L ời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, Nxb Văn Học, H
3.3.1. Sự đan xen giữa không gian gia đình và không gian xã hội.
Viết về vai trò, tầm quan trọng của không gian nghệ thuật, cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học viết: “Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các loại hình nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm
thụ về không gian nên mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng..” [14; 161]. Đối chiếu với tác phẩm kịch, không gian nghệ thuật có những đặc trƣng khu biệt, “không gian của kịch bản bao gồm nhân vật, đồ đạc, bài trí và không gian ngoài sân khấu hay không gian tưởng tượng do đối thoại gợi nên” [6; 12]. Không gian hiện thực đƣợc tác giả chỉ rõ trong những lời chỉ dẫn trƣớc mỗi lớp, cảnh cùng cách bài trí đồ đạc, phông cảnh, giúp ngƣời đọc hình dung đƣợc nơi mà nhân vật thực hiện hành động. Tuy nhiên so với kịch cổ điển (duy nhất một địa điểm) kịch hiện đại có sự thay đổi luân phiên không gian trên cái nền lớn của không gian xã hội. Kịch Nguyễn Huy Tƣởng không bó hẹp trong một không gian nhất định mà có sự mở rộng nhiều chiều, khiến phạm vi bao quát đƣợc toàn diện, khái quát. Trong Vũ Như Tô, tác giả đã xây dựng đƣợc nhiều kiểu không gian nghệ thuật đặc sắc:
Thứ nhất là không gian cung đình với triều đại vua Lê Tƣơng Dực ở kinh thành Thăng Long, nơi có nhiều lễ nghi, phép tắc nghiêm ngặt, có cung nữ, Thái giám, Thứ phi, Quận công ngày đêm hầu hạ. Không gian này ẩn chứa nhiều hiểm họa, nơi khơi nguồn của những cuộc bạo loạn, bởi ngƣời đóng vai trò chi phối không gian là vị vua ăn chơi hƣởng lạc…Mở rộng ra không gian cung đình là không gian của Cửu trùng đài nguy nga tráng lệ. Ở lớp 9, hồi III, Nguyễn Huy Tƣởng tạo đƣợc một không gian kịch mang nhiều ý nghĩa với cảnh gặp gỡ giữa Đan Thiềm - Vũ Nhƣ Tô trên bệ cao của Cửu trùng đài đang xây dang dở. Về cấu trúc, của vở kịch, trong 5 hồi kịch thì 3 hồi diễn ra ở cung cấm của nhà vua:
Hồi I: Một cung cấm của vua Lê
Hồi II: Một cung điện mà vua dành riêng cho Vũ Như Tô ở
Hồi V: Một cung cấm.
hai hồi còn lại đặc tả những sự việc, tâm tƣ, suy nghĩ của Vũ Nhƣ Tô đối với Cửu trùng đài :
Hồi II: Phía trước sân khấu là một cái bể cao 4, 5 bậc. Bên trái xoài dọc từ bậc trên cùng xuống bậc dước là đuôi một con rồng. Giữa sân khấu là một khoảng rộng, phẳng, ngổn ngang vài khối đá to. Trong cùng là cảnh Hồ Tây
xanh biếc với cây cối um tùm. Có tiếng thợ ồn ào chung quanh. Thỉnh thoảng văng vẳng tiếng đàn sáo.
Hồi IV: Cũng cảnh ấy….những phiến đá đã dọn đi, xa xa là nửa một thứ khải hoàn môn (về phía con rồng) là bức tường đá ong thấp, trên có tượng một kị mã, mũ trụ áo giáp, đeo cung kiếm.
Không gian là trƣờng hành động của các nhân vật. Chọn lựa không gian cung đình là nơi nảy sinh những tình huống kịch, Nguyễn Huy Tƣởng nhấn mạnh đến những mối quan hệ trong bộ máy điều hành của nhà vua. Đài cửu trùng đẹp đẽ, kì vĩ nhƣng phía sau bức tƣờng thành là số phận hẩm hiu của biết bao ngƣời dân vô tội, vì phải làm việc kiệt sức, bị đánh đập, xử tử. Từ không gian này gợi cho ngƣời đọc cảm giác rợn ngợp, ám ảnh về những điều chẳng lành.
Trong lời thoại mang hình thức kể chuyện của nhân vật còn mở ra hình ảnh không gian ngoài sân khấu mà lời kể của Trung Mại về cái chết của vua và Hoàng Hậu khi bị đâm chết ở phƣờng Bích Câu thể hiện tính đa chiều của những không gian kịch.
