủa”. Cách mạng đến, Cụ Phƣơng hăng hái tham gia bằng những việc làm dũng cảm: nuôi giấu cán bộ, chỉ đƣờng dẫn lối, trực tiếp giết giặc bằng những vũ khí thô sơ, tự chế. Ở nhân vật này, tinh thần yêu nƣớc nhƣ một sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi suy nghĩ, hành động. Cho đến giờ phút hấp hối vẫn nghĩ đến anh Thái, đến đồng chí, đến phong trào cách mạng bị khủng bố, tan vỡ. Nhân vật Sáng, một thanh niên yêu nƣớc, đầy nhiệt tình cách mạng là đại diện cho thế hệ những thanh niên yêu nƣớc thời đại mới. Sáng chiến đấu dũng cảm, vật nhau trên đỉnh núi với những tên Pháp dữ tợn, cao lớn, và anh đã giết đƣợc 10 tên địch. Cuối cùng, Sáng bị Pháp bắt, tra tấn và xử ngay trƣớc trƣờng Vũ Lăng. Còn bà cụ Phƣơng, Thơm, tuy lúc đầu còn sợ tiếng bom, tiếng súng, nhƣng khi nhận ra đƣợc ý nghĩa của khởi nghĩa thì cũng một lòng một dạ đi theo kháng chiến. Bà cụ Phƣơng là ngƣời bị áp bức, đày đọa trong chế độ cũ, bị những định kiến và lễ giáo ngàn năm của phong kiến ràng buộc. Xã hội cũ biến bà thành ngƣời tự ti, luôn nơm nớp lo sợ và chỉ biết phục tùng. Bà là hiện thân của tinh thần nhịn nhục, chịu đựng, suốt đời chỉ lo cho chồng con. Đối với thế lực thống trị, bà chỉ biết cúi đầu khiếp sợ. Cũng nhƣ những bà mẹ Việt Nam khác, bà cụ Phƣơng rất giàu lòng thƣơng ngƣời. Nhƣng cái lòng thƣơng ngƣời của bà rất yếu ớt, đôi khi mù quáng. Bà thƣơng con rể và vận động du kich tha cho Ngọc, việc làm đó mang lại kết quả tai hại không ngờ: Ngọc dẫn Tây về giết Sáng, giết cụ

Phƣơng, đốt nhà bà cháy trụi. Bà đau xót, bà hối hận. Những đau khổ chồng chất dần dần giúp bà nhận ra sự thật. Một đêm khuya sƣơng lạnh không chịu nổi sự dày vò, hối hận, bà đã ra đi. Bà đi đâu? Theo lời của Thơm có lẽ bà sẽ đi về phía cách mạng.

Thơm: - Hay mé thay con giúp các ông ấy. Mé thuộc đƣờng đấy. Mé giúp cho con đƣợc yên lòng.

Nhận định về nhân vật Bà cụ Phƣơng, GS. Hà Minh Đức viết: “Bà cụ Phương có những nét tiêu biểu cho một bà mẹ của chế độ nô lệ cũ trên con đường giác ngộ cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng đã để cho nhân vật này phát triển theo lôgíc nội tại của nó dưới sự tác động của hoàn cảnh. Anh đã thấy rất rõ vai trò quan trọng của hoàn cảnh đối với sự phát triển của nhân vật. Điểm này chứng tỏ bà cụ Phương là một nhân vật hiện thực” [8; 426]. Cũng nhƣ bà cụ Phƣơng, Thơm đến với cách mạng khi bộ mặt bán nƣớc của Ngọc ngày một bộc lộ. Trƣớc cái chết vô cùng đau đớn của em và cha, nỗi đau khổ của mé, trƣớc thái độ, hành động dũng cảm của Thái, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Vốn là cô gái có nhan sắc, ngây thơ, lãng mạn, thích có nhiều tiên và thích điểm trang, là vợ của Ngọc nhƣng Thơm vẫn giữ đƣợc phẩm chất tốt đẹp của một tâm hồn trong trắng, ấp ủ một lòng yêu nƣớc. Quá trình chuyển biến nhận thức của Thơm diễn ra nhanh chóng, giấu chồng đi tiếp tế lƣơng thực và báo tin tức của địch cho du kích cách mạng. Lần cuối cùng gặp Ngọc dẫn Tây lên khu căn cứ, Thơm đã tỏ rõ thái độ quyết liệt với tên Việt gian bán nƣớc. Mâu thuẫn lên đến cao độ, Ngọc đã bắn vợ và Thơm lả đi trên tay các đồng chí. Nhân vật Thơm đã để lại nhiều cảm tình và ấn tƣợng đẹp cho ngƣời đọc.

