Cảm hứng và khuynh hướng tư tưởng chủ đạo.

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 51 - 54)

Nếu lấy cách mạng tháng Tám làm mốc phân cách hai giai đoạn sáng tác kịch của Nguyễn Huy Tƣởng, ta thấy tƣ tƣởng, quan điểm sáng tác của ông có nhiều chuyển biến tích cực. Bám sát vào đề tài lịch sử, Nguyễn Huy Tƣởng học đƣợc từ cha ông nhiều điều quý giá, ý thức rõ về thiên chức của nghệ sĩ với cuộc

đời. Hai vở kịch Vũ Như TôCột đồng Mã Viện mang đậm cảm hứng lãng mạn. Chất lãng mạn, bay bổng thể hiện trong việc xây dựng hình tƣợng nhân vật hƣớng tới những điều lớn lao, kì vĩ, vƣợt lên trên hiện thực tầm thƣờng. Qua tác phẩm, ngƣời đọc hiểu sâu hơn hiện thực nƣớc nhà, cảm thông với nỗi đau của cha ông, bồi đắp củng cố thêm cho bản thân những tình cảm nhân văn, tốt đẹp. Những tác phẩm đầu tay là những tác phẩm thử nghiệm trong hành trình đến với kịch, nên những ảnh hƣởng của phong trào thơ Mới, văn xuôi lãng mạn, những vần thơ khởi đầu mà ông có ý định sẽ làm tuyển tập mang tên Nhất điểm linh đài đã tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn xuôi, mang lại cho những trang kịch chất trữ tình sâu sắc. Vì lẽ đó mà khi đọc Vũ Như Tô, ngƣời đọc thấy kịch bản mang hơi hƣớng của một tác phẩm văn học hơn là một kịch bản sân khấu thông thƣờng. Hình tƣợng nhân vật chính đƣợc xây dựng với bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn, bay bổng, kì vĩ. Đó là hình ảnh ngƣời nghệ sĩ với vẻ đẹp bi tráng. Điều đặc biệt trong kết thúc của hai vở kịch trƣớc cách mạng, nhân vật chính đều có kết cục bi thảm: kẻ bị lƣu đày xứ ngƣời (Hùng Chi) với hình phạt tra tấn dã man; ngƣời bị lôi ra pháp trƣờng xử chém khi khát vọng lớn lao chƣa thành…nhƣng ngƣời đọc vẫn thấy ánh lên từ họ nguồn sáng của niềm tin, hi vọng vào tƣơng lai phía trƣớc. Vũ Nhƣ Tô bị xử tử nhƣng mộng lớn của ông vẫn đƣợc ngƣời đời trân trọng, ngợi ca. Hùng Chi, Khúc Việt tuy bị kéo lê sau vó ngựa kẻ thù, nhạt nhòa trong nƣớc mắt ngƣời thân, nhƣng ý chí, hành động yêu nƣớc căm thù giặc của họ vẫn là một bài ca vang vọng tới mãi mai sau. Khép lại những dòng cuối của vở Cột đồng Mã Viện, ngƣời đọc tin vào sự hòa hiếu dân tộc, vào tình hữu nghị Việt - Trung mà hình ảnh của Vƣơng Độ sẽ là cầu nối để cho những con ngƣời nhƣ Hùng Chi, Khúc Việt và ngƣời dân của hai nƣớc không phải đổ máu, không còn oán thù.

Ngay từ ý tƣởng xây dựng cốt truyện, hành động kịch, chiều sâu tƣ tƣởng của tác phẩm không bó hẹp lại ở một vấn đề nhỏ mà luôn gợi mở những vấn đề có ý nghĩa lớn lao, gợi cho độc giả những liên tƣởng, suy ngẫm riêng. Đài Cửu trùng bị thiêu hủy, nhƣng quy mô hoành tráng từ thiết kế đến nền móng đang

thi công dang dở đều tạo những cảm giác xốn xang trong lòng ngƣời. Cửu trùng đài là giấc mộng cả đời Vũ Nhƣ Tô, nó đƣợc hun đúc từ tâm huyết, trí tuệ của con ngƣời nặng tình với non sông. Nói đến Vũ Nhƣ Tô là nói đến Cửu trùng đài, hai hình ảnh này luôn quyện chặt vào nhau, cả hai đều lớn lao đẹp đẽ, gợi xúc cảm thẩm mĩ mạnh mẽ cho ngƣời đọc.