Thứ hai là không gian đồng quê, gợi lên qua lời thoại của Thị Nhiên, lời kể của ngƣời thợ và Trịnh Duy Sản khi họ đề cập đến cuộc sống khốn cùng của ngƣời dân vô tội. Qua những lời thoại ngắn ngủi của Thị Nhiên, cuộc sống và bức tranh làng quê nghèo nhƣng yên bình, hạnh phúc đƣợc tái hiện rõ nét: “Mình thì quê mùa, chung quanh toàn những quan to, quan lớn, bà nọ, bà kia, ngƣời ta khinh nhƣ mẻ cả đấy, nhục nhã lắm rồi, mà ở cái nhà này thì tôi không ở đƣợc đâu. Cột rồng, cột phƣợng, sơn son thiếp vàng, nó cao cao, nó to to tôi thấy trống trễnh lắm, chán chết đi đƣợc. Ở nhà, nhà tranh vách đất sao mà ấm thế, ngủ ngon quá” (lời của Thị Nhiên lớp 1, hồi II). Đó là không gian mà ngƣời đọc có thể tƣởng tƣợng, nó hoàn toàn đối lập với cảnh xa hoa lỗng lẫy ở chốn kinh kì, thể hiện ƣớc mơ giản dị của ngƣời nông dân xƣa muốn có cuộc sống gia đình đầm ấm, sum vầy. Nhƣng vì Cửu trùng đài, vì tham vọng của vua khiến cho hai không gian, hai cuộc sống ấy nhƣ càng tách biệt, đối lập gay gắt. Trong
lời tƣờng thuật của Trịnh Duy Sản, không gian của những xác chết do mất mùa, lụt lội, đói kém hiện lên một cách cụ thể, tƣơng phản với cuộc sống vƣơng giả nơi triều đình: “Mƣời năm nay, không mấy năm không mất mùa, đói kém quá thể, có nơi cả làng phải đi ăn mày, đƣờng cái đầy xác chết. Tình cảnh nhƣ thế mà lại tăng sƣu thuế, họ đóng góp làm sao? Tôi đã thấy dân chúng ta thán nhiều, có nơi Tổng lí vào nhà ngƣời ta có bao nhiêu thóc gạo, ngô, khoai, gà qué, vải vóc, vàng bạc vơ vét sạch, viện lẽ là để cho thợ ăn, thợ mặc, xây cung vàng điện bạc” [27; 45]. “Trời đất ơi! dân đói không có ăn, vỡ nƣớc không có nhà, ruộng hoang không đem khẩn thế mà xây đài, xây tạ để thằng vua thêm phởn mỡ” (Lời của ngƣời Thợ, lớp 2, cảnh III). Dựng lên những khung cảnh đó, nhà văn muốn ngƣời nghệ sĩ phải có sự cân nhắc, tỉnh táo trƣớc những vấn đề lớn của thời đại để hƣớng ngòi bút phán ảnh những vấn đề thiết thực, thay đổi tình hình. Không gian đối lập tạo nên những xung đột, mâu thuẫn. Vũ Nhƣ Tô nhƣ đang đứng trƣớc ngã ba của dòng đời: nghệ thuật với cƣờng quyền; nghệ thuật với đời sống của nhân dân; nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?.
Việc tạo ra nhiều kiểu không gian trong tác phẩm khiến vở kịch không đơn điệu, nhân vật có khả năng bộc lộ tính cách. Nếu Cột đồng Mã Viện chỉ giới hạn ở một cảnh bài trí chung cho cả ba hồi: “Một cảnh núi non trùng điệp ở miền Quảng Tây, chỗ giáp giới xứ Giao Chỉ và Trung Quốc. Dựng trên một quả núi cao ở giữa là cột đồng có đề sáu chữ “Đồng trụ triết, Giao Chỉ tiệt”. Trước mặt có một con đường nhỏ, cong queo vắt từ núi này sang núi khác và biến vào những núi ở xa xa. Chân cột đồng đầy những mảnh sành và đá”, làm cho vở kịch có phần giản đơn, hành động và tâm lí nhân vật chƣa có chiều sâu, thì đến hai vở kịch cách mạng Bắc Sơn và Những người ở lại những hạn chế ấy đƣợc khắc phục. Ở hai kịch bản này có sự đan xen của hai kiểu không gian: không gian gia đình và không gian xã hội. Hai kiểu không gian này phản ánh quá trình chuyển biến, nhận thức của con ngƣời từ “chân trời của một người đến chân trời của tất cả, từ cái tôi nhỏ bé đến cái ta rộng lớn mênh mông”. Gia đình là tế bào của xã hội nhƣng không phải bất cứ một tổ ấm gia đình bình thƣờng