Những con ngƣời mới trong Bắc Sơn từ quần chúng mà ra, vì nhân dân chiến đấu. Ở họ không chỉ có lòng yêu nƣớc nồng nàn mà còn có tinh thần lạc quan cách mạng. Cách mạng nhƣ một cơn gió mạnh thổi đến, tác động mạnh mẽ vào gia đình bình lặng của họ và gây nên những chuyển biến kì diệu. Vì thế khi ông cụ Phƣơng, Sáng ngã xuống thì cũng là lúc Thơm, bà cụ Phƣơng bắt đầu đứng lên nối tiếp sự nghiệp của những ngƣời đi trƣớc. Hình tƣợng những con ngƣời kháng chiến gây cho nhà văn mối cảm tình lớn, có thể Nguyễn Huy

Tƣởng đã bắt gặp và chứng kiến những con ngƣời ấy trong những lần ông đi thực tế, tham gia cách mạng. Viết về họ, nhà văn thể hiện sự trân trọng, ngợi ca, ngƣỡng mộ. Họ là nạn nhân của chế độ hà khắc, đồng thời cũng là chủ nhân của lịch sử. Những suy nghĩ hồn nhiên, mới mẻ, trong sáng, những hành động mạnh mẽ, quyết liệt đạp lên đầu kẻ thù tạo nên vẻ đẹp hùng tráng của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. “Bắc Sơn là một bản hùng ca của nhân dân, của quần chúng cách

mạng” [8; 460], bản hùng ca ấy đƣợc thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia xƣớng lên trong niềm tin bất diệt vào chiến thắng cuối cùng của dân tộc. “Nguyễn Huy Tưởng đã ca ngợi những bản chất tốt đẹp của con người mới và lần đầu tiên trong kịch công khai đã khảng định vai trò của con người mới trong cuộc sống, trong cách mạng. Đây là những con người xuất thân từ quần chúng, bình thường, giản dị chứ không phải là những nhân vật được lí tưởng hóa và phóng đại như trong các phẩm lãng mạn trước năm 1945” [8; 468]. Sự đón nhận nhiệt liệt của công chúng khi Bắc Sơn đƣợc đƣa lên sân khấu cũng nhờ ở việc nhà văn xây dựng thành công những con ngƣời mới khiến ngƣời xem tin tƣởng vào tƣơng lai của kịch, của cách mạng.

Nếu gia đình cụ Phƣơng sống chết với Vũ Lăng với Bắc Sơn, bảo vệ bản làng, đánh đuổi thực dân đến hơi thở cuối cùng thì những thanh niên trí thức, những cảm tử quân của trung đoàn thủ đô nhƣ: Sơn, Kính, Quảng, Lan cũng bám từng con đƣờng, ngõ phố, bảo vệ vững chắc thủ đô yêu dấu. Trong lời đề tựa của vở kịch, nhà văn nói rõ mối cảm kích, khâm phục, yêu quí của ông đối với những chiến sĩ của trung đoàn thủ đô: “Những chiến sĩ trung đoàn thủ đô, những nhà trí thức đã nêu cao tinh thần bất khuất của giới văn hóa Việt Nam không chịu cộng tác với giặc. Những đồng bào Hà Nội đang rên xiết dưới gót giày của quân cướp nước. Những anh chị em hăng hái tranh đấu trong bóng tối để duy trì tinh thần kháng chiến của thủ đô. Chung một niềm tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Tôi tặng vở kịch này”[27; 228]. Với ba hồi kịch, nhà văn đã tái hiện và khắc họa rõ chân dung, tính cách nhân vật. Hình ảnh Sơn, Kính, Quảng, Lan mang đậm nét văn hóa ngƣời Hà Nội. Họ vốn là những học

sinh, sinh viên vừa mới từ bỏ giảng đƣờng, tạm xếp bút nghiên để hòa vào dòng thác của cách mạng ( Kính, Quảng, Lan), là chàng công nhân bình thƣờng đƣợc giác ngộ lí tƣởng cách mạng với nhiệt tâm và lòng say mê của tuổi trẻ (Sơn). Hình ảnh họ rất quen thuộc, vừa lãng mạn, hào hoa, vừa cứng cỏi, gan dạ, trung thành. Lời đối thoại của Lan và Kính bộc lộ niềm vui và sự hồn nhiên tuổi học trò.

Kính: - Chị có nhớ lớp học không, chị Lan?

Lanxa xăm: Nhớ lắm chứ.

Kính: - Ba năm lăng nhăng mới lại đƣợc đi học. Nhà trƣờng nhƣ thiên đƣờng, thầy giáo nhƣ anh cả. Thảo luận chính trị, học tiếng Việt Nam…. mới đƣợc một tháng chị Lan nhỉ. Nhớ buổi vào học ở phố Hàng Đẫy quá, bao giờ đƣợc trở lại những ngày ấy? cảm động. Có thể có nữa không?