Ở Vũ Nhƣ Tô và Nguyễn Huy Tƣởng có sự đồng điệu, cảm thông, bởi kẻ sĩ thời nào cũng có những nỗi niềm riêng, (Chữ tài chữ mệnh khéo là ghé nhau // Tài tình chi lắm cho trời đất ghen -Truyện Kiều). Nguyễn Huy Tƣởng đến với văn chƣơng bằng niềm đam mê và sứ mệnh thiêng liêng: Viết văn là bổn phận của người yêu nước. Vì sự đồng cảm đó mà khi xây dựng hình ảnh Vũ Nhƣ Tô, Nguyễn Huy Tƣởng đã dành những lời văn khi mƣợt mà, da diết, lúc sôi nổi, cuộn trào để diễn tả những cung bậc tình cảm của kiến trúc sƣ họ Vũ. Ta bắt gặp những đoạn độc thoại rất mơ mộng:

Vũ Như Tô: - …Ta quyết không chùn một bƣớc mơ mộng Đài Cửu trùng cao vòi vọi, muôn phần tráng lệ! Đài Cửu trùng….Lại còn việc Đan Thiềm, thiên hạ hiểu sao đƣợc lòng ta. Lòng họ hẹp, chí họ thấp. Đối với Đan Thiềm ta chỉ có tình tri kỉ! Miệng lƣỡi thế gian!Giữa chốn nhơ nhớp, Đan Thiền trong sạch nhƣ một viên ngọc quý, trí bà sáng nhƣ vầng nhật nguyệt” [27; 71].

Lại có những đoạn mạnh mẽ, dứt khoát.

Vũ Như Tô: - Giết thì cứ giết. Xin đừng nghi oan.

Kịch của Nguyễn Huy Tƣởng là kịch lịch sử mang âm hƣởng bi tráng. Chất trữ tình thể hiện rõ trong lời thoại của nhân vật (điều này ở chƣơng sau chúng tôi sẽ đề cập chi tiết). Là nghệ sĩ có khát vọng sáng tạo, lời thoại của nhân vật bay bổng, có tầng sâu triết lí. Bên cạnh Vũ Nhƣ Tô là Đan Thiềm, ngƣời say mê, quý trọng và biết tiếc cái tài, hiểu đƣợc tâm tƣ, tấm lòng của ngƣời tri kỉ. Lời khuyên của Đan Thiềm có tác động lớn tới nhận thức và hành động của Vũ Nhƣ Tô, lời nói ấy phát ra từ trái tim từng chịu nhiều khổ đau, thƣơng tiếc cho ngƣời tài, hổ thẹn vì đất nƣớc ngàn năm chƣa có công trình nghệ thuật kiến trúc nào sánh ngang với phƣơng Bắc. Lời của Đan Thiềm nhƣ ngọn gió du dƣơng, mát

lành làm say mê tâm hồn kẻ sĩ. Đan Thiềm và Vũ Nhƣ Tô là một cặp trời sinh tƣợng trƣng cho những gì đẹp đẽ, cho lòng say mê, quý trọng tài - tình. Bao trùm lên hai vở kịch trƣơc cách mạng là cảm hứng lãng mạn trên nền tảng của hiện thực xã hội. Trong những trang nhật kí, Nguyễn Huy Tƣởng đã có lần nói lên những mong ƣớc cao xa: “Tôi toàn mơ mộng những cái lớn, anh hùng ca, kịch liên hồi, tiểu thuyết tràng giang đại hải”, và những mơ mộng ấy sẽ là bệ phóng để những tác phẩm cất cánh bay tới cuộc đời thực. Nhận xét về chất lãng mạn trong kịch Nguyễn Huy Tƣởng, GS. Hà Minh Đức nhận định: “Nhiều nhân vật được tô điểm mang cốt cách lãng mạn như Vũ Như Tô, Đan Thiềm, tác giả thi vị hóa tình yêu của những đôi trai tài gái sắc, tác giả thêu dệt những cảnh tinh thần thơ mộng của xã hội cũ. Tất cả những yếu tố của thi pháp trên thuộc về đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn”3. Chất lãng mạn trong kịch Nguyễn Huy Tƣởng là lãng mạn tích cực, khảng định lí tƣởng yêu nƣớc, niềm tin yêu, trân trọng con ngƣời, gắn liền với truyền thống, tinh thần tốt đẹp của dân tộc. Viết về lịch sử quá khứ nhƣng nhà văn muốn phán ánh và nói lên tâm tƣ, tình cảm của mình trƣớc hiện thực cuộc sống. Âm vang của những bài học lịch sử, những nhân vật nổi bật của một thời tự bản thân nó đã đƣợc khoác lên ánh hào quang, gợi cảm xúc thiêng liêng khi ngƣời đọc, ngƣời xem có dịp trở về thời kỳ đau thƣơng mà huy hoàng của đất nƣớc.

Cách khai thác, tạo dựng mâu thuẫn kịch của Nguyễn Huy Tƣởng khá sinh động, hấp dẫn, đặt ra nhiều vấn đề lớn, phức tạp để tìm hƣớng giải quyết. Với hƣớng đi đó, kịch của ông vừa có chiều rộng, chiều sâu, vừa giàu chất hiện thực vừa có những ƣớc mơ, bay bổng.

Không chỉ ở những tác phẩm kịch mà ở tiểu thuyết những năm trƣớc cách mạng, yếu tố lãng mạn, thi cũng bao trùm, bàng bạc khắp tác phẩm, tạo sự lắng đọng, sâu sắc. Từ khi tiếp xúc với Đề cương văn hóa, tích cực đi theo cách

3

Một phần của tài liệu Đặc điểm kịch Nguyễn Huy Tưởng (Trang 51 - 54)