nào cũng có thể tập trung trong bản thân nó những mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt của xã hội một cách nổi bật, làm cơ sở hành động cho những tính cách điển hình. Vì thế đối với kịch gia, phải lựa chọn đƣợc những gia đình mang tính điển hình để phản ánh ( nghĩa là trong gia đình đó đang diễn ra những va chạm, xung khắc thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc đấu tranh giai cấp ngoài xã hội, lí giải đƣợc tiếng dội của những sự kiện của cuộc đấu tranh vào đáy sâu tâm tƣ, tình cảm, tƣ tƣởng của những cá nhân cụ thể). Viết Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tƣởng đã chọn đƣợc “chất liệu quý báu” là gia đình cụ Phƣơng. Trong gia đình cụ, mỗi thành viên mang một số phận khác nhau, có thái độ và con đƣờng đến với cách mạng (Bà cụ Phƣơng, Thơm) và phản lại cách mạng (Ngọc) không giống nhau. Nhận xét về quá trình đến với cách mạng của nhân vật Thơm (từ một ngƣời dân bình thƣờng, lúc đầu đứng ngoài những biến động dữ dội của sự phát triển xã hội đến lúc giác ngộ nhìn ra kẻ thù của gia đình và dân tộc, cô đã vùng lên chiến đấu và hy sinh anh dũng) nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành viết: “Lần đầu tiên trên sân khấu kịch nói nước ta có được sự kết hợp khá nhuần nhuyễn hoàn cảnh hẹp: số phận của các cá nhân trong một gia đình, với hoàn cảnh rộng, dòng thác sục sôi của lịch sử xã hội. Chính với những sự kết hợp này mà nhà viết kịch có thể bằng cách trình bày sự phân hóa triệt để không nửa vời của những con người trong cái gia đình đó trước tác động mãnh liệt của phong trào cách mạng đang dâng lên như sóng trào mà lại đồng thời phản ánh được từng bước vận động của cuộc khởi nghĩa một cách sinh động. Và người xem vừa có thể soi vào số phận của các cá nhân để nhận biết được sự vận động của xã hội, vừa có thể qua biến động xã hội nhìn thấy cảnh ngộ thăng trầm của những con người cụ thể” [25; 24].
Cũng nhƣ Bắc Sơn, Những người ở lại cũng tiếp tục đi vào lí giải mối quan hệ giữa bình diện xã hội và gia đình. Cơ sở của cốt truyện là gia đình bác sĩ Thành, một trí thức có tên tuổi nhƣng do chƣa nhận thức rõ về chính trị, cách mạng nên còn có những băn khoăn, không tin tƣởng vào hiện thực kháng chiến. Trƣớc những hành động quả cảm của những đứa con, của các chiến sĩ Trung
đoàn Thủ đô, ông đã có những chuyển biến tích cực, quyết tâm ở lại thủ đô, chiến đấu cho lý tƣởng, cho quê hƣơng đất nƣớc. Việc lựa chọn gia đình bác sĩ Thành - một gia đình tiêu biểu của Hà Nội những năm kháng chiến, nhà văn muốn đánh thức và soi chiếu vào những tƣ tƣởng còn dao động trong tầng lớp trí thức, mong họ nhận thức rõ về ta và địch, về sức mạnh của quần chúng. Cuộc cách mạng ùa vào tất cả các gia đình từ miền ngƣợc đến miền xuôi.
Trƣớc tiếng súng của bọn cƣớp nƣớc, không phải ngƣời dân nào cũng nhất tề đứng dậy tranh đấu, nhiều ngƣời do dự, ngập ngừng, trải qua quá trình “lột xác”, đấu tranh gay gắt với bản thân mới nhận ra chân lí cách mạng. Nguyễn Huy Tƣởng đã phản ánh đúng những phản ứng phức tạp ấy, thâu tóm trong những nhân vật điển hình. Không gian xã hội đƣợc định danh khá rõ, cụ thể ngay trong tên nhan đề của kịch: Bắc Sơn, gợi ra một vùng không gian rộng lớn, địa danh cách mạng, nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa vĩ đại của đồng bào miền núi chống lại ách đô hộ, thống trị của thực dân. Những từ ngữ chỉ núi rừng, khói mây xuất hiện khá nhiều trong các lời thoại, lời dẫn: “Ánh hồng ban sáng ngoài ngọn núi”, “Một khu rừng núi hiểm trở, ở trên hai châu Bắc Sơn (lạng Sơn) và Đình Cả (Thái Nguyên), căn cứ của bộ đội du kích (lời chỉ dẫn),
Cửu: - Khi thằng Nhật nó đánh Lạng Sơn, thằng Tây chạy, nó cứ qua châu Bắc Sơn ta để về Thái Nguyên.
Ông cụ Phương: - Dơi mấy chim ở các hang núi cũng phải bay ra cả vùng
Cửu: - Đồ mừng đến chật cả trƣờng Vũ Lăng.
Không gian không chỉ xuất hiện qua những câu từ chỉ địa danh mà các sự kiện dồn dập, không khí chuẩn bị kháng chiến, niềm vui sƣớng của đồng bào qua ngôn ngữ miêu tả, tƣờng thuật cũng góp phần tạo ra không gian nghệ thuật.
Cửu: - Dân nháo nhác chạy trốn, phải đem giấu thóc lúa vào các hang hốc. Nhiều nhà trốn cả vào vùng ta này. Ngƣời nào ngƣời ấy khóc lóc, trẻ con, ông già trông thì lại càng thƣơng.
Không khí sục sôi của cách mạng, kháng chiến bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, hòa vào trong các gia đình. Quan hệ giữa các cá nhân trong gia đình cụ
Phƣơng không tách rời với không gian cách mạng. Sự đan xen giữa hai kiểu không gian thể hiện sự đồng tâm nhất trí, đoàn kết trên dƣới một lòng giữa ý Đảng lòng dân. Đó là sức mạnh nội lực, là truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, những đồ đạc trong gai đình cụ Phƣơng cũng có tác dụng gợi lên không gian miền núi: một cái nhà sàn, tiếng lợn ủn ỉn dƣới sàn, tiếng nứa kêu rắc…Căn nhà này từng là nuôi giấu cán bộ, ở đó không bao giờ ngớt những lời nói hào sảng của Ông cụ Phƣơng, Sáng về cuộc biểu tình kháng chiến của nhân dân Bắc Sơn, về hình ảnh của giáo Thái….
Kiểu không gian lồng xếp, hô ứng, bổ sung tác động qua lại một cách hài hòa, khăng khít nói lên mối quan hệ giữa quần chúng và cách mạng. Nguyễn Huy Tƣởng ý thức rõ về sức mạnh của nhân dân, chính nhân dân làm nên những điều kì diệu.
Với những chiến sĩ cảm tử quân của Hà Nội thì “mỗi phố là một mặt trận, mỗi nhà là một pháo đài”. Hà Nội ngổn ngang vì những đập, những ụ, những giao thông hào, những căn nhà bị phá, rồi Hà Nội bừng cháy, không khí trận đánh sắp cận kề, mọi ngƣời nhộn nhịp, khẩn trƣơng tản cƣ và bàn kế hoạch tác chiến, nhƣng trong căn nhà của bác sĩ Thành vẫn đầy đủ tiện nghi, không khí im ắng nhƣ chƣa có gì xảy ra: “Phòng tiếp khách nhà bác sĩ Thành bàn ghế đều kiểu Tàu, giữa, trên một tấm thảm rộng, một bộ xa lông gụ lót gấm. Trên bàn một chiếc gạt tàn thuốc lá, sách báo. Tƣờng phía trái kê một đi - văng” . Không gian đó phản ánh lối sống và nếp nghĩ của bác sĩ Thành có phần thờ ơ, lãnh đạm với cuộc sống bên ngoài. Nhƣng kháng chiến đã phá vỡ vỏ bọc đó, chỉ ra cho bác sĩ Thành con đƣờng đi đúng đắn của một nhà trí thức trƣớc sự sống còn của thủ đô:
Bác sĩ Thành trầm ngâm: - Trƣớc đây, tôi nghĩ đóng vai học giả là xong. Rồi tôi tin tƣởng điều đình là đƣợc. Nhƣng bây giờ mới biết mình nhầm. Chân không muốn bƣớc ra ngoài. Tai không muốn nghe chuyện. Nó khinh mình quá. Tôi không ngờ nó dám đánh cả tôi.
Quảng: - Cái thái độ cứng cỏi của Thầy ngày bị bắt giam làm cho dân chúng phấn khởi lắm.
Bác sĩ Thành cười chua chát: - Nó có nghĩa lí gì so với những hy sinh của quốc dân. Cuộc tranh đấu của mình thật vĩ đại. [27; 352].
Không gian xã hội bao trùm không gian gia đình, một mình bác sĩ Thành với những suy nghĩ cực đoan không thể cự lại với sức mạnh của hiện thực kháng chiến mà hình ảnh của Sơn, Kính, Lan chính là biểu hiện hùng hồn của tinh thần, khí phách ngƣời Hà Nội trƣớc tiếng bom, tiếng súng và sự man rợ của thực dân.
Nguyễn Huy Tƣởng đã có sự bài trí không gian khéo léo để trên đó nhân vật bộc lộ đƣợc những diễn biến tâm lí, những xung đột kịch. Hai kiểu không gian gia đình và xã hội luôn đan xen, hòa quyện vào nhau, có khi hô ứng, có khi đối lập nhƣng đã phản ánh một cách chân thực hiện thực cách mạng anh hùng của dân tộc trong những năm tháng không thể nào quên.