Lannhòa lệ: - Có chứ. Phan Chu trinh, cái tên yêu thế. [27; 232]

Mỗi nhân vật mỗi số phận, với hoàn cảnh xuất thân khác nhau, có những nỗi niềm không dễ sẻ chia. Vậy mà khi đứng trong chiến hào, họ lại khá nhanh nhạy, hòa đồng, tìm thấy ở nhau lòng căm thù giặc, tinh thần đoàn kết, quyết tâm. Ở những ngƣời lính trẻ, trái tim họ không chỉ ngùn ngụt lòng căm thù mà giữa cái ngổn ngang, bề bộn kháng chiến, họ vẫn có những rung động sâu sắc về tình bạn, tình yêu, vẫn hát vang lên những bài ca du dƣơng, trầm bổng:

Quảng: - Hôn nhân có hại gì cho kháng chiến? Đám cƣới của chúng ta sẽ làm cho không khí trong này tƣơi thêm, và đấy mới là cuộc đời, mà cuộc đời là nguồn tranh đấu.

Quảng: - Kháng chiến có ngăn cấm tình yêu đâu? Chung quanh ta, họ cũng đang yêu, đang tìm yêu. Trong giao thông hào, trong đêm đi tập kích, trong một căn phòng có đủ lệ bộ của một của phòng cƣới mà ngƣời ta chƣa kịp cƣới nghĩa là chỗ nào cũng có ngƣời yêu nhau đi tìm hay đi tìm để yêu nhau. [27; 275].

Ở nhân vật Kính, chất hào hoa, lãng tử, mơ mộng luôn kết hợp với lòng yêu nƣớc nồng nàn cháy bỏng gợi lên vẻ đẹp khỏe khoắn, đáng yêu của ngƣời Hà Nội.

Sơn: - Sự thật thì tôi chẳng thấy Hà Nội mấy khi tƣơi thắm.

Kính nƣớc mắt gàn giụa: Tƣơi thắm lắm anh ạ. Nhớ quá. Chắc là Hà Nội đang bố trí các nhà để đốt nhƣ chúng ta hát đấy anh ạ. Ai không yêu Hà Nội đƣợc hở anh?

Kính: - Hà Nội không chết. Hà Nội chỉ là đang lột xác để đẹp thêm, trẻ thêm, mới thêm. Hà Nội vẫn vậy. Trai Hà Nội vây lắm chứ. Toàn một tụi lơ mơ, vớ vẩn đánh nhau với quân Leclerc, với Đức quốc xã, với máy bay, với thiếp giáp. Vây lắm chứ. [27; 316].

Nặng tình với gia đình nhƣng Kính vẫn quyết chí tình nguyện hòa mình vào không khí của Hà Nội kháng chiến, không sợ nguy nan. Với Lan, ngƣời con gái Hà Nội từng đƣợc sống trong êm ấm, nhƣng trƣớc sự sống còn của thủ đô, cô đã ghi tên vào đội quân cảm tử, băng mình qua chiến địa. Ở chị luôn toát lên vẻ đẹp thanh lịch, khỏe khoắn, đáng yêu:

Kính: - Ồ, bây giờ mình mới biết nhƣ thế nào là đạn ba - dô - ca. Ghê thật. Nó bắn xuyên bốn bức tƣờng xi măng cốt sắt, nhà đổ ầm ầm. Thế mà Lan cứ thoăn thoắt đi từ phố này sang phố khác, lôi anh này, cáng anh kia ra khỏi đống gạch, có lúc còn cõng nữa. Tóc Lan đẹp nhƣ thế mà trắng nhƣ tóc bà già. Lan không sợ Đức” [27; 318].

Hình ảnh Lan nhƣ bông hoa đẹp giữa thủ đô nhòa lệ. Nổi bật lên trong số những anh hùng, những con ngƣời kiên trung của thủ đô là Sơn - ngƣời công nhân ý thức rõ về giai cấp, sức mạnh của quần chúng.

Sơn: - Con chỉ thấy rõ rệt rằng tất cả những công việc lớn chỉ nói riêng trong nƣớc ta thôi, từ việc lật đổ ách nô lệ đến việc tranh đấu ngày nay để kiến thiết một xã hội mới, nói chung đều do những ngƣời xuất thân trong đám cần lao. Con sung sƣớng đƣợc đứng trong giai cấp ấy [27; 281].

Là con trai của bác sĩ Thành, nhƣng bác sĩ đã bỏ rơi mẹ con Sơn để đi theo Ngọc Cẩm. Sơn đã nếm trải những khổ đau, đƣợc cuộc đời tôi luyện, anh đã trở thành nhân vật chủ chốt trong việc vận động, tuyên truyền thanh niên, trí thức, vạch kế hoạch cho công cuộc tác chiến kẻ thù. Lời nói của Sơn mang tính quyết

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 43 - 